Chăm sóc trẻ
   Bố mẹ cần cho con ăn đúng cách
 

 

Biếng ăn ở trẻ không chỉ gây thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn mà còn dẫn đến các biến chứng lâu dài về sau, đặc biệt trong giai đoạn 1-5 tuổi. Tại VN, một nghiên cứu gần đây cho thấy 20-45% trẻ em 1-5 tuổi mắc phải tình trạng này

Nhân dịp sang VN, bác sĩ Benny Kerzner, chủ tịch khoa tiêu hóa và dinh dưỡng Trung tâm Y tế quốc gia về trẻ em Hoa Kỳ, giáo sư nhi khoa - khoa y Trường đại học Tổng hợp George Washington và tiến sĩ Thomas Linscheid, phó giáo sư lâm sàng nhi khoa tại Bệnh viện Đại học bang Ohio ở Columbus (Mỹ) đã trao đổi thêm về vấn đề này. Tiến sĩ Linscheid cho biết:

Biếng ăn có thể hiểu nôm na là ngần ngại không muốn ăn hoặc né tránh những thức ăn mới. Việc "kén cá chọn canh" này sẽ dẫn đến trẻ không ăn đa dạng loại thức ăn và không đủ năng lượng cần thiết cho các hoạt động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ, chúng ta cần tìm hiểu, chẩn đoán chính xác, từ đó đề ra hướng điều trị phù hợp cũng như đề phòng bệnh quay trở lại.

Biếng ăn có thể vì bệnh lý, y khoa... thì cần sự can thiệp của bác sĩ nhi khoa. Ví dụ trong bản thân đứa trẻ mắc phải một căn bệnh gì đó như bệnh trào ngược dạ dày, teo thực quản, ăn hay bị sặc... hoặc trẻ bị dị tật bẩm sinh vòng họng như nhai nuốt khó cũng làm trẻ biếng ăn. Các yếu tố sinh lý như sự ngon miệng, khẩu vị, các vấn đề về di truyền và ảnh hưởng từ các giai đoạn tăng trưởng cũng là nguyên nhân góp phần.

Trường hợp trẻ có vấn đề về tâm sinh lý như trẻ luôn có xu hướng đấu tranh đòi tự chủ, thay đổi cảm xúc và tâm trạng, các mức độ tình cảm hoặc tương tác giữa mẹ và trẻ thì cần tham khảo ý kiến các bác sĩ tâm lý, chuyên gia về tâm thần học. Khi đánh giá tình trạng biếng ăn phải chú ý liệu trẻ đó có thiếu hụt dinh dưỡng hay chưa. Điều trị bệnh biếng ăn cần phối hợp nhiều phương pháp hay còn gọi là đa trị liệu.

Làm thế nào đánh giá một trẻ biếng ăn đang có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng?

Giáo sư Benny Kerzner: Hiện nay chưa có định nghĩa chuẩn cho chứng biếng ăn và việc đánh giá tình trạng biếng ăn cũng khác nhau rất lớn trong giới y khoa, giữa các bậc phụ huynh và các nền văn hóa khác nhau. Chán ăn + năng động sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Theo tôi, các bậc phụ huynh thường kết luận con mình biếng ăn khi thấy trẻ lắc đầu với món ăn nào đấy. Muốn biết trẻ có bị thiếu hụt dinh dưỡng không, phụ huynh cần có biểu đồ theo dõi phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Phụ huynh nên có cuốn nhật ký ghi lại các chế độ dinh dưỡng hằng ngày, hằng tuần. Dựa vào đó, bác sĩ mới tổng hợp hàm lượng calo rồi mới kết luận liệu trẻ có thiếu hụt dinh dưỡng hay không. Nếu trẻ ăn không hết khẩu phần nhưng vẫn phát triển bình thường thì trẻ đó hoàn toàn khỏe mạnh.

Vậy bố mẹ đóng vai trò như thế nào khi trẻ biếng ăn?

TS Thomas Linscheid: Cha mẹ chính là nguồn thông tin duy nhất về tình trạng của trẻ cho các bác sĩ vì trẻ ở tuổi này chưa thể bày tỏ suy nghĩ của mình. Thứ hai, trong quá trình điều trị, quan trọng là điều chỉnh hành vi của đứa bé. Bác sĩ chỉ có thể đưa ra lời khuyên, còn cha mẹ mới là người tác động trực tiếp đến trẻ thông qua những hướng dẫn ấy. Trong mọi hoàn cảnh, cha mẹ chính là người phải thay đổi thói quen trước mới điều chỉnh đứa trẻ. Họ cần kích thích sự thèm ăn của trẻ, bữa ăn cũng không nên kéo dài quá lâu.

Trẻ em VN ngày càng được chăm sóc tốt hơn cùng sự phát triển kinh tế của dất nước, điều đó có đồng nghĩa nguy cơ trẻ biếng ăn tăng lên?

 

GS Benny Kerzner


 Trẻ em VN đang được chăm sóc tốt hơn là điều rất tốt. Như tôi nói nguyên nhân ở trên, chứng biếng ăn phần lớn tùy thuộc vào hành vi của gia đình. Trong 20-40% trẻ bị mắc chứng biếng ăn thì chỉ một nửa là mắc bệnh thật sự. Điều quan trọng là cách cho ăn, ngoài ba bữa ăn chính, bữa ăn vặt của trẻ được áp dụng lúc 7-8 tháng, xác lập lúc 9-10 tháng.

Ngạn ngữ có câu "cái đói là gia vị tốt nhất cho bữa ăn", tôi cũng khuyên bố mẹ nên thế. Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt, uống sữa hay nước trái cây gần trước bữa ăn, điều đó sẽ làm trẻ không có sự thèm muốn với các món ăn, dẫn đến chóng chán. Tôi lưu ý là ngay với sữa chỉ là nguồn dinh dưỡng có chức năng bổ sung chứ không thể thay thế, thực phẩm tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn.

Bố mẹ cũng cần quyết liệt khi trẻ đòi ăn thứ này mà không phải thứ khác, tôi thấy chỉ cần thấy bé khóc ré khi thấy thức ăn thì bố mẹ sẵn sàng đổi sang món khác. Làm như vậy trẻ sẽ có tư tưởng chỉ cần phản ứng sẽ được điều mong muốn và sẽ lặp lại những lần sau. Các bậc cha mẹ có thể không biết hành vi, thái độ của chính họ - ví dụ như dỗ dành, dụ ngọt hay việc đe dọa, ép trẻ ăn - có thể vô tình làm trầm trọng thêm vấn đề.

Theo Tuổi Trẻ Online

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 'Cai nghiện' mút tay cho bé (15/11)
 Sai lầm khi cho bé thử đồ ăn mới (14/11)
 Không nên dùng một loại tã lót cho bé (13/11)
 Giúp con ngồi học đúng tư thế (13/11)
 Trắc nghiệm làm mẹ tốt (12/11)
 Mẹ phải làm sao khi bé không chịu bú? (12/11)
 Con bạn đang ở tuổi nào để học nói? (11/11)
 5 cách dỗ trẻ khi chúng hờn dỗi (10/11)
 'Làm trò' để con ăn (9/11)
 Chăm sóc đôi mắt cho con trẻ. (7/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i