Giáo dục mầm non
   Chuẩn trẻ 5 tuổi: Nhiều chỉ số “có vấn đề”
 

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt
"Nhiều chỉ số không cần thiết, có những chỉ số không khả thi, quá chung chung hoặc vênh nhau, trùng nhau. Những từ ngữ như "biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn", "chấp nhận sự phân công của nhóm" nghe rất nghiêm trọng".

Đây là nhận xét của bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) sau khi xem xong toàn bộ 29 chuẩn (125 chỉ số) trong "dự thảo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra để lấy ý kiến.

Quá dễ hoặc quá khó
Trong dự thảo này, có những "chuẩn" quá dễ, chẳng hạn, 2 chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển thể chất: Cài và mở được cúc áo; Cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi.

Các bé 5 tuổi chắc chắn đã làm được việc tự cài và mở cúc áo của mình, vì ngay từ lớp mẫu giáo bé hoặc ngay tại gia đình, các bé đã được chỉ bảo và thực hành thuần thục. Còn với việc cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi thì ngay từ khi bé 3 tuổi, chúng tôi đã tập luyện cho bé và bé đã làm thành thạo.

Nếu đưa những chỉ số này vào thì các giáo viên "nhắm mắt" cũng đánh giá được".

Đặc biệt, 2 chỉ số của chuẩn 24 (Nhận thức về hình học và hướng trong không gian) thì không cần khảo sát, đánh giá vì hầu hết trẻ 5 tuổi đều đã nhận thức được các loại hình, khối, vị trí trong - ngoài, trên - dưới, phải - trái, ..".

Trong khi có những chỉ số quá dễ thì lại có chỉ số "không khả thi" vì khó quá.

Chuẩn 20 yêu cầu các bé nhận thức về môi trường, xã hội, kể được tên, tuổi, nghề nghiệp của bố mẹ và các địa điểm gần nơi bé sống. Đây là điều chắc chắn bé nào cũng làm được khi đã lên 5 tuổi.

Nhưng chuẩn 29 (khả năng sáng tạo, thể hiện cái độc đáo trong trò chơi, âm nhạc, kể chuyện) thì sẽ rất nhiều trẻ không đạt được. Đây là vấn đề năng khiếu nên rất khó đánh giá các em. Nếu có đánh giá thì có bé sẽ bị thiệt nếu chẳng may bé không có năng khiếu.

Vênh nhau

"Biết "đọc vẹt" theo truyện đã được nghe nhiều lần; biết nhận dạng 29 chữ cái Tiếng Việt, dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra...".
(Theo dự thảo Thông tư chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi)
Chỉ số "cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực" của chuẩn 9 không thống nhất với chỉ số "dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi" của chuẩn 10. Những bé đã "dễ hòa đồng" với bạn thì thường không có cảm xúc tiêu cực. Như vậy, làm sao cô giáo biết được các bé có cố gắng để kiềm chế cảm xúc tiêu cực hay không để còn đánh giá?

Sự mâu thuẫn này, là việc tạo ra chỉ số đã không phù hợp với tính cách của các nhóm đối tượng:
Nếu đưa ra 2 chỉ số trên thì phải chia các bé thành 2 nhóm: 1 nhóm các bé cá tính mạnh cần cố gắng kiềm chế cảm xúc tiêu cực, còn một nhóm các bé "thuần tính" hơn. Như vậy mới công bằng cho các bé và dễ thực hiện việc đánh giá đối với các cô giáo.

Trùng nhau
Không chỉ "vênh", có chỉ số còn trùng nhau. Chẳng hạn, chỉ số "dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, gió, ...) sắp xảy ra" của chuẩn 21 và chỉ số "nói được mối liên hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày" của chuẩn 28 thực chất là một, vì nó chỉ là 2 cách thể hiện khả năng suy luận của bé mà thôi.

Với 125 chỉ số, trẻ không bị quá tải?

Câu chữ trong dự thảo còn có chỗ chưa rõ ràng, "đao to búa lớn". Việc dùng những "khẩu hiệu" như "biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn", "chấp nhận sự phân công của nhóm" nghe rất nặng nề, nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, lại có những chỉ số nội dung rất chung chung, không cụ thể. Đọc xong chỉ số "Rót nước vào cốc không làm đổ ra ngoài" tôi không biết phải hiểu thế nào. Vấn đề là rót nước từ đâu thì lại không được nêu ra. Nếu ấn nút từ bình nước thì chẳng bé nào làm đổ ra ngoài, kể cả bé 3 tuổi. Vậy thì đánh giá thế nào đây?

Trẻ sẽ không bị "quá tải"?
Trước đây, chúng tôi căn cứ vào bộ chuẩn ban hành năm 1990 để đánh giá trẻ 5 tuổi. Có thể, con số 125 ở bộ chuẩn dự thảo này gây "hoang mang" bởi sẽ có nhiều người băn khoăn: 1 đứa bé mới 5 tuổi liệu có đáp ứng nổi ngần ấy chỉ số hay không.

Chúng tôi đã trực tiếp tập luyện và thấy các bé hoàn toàn có thể làm được điều này. Những thay đổi trên tôi nghĩ phù hợp với điều kiện phát triển của trẻ em bây giờ. Chiều cao và thể lực, dinh dưỡng các em tốt hơn, nhu cầu vận động cao hơn.

Tuy nhiên, nếu dự thảo này được áp dụng với mọi đối tượng trên phạm vi cả nước thì tôi e là không ổn.

Chỉ số "Thể hiện sự thích thú với sách (tìm kiếm sách để xem, yêu cầu người khác đọc cho nghe, thích đọc theo người lớn, tham gia đọc sách với bạn)" là không tưởng. Ở nông thôn, vùng sâu, xa, làm gì có sách để tìm kiếm, lấy đâu ra người đọc cho bé? Mặt khác, thể lực, dinh dưỡng các bé mỗi nơi mỗi khác, không thể "cào bằng" được.

Vấn đề tôi quan tâm nhất hiện nay là làm thế nào để đánh giá chính xác được các bé và giáo viên phải dạy như thế nào để ra được kết quả này. Dành thời gian nào để đánh giá? Việc đánh giá dựa vào cá nhân giáo viên vì họ là người trực tiếp dạy dỗ các bé hàng ngày, nên nếu năng lực, nhận thức giáo viên không tốt thì hiệu quả sẽ không cao".

Chúng tôi đang chờ dự thảo được sửa đổi sẽ "co lại", càng ngắn càng tốt. Nhà trường cũng có các tổ chuyên môn thường xuyên giám sát, kiểm tra đột xuất để tránh giáo viên báo cáo không đúng thực tế".

Trẻ 5 tuổi phải biết yêu kính Bác Hồ
(Yêu cầu cần đạt của trẻ 5-6 tuổi (cuối tuổi mẫu giáo lớn) theo chuẩn hiện hành (ban hành năm 1990) của Bộ GD-ĐT)

- Cân nặng và chiều cao tiếp tục tăng đều đặn đến cuối tuổi mẫu giáo lớn cần đạt:

- Trẻ sạch sẽ, khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, tóc bóng, mắt sáng, nhanh nhẹn, hoạt bát, thích tập luyện, có nền nếp ăn, thức, ngủ. Ngồi, đi, đứng, chạy, nhảy vững vàng, thoải mái, đúng tư thế. Định hướng vận động nhanh, nhạy, đúng.

- Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.

- Biết thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu kính Bác Hồ, những người lao động.. Biết quan tâm thông cảm giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, những người gần gũi. Hiểu được những lời nói, việc làm nào của mình, của bạn bè là tốt, xấu. Biết nhận lỗi, sửa lỗi, thật thà.

- Có nhu cầu tham gia vào các hoạt động tạo hình, âm nhạc... Nhận ra được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc của mình trong các hoạt động đó.

- Biết quan sát, tập trung chú ý, nhận xét được những đặc điểm, những mối liên hệ, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Hồn nhiên, mạnh dạn, biết tự tổ chức những hoạt động mà trẻ ưa thích. Biết diễn đạt những ý kiến, nhận xét của mình rõ ràng, mạch lạc.

- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận...) và một số nền nếp, thói quen để dễ thích nghi với hoạt động học tập khi bước vào lớp 1.

(Nguồn: Bộ GD-ĐT)

Theo Tin TỨc

Chuẩn trẻ 5 tuổi: Nhiều chỉ số phi thực tế
Nhằm lấy căn cứ cho việc điều chỉnh và phát triển chương trình giáo dục mầm non, đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi của các cơ sở giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT vừa công bố 29 chuẩn bao gồm 125 chỉ số. Theo một số giáo viên mầm non, nhiều chỉ số còn phi thực tế.

Chạy 18m trong 5 giây!?
Cấu trúc chuẩn của Bộ gồm các chuẩn về sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo các lĩnh vực phát triển: nhận thức, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức và sẵn sàng với việc học. Trong mỗi chuẩn có các chỉ số phản ánh nội dung của chuẩn. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có 29 chuẩn bao gồm 125 chỉ số. Những chỉ số này làm cơ sở giúp giáo viên mầm non điều chỉnh kế hoạch, nội dung giáo dục, lựa chọn biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp.

Trong 125 chỉ số áp dụng cho trẻ 5 tuổi, ở lĩnh vực phát triển thể chất, trong chuẩn 1 về kỹ năng vận động cơ bản, có yêu cầu trẻ 5 tuổi phải: Bật xa tối thiểu 50cm bằng hai chân; Nhảy xuống từ độ cao 40cm và tiếp đất an toàn; Trèo lên và xuống được ít nhất 5 bậc thang luân phiên từng chân; Chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây; Chạy liên tục 150m không tính thời gian (không bỏ cuộc giữa chừng). Ở chuẩn 2 về giữ thăng bằng có yêu cầu: Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi được chân theo yêu cầu; Đi giật lùi được ít nhất 5m theo hướng thẳng...

Dự thảo nhầm chỉ số?
Theo bà Nguyễn Thị Minh Hải, Hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Minh Hải (Hà Nội): Chúng ta không nên áp dụng quá nhiều chỉ số với trẻ em. Trước hết phải xem xét yếu tố nào cần thiết và áp dụng nhuần nhuyễn, không nên áp đặt cứng nhắc. Chẳng hạn, trong giờ học, không nên yêu cầu quá khắt khe về việc cắt đủ bao nhiêu đường cong, đường thẳng vì như thế sẽ khiến trẻ căng thẳng. Chúng ta nên hướng đến việc động viên trẻ để các em hứng khởi trong giờ học.

Bà Nguyễn Thị Hà, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non bán công Việt Bun (Hà Nội) thì cho rằng, có lẽ những chỉ số trên đầy là... nhầm? Theo bà Hà, thường ngày ở lớp, các cháu chỉ chạy 10 - 15m là phù hợp. Nếu quy định cứng nhắc trẻ 5 tuổi phải chạy 18m trong vòng 5 giây và chạy 150m không nghỉ lại giữa chừng là quá sức của trẻ.

Cũng theo bà Minh Hải, quan trọng nhất với trẻ mầm non là được chăm sóc . Nếu quá nhiều chuẩn không cần thiết và quá sức với các cháu, nên chăng Bộ GD&ĐT cần xem xét lại vì như thế sẽ gây quá tải.

Theo Phunu.net

Những điều mà trẻ em Đức nên biết trước khi vào lớp 1

Dưới đây cũng là những điều mà con tôi nên biết trước khi vào học lớp một ở Đức. Khi đưa cho tôi cô giáo nói, đó chỉ là tương đối, có cháu làm tốt điều này, không tốt điều kia lắm, trong lúc này lúc khác. Không phải vì thế mà ép các cháu, hãy nhìn toàn diện. (Cong Van)

Đặt tiêu chuẩn là một việc cần thiết, nhưng chúng ta cũng không nên trở thành nô lệ của tiêu chuẩn.

Tôi đã từng đọc, trẻ con như một mầm non và cha mẹ, thầy cô và xã hội như người làm vườn, giúp mầm non đó phát triển và nảy nở. Nếu chúng ta để cho con cái chúng ta phát triển trong điều kiện tốt và tình yêu thương, lời khen ngợi, sự động viên đến với những thành công và cả lỗi lầm, con cái của chúng ta sẽ phát triển thành một bông hoa đặc biệt, với những tính cách và khả năng riêng biệt.

Tôi nghĩ rằng, đặt tiêu chuẩn là một việc cần thiết, nhưng chúng ta cũng không nên trở thành nô lệ của tiêu chuẩn. Không phải phụ huynh nào cũng có thông tin cần thiết về những gì con cái chúng ta cần biết để chuẩn bị cho một ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời là trường tiểu học. Đáng tiếc là xã hội chúng ta là một xã hội quá chạy theo tiêu chuẩn, điểm, kết quả, mà quên đi con đường đến đích. Một con đường đầy màu sắc mà chúng ta chỉ là những người bạn đồng hành của con cái chúng ta.

Điều quan trọng là tạo lên sự thích thú, sự ham hiểu biết, tình yêu thương, kính trọng với mọi người, xã hội, thiên nhiên và quê hương trong con cái chúng ta. Hãy đọc một quyển sách với con bạn, kể từ khi các cháu còn bé. Hãy tôn trọng và lắng nghe các bé, chúng cũng là một công dân. Hãy là những tấm gương tốt cho con cái. Và hãy tin tưởng rằng con của bạn sẽ thành công trong tương lai.

Thí dụ dưới đây cũng là những điều mà con tôi nên biết trước khi vào học lớp một ở Đức. Khi đưa cho tôi cô giáo nói, đó chỉ là tương đối, có cháu làm tốt điều này, không tốt điều kia lắm, trong lúc này lúc khác. Không phải vì thế mà ép các cháu, hãy nhìn toàn diện.

Con có thể tự thay quần áo.
Con có thể tự buộc dây giầy.
Con giúp cả nhà dọn cơm.
Con biết phân biệt các màu cơ bản.
Con biết ai là người trong gia đình
Con biết đếm đến 10
Con biết nhảy lò cò bằng một chân.
Con có thể dùng kéo cắt hình (tròn, vuông, tam giác).
Con biết đâu là bên phải, bên trái.
Con có thể lộn một vòng (tất nhiên là chỉ khi có đệm)
Con có thể tô một bức tranh.
Con có thể cầm bút đúng cách.
Con có thể kể lại bằng những câu hòan chỉnh những gì con thấy.
Con có thể thuộc một vài bài thơ và bài hát.
Con có thể nói họ tên và nơi ở của con.

Khả năng

1. Nói và Nghe : Nói rõ ràng từng từ, câu, và có nhấn âm.
2. Số Lượng, Hình và Màu Sắc:

Phân biệt sự khác nhau, giống nhau.

Phân biệt được nhỏ, to, nhiều, ít, nhỏ hơn, to hơn, ít hơn, nhiều hơn, cao hơn thấp hơn khi so sánh.

3. Kỹ năng vận động tinh xảo: Biết vẽ, cầm bút, cắt bằng kéo, buộc và tháo giây giầy
4.Thể Dục: Tung và bắt bóng, chạy lên trước và chạy lùi, nhảy được một chân
5. Biết các bộ phận cơ thể
6. Vị trí: biết bên phải, trái, trên, dưới, bên cạnh, trước, sau, giữa.
7. Xã hội: Giữ đúng quy định, có thể nói chuyện và kết bạn.

Thân mến!

V.A- Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Chuẩn trẻ 5 tuổi...
Ngày gửi: 2/11/2009 11:04:50 PM

Ôi, yêu cầu của ta mà như Tây, còn của Tây lại, như ta...Hãy chuẩn trẻ 5 tuổi bắt đầu bằng bài học lễ giáo, sự tự tin, mạnh dạn, và hồn nhiên, theo tôi làm tốt những yêu cầu giáo dục cải tiến những năm trước đây là chuẩn.


guest
Chuẩn vẫn là chuẩn
Ngày gửi: 3/17/2009 9:47:57 PM


Thực tế :cơ sở vật chất, thời gian, cách làm việc của Việt Nam không hề giống các nước, cố chạy đua, và để cho giống Tây làm gì nhỉ? Cố nhồi nhét vào con trẻ khi đi chưa vững, nói chưa rõ hàng loạt chuẩn nọ chuẩn kia để làm gì, rồi lại yêu cầu các cô MN phải bắt trẻ phải đạt theo chuẩn của bộ đưa ra. Buổi học lúc nào cũng nặng về thành tích: con phải làm được ....và làm được. Không được cô tức giận là xảy ra chuyện đó ...có thế mới xảy ra những chuyện: học trò không làm vì không thích, GV cứ bắt trẻ phải làm dẫn đến cháu sợ nghỉ học, hay bị roi đòn, GV bị kỉ luật ,...


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ 5 tuổi phải biết đi lùi, bật xa, dự đoán thời tiết (5/2)
 Giáo dục TP HCM quyết liệt đổi mới (4/2)
 Hà Nội ban hành mức thu học phí mới (3/2)
 Cần bắt đầu từ lứa tuổi mầm non (2/2)
 Thưởng tết giáo viên: Xã hội hóa… niềm vui (20/1)
 Từ bức thư của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nên đề xuất lương tháng 13 cho giáo viên (19/1)
 Trả lương giáo viên bằng... ổ chó con (16/1)
 Thời trang mùa xuân (15/1)
 Gần 1 triệu thầy cô không có thưởng tết (15/1)
 Xuân về, dạy bé lòng biết ơn! (14/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i