Giáo dục mầm non
   Vui chơi đối với trẻ mầm non.
 
Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui cho trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường lớp mầm non. Qua vui chơi đó giúp trẻ phát triển. Trẻ em tiếp thu rất tốt khi vui chơi. Chơi là chương trình học rất tốt cho trẻ. Vui chơi, một phần bản năng tự nhiên sớm hình thành từ trẻ nhỏ, bắt đầu từ những việc như việc tham gia vào các trò chơi, bắt chước, sáng tạo. Trẻ em học hỏi, tiếp thu hiểu biết và các kỹ năng căn bản qua các cuộc chơi và các kinh nghiệm đơn giản hằng ngày. Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp hình thành khả năng chơi đùa mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống.

Tất cả các hoạt động vui chơi mà trẻ tham gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm và xã hội. Trẻ em không phân biệt chuyện vui chơi, học tập và công việc. Đối với trẻ, sống là để vui chơi. Trong quá trình chơi, trẻ học về thế giới của chúng, thu nhận thông tin bằng tất cả các giác quan qua việc tác động mọi thứ và những người xung quanh. Trẻ học bằng cách "bắt chước". Bởi vì trẻ thích thú khi cùng thực hiện một hoạt động, cùng xây một công viên, xây vườn hoa, doanh trại bộ đội, hát cùng một bài hát…Những đứa trẻ được khuyến khích khám phá và làm những việc thú vị từ đó học được cách thích thú việc học hành.

Các trò chơi đều có tác dụng giúp cho trẻ lĩnh hội kiến thức như qua trò chơi phân vai theo chủ đề khi chúng ta quan sát một trò chơi rất đơn giản mà trẻ em có thể thực hiện như trò chơi bán hàng, trẻ đã lĩnh hội được những giá trị nhất định khi phân vai cho chính mình. Trẻ con luôn có xu hướng chọn vai người bán hơn là người mua vì lý do rất đơn giản: trẻ muốn trở thành người lớn. Cũng chính điều này đã giúp cho trẻ có cơ hội được thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định và nhu cầu làm người lớn của chính mình. Quan sát một trò chơi bé đóng vai làm một bác sĩ tại trường Mầm non bán công Sơn Ca (Huyện Đức Hoà), một bác sĩ vẻ mặt nghiêm trang, mời bệnh nhân vào, để ống nghe lên tai, tay cầm ống nghe ấn ấn vào lưng vào ngực bệnh nhân, nói rằng “cháu bị cảm” ghi đơn thuốc và đưa ra những lời dặn dò tỏ vẻ rất thuần thuộc. Khi trẻ chơi với những đồ chơi như xe hơi, xe tải, tàu hoả, máy bay, ... và giả vờ hồi hộp vì tốc độ, trẻ cảm thấy lớn mạnh và trưởng thành. Khi trẻ tưởng tượng và chơi trò đi xe trên một con đường dài, có thể trẻ đang nghĩ cách vượt qua nỗi lo lắng vì phải xa rời người thân. Trẻ hát những bài hát giúp trẻ thưởng thức âm thanh của từ và là bước chuẩn bị cho trẻ học đọc sau này, múa những bài múa đơn giản theo nhịp điệu của những nhạc cụ như trống, xắc xô, thanh gõ. Hát và múa cũng giúp trẻ tự nhiên, linh động và sáng tạo, những điều rất cần ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Khi chơi các trò chơi ráp hình, trẻ sẽ phát triển khả năng suy luận về không gian, biết cách quan sát những kiểu mẫu và chi tiết, thực tập sự phối hợp tay và mắt. Các trò chơi với đất nặn lại giúp cho trẻ phát huy trí tưởng tượng cũng như kỹ năng khéo léo của bàn tay. Còn với các trò chơi vận động, điều này giúp trẻ phát triển thể lực, biết phối hợp sự vận động, tăng cường khả năng phản xạ, sự nhanh nhẹn... Các bé gái ít có cơ hội phát triển những kỹ năng quan trọng thường thì các bé trai giành hết các đồ chơi xây dựng mà các bé gái thường học qua những trò đóng kịch với búp bê, chơi bán hàng.... Vì thế, những cô giáo ở trường Mẫu giáo thị trấn Mộc Hoá thường sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau để khuyến thích các bé gái tham gia trò chơi xây dựng. Các bé thường xếp những khối to nhỏ với nhau thành lâu đài, con tàu vũ trụ... và hình dung trong đầu một khung cảnh nào đó trên con tàu. Như thế chúng có cơ hội phát triển trí tưởng tượng. Chính những trò chơi này đã dạy cho trẻ có những kỹ năng sống rất cần thiết và sự tưởng tượng rất phong phú.

Khi quan sát các cô giáo tại trường mẫu giáo thị trấn Mộc Hoá (huyện Mộc Hoá), trường Mẫu giáo Hoa Sen thị trấn Bến Lức (huyện Bến Lức), trường Mẫu giáo Vành Khuyên (thị xã Tân An), trường Mầm non bán công Sơn Ca (huyện Đức Hoà)… khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ bằng cách theo dõi hành động của trẻ và sự kiên nhẫn của cô giáo như: khi trẻ tỏ ra không thích thú với một hoạt động nào đó, cô để trẻ ngừng lại và tham gia vào một hoạt động khác, cô giáo cho trẻ sáng tạo những trò chơi và các hoạt động khác nhau để trẻ có thể thực hành sáng tạo hay thử thách tốt hơn phù hợp với các năng lực và sở thích của trẻ. Cô giáo còn để cho trẻ thời gian để giải quyết vấn đề của mình. Nếu trẻ thất bại, cô nhận ra sự bối rối của trẻ và giúp đỡ trẻ. Các cô còn kiên nhẫn khi trẻ muốn cô chỉ bảo một chuyện gì đó lặp đi lặp lại liên tục. Các cô giáo có một thái độ nhiệt tình tới việc khám phá và thực hành các kỹ năng và ý tưởng mới của trẻ. Thái độ lạc quan của cô giáo sẽ tác động đến trẻ. Cô giáo còn khuyến khích các bậc phụ huynh nên cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với những hoạt động xã hội: đưa bé đi siêu thị, của hàng bách hoá, sở thú, bảo tàng, công viên, các buổi trình diễn nghệ thuật, v…v…Việc chủ động khám phá cái gì đó sẽ đem lại nhiều bài học quý giá cho trẻ hơn là thụ động đọc sách hay xem nó trên tivi.

Qua thực tế cho thấy một số cô giáo mầm non khi tổ chức vui chơi cho trẻ cũng chưa chú trọng hình thành những kỹ năng sống và trí tưởng tượng cho trẻ. Thực sự đáng tiếc khi những cơ hội rất quan trọng đã bị bỏ qua. Hãy xem thử một nhóm trẻ cùng chơi trò chơi xây dựng, sẽ thấy được giá trị thật độc đáo của việc phát triển nhân cách hay hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Ở đó, xã hội trẻ em được hình thành một cách rất thú vị. Có thủ lĩnh, có nhóm, có sự tương thân, tương trợ, có sự giúp đỡ lẫn nhau, có những cơ hội để trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Trong khi chơi, trẻ bầu ra nhóm trưởng, và biết phân công rạch ròi công việc cho từng thành viên trong nhóm, như bé này lấy gạch xây hàng rào, bé kia làm đi tìm cây xanh, các bé còn lại sẽ tìm vật làm cổng, làm lối đi nội bộ, làm vườn hoa... Và không cần phải giải thích gì nhiều, khi một bé đã được công nhận là trưởng nhóm thì các bé khác sẵn sàng phục tùng và chấp nhận sự phân công.

Những nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý trẻ em đã chứng minh rằng hoạt động vui chơi của trẻ em cũng có những giá trị không kém việc học tập, thậm chí với trẻ nhỏ thì nó có một giá trị không thể phủ nhận trong việc phát triển kỹ năng và hình thành nhân cách nơi trẻ em. Có thể nói “Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách rời ra được”. Chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển, mà có những bậc cha mẹ vì không hiểu, đã coi thường, bỏ qua thậm chí đã cố gắng thay thế bằng các hoạt động nghiêm chỉnh hơn như tập đọc, tập viết.

Chơi đùa một cách thích thú, sẽ là cơ sở để trẻ học hỏi một cách tích cực. Một đứa trẻ biết phát huy những sáng kiến trong khi chơi, biết chủ động tạo ra những tình huống, vận dụng một cách linh hoạt các công cụ khi chơi, tưởng tượng ra nhiều nhân vật, phương cách ... để trò chơi tăng thêm phần hấp dẫn. Đó sẽ là một thành công trong việc học, miễn là trẻ được giáo dục trong một môi trường tích cực, có nhiều hoạt động thúc đẩy sự tích cực, chủ động và sáng tạo./.

Huỳnh Thị Huệ
Sở Giáo dục và Đào tạo Long An
mamnon.com
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trường Mầm non Rạng Đông 9 quận 6: tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia " (23/6)
 Hướng dẫn tuyển sinh Mầm non (16/6)
 Phương pháp 'chơi mà học' (13/6)
 Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. (11/6)
 Năm học 2008-2009: TP.HCM sẽ tuyển thêm 3.000 giáo viên. (12/6)
 Bán công hay Tư thục ? (11/6)
 Chạy đua tìm trường. (10/6)
 Nhọc nhằn luyện thi lớp 1 (9/6)
 Hè về, nhóm trẻ gia đình nở rộ. (9/6)
 Báo động tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc (6/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i