Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non
Các hormone tăng trưởng chủ yếu được giải phóng sau khi bé đã đi vào giấc ngủ sâu. Do đó, giấc ngủ không những giúp bé phục hồi năng lượng của bộ não, mà còn là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển về thể chất (các nhân tố khác cũng có ảnh hưởng là: dinh dưỡng, vận động và trạng thái tinh thần).

Nắm bắt nhu cầu về giấc ngủ và đảm bảo mọi yếu tố cho bé có được giấc ngủ ngon chính là một bí quyết nuôi con khỏe mạnh, mau lớn.

Nhu cầu về giấc ngủ của bé trong độ tuổi 2-7
Trong độ tuổi 2-3, bé cần ngủ 12-14 tiếng mỗi ngày (khoảng 12 tiếng ban đêm và 1,5-3 tiếng buổi trưa). Lên 4 tuổi, bé ngủ ít hơn một chút: 11 tiếng về đêm và khoảng 3 tiếng vào ban ngày.


Trong độ tuổi mẫu giáo lớn đến năm đầu của tiểu học, bé cần ngủ từ 10-12,5 tiếng mỗi đêm. Bé lên 5 thường không chịu ngủ trưa nữa. Lớn hơn một chút, bé cần ngủ 9,5-11,5 tiếng một đêm.

Định mức này có thể xê dịch đi chút ít, tùy thuộc vào thể trạng và điều kiện gia đình của mỗi bé.
Nếu thiếu ngủ, bé có thể chậm lớn do hormone tăng trưởng không được sản sinh đầy đủ. Những bé này còn có thể mắc chứng ăn quá nhiều (đặc biệt thích những món nhiều năng lượng). Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc tác động tới quá trình trao đổi chất, gây ra sự đề kháng insulin, dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2.

Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng tới sự năng động và tập trung trong suốt một ngày, khiến bé dễ gặp những tai nạn nho nhỏ, những vấn đề trong hành vi ứng xử cũng như hiệu quả học tập ở trường không cao.

Đảm bảo giấc ngủ cho con
Dấu hiệu con bạn thiếu ngủ bao gồm sự mệt mỏi, bơ phờ suốt cả ngày, luôn ngủ gật trong bữa ăn và rất khó khăn khi phải thức dậy vào buổi sáng.

Để con có được giấc ngủ đầy đủ, bạn nên làm những cách sau:
- Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ giấc.

- Tạo cho bé sự thoải mái trước khi đi vào giấc ngủ (như tắm nước ấm, massage, kể chuyện cổ tích hay hát ru). Lặp lại đều đặn những việc làm này để bé hiểu rằng đó là dấu hiệu của giờ đi ngủ.

- Đảm bảo nơi con ngủ phải yên tĩnh và tối.

- Tránh làm om xòm hay có những hoạt động quá huyên náo trước giờ đi ngủ.

- Không để TV trong phòng ngủ của bé, tắt TV nếu bé ngủ cùng phòng với bạn.

- Áp dụng thời gian và thói quen đi ngủ ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần hay dịp nghỉ lễ.

Theo mevabe.net
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Khắc phục một số trục trặc khi nuôi dưỡng trẻ nhỏ (30-09-2008)
 Phải làm gì khi bé chậm nói? (29-09-2008)
 Cách phòng bệnh suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ (29-09-2008)
 10 câu hỏi về bệnh viêm tai ở trẻ em (29-09-2008)
 Nôn trớ_ và biểu hiện của những căn bệnh không thể bỏ qua (27-09-2008)
 Nguy cơ tử vong cao vì ngộ độc oresol (27-09-2008)
 Năm sai lầm khi chăm con ốm (26-09-2008)
 Paracetamol có thể gây ra chứng hen suyễn ở trẻ nhỏ (26-09-2008)
 Chọn đồ dùng khi tắm bé (26-09-2008)
 Giúp bạn nhận biết các kiểu ho ở con trẻ? (25-09-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...