Sức khoẻ
   Con không thích nha sĩ!
 

Khi nào thì bé nên bắt đầu thói quen khám nha sĩ định kỳ? Câu hỏi này là băn khoăn thường gặp của hầu hết các mẹ có con nhỏ.

Giải đáp băn khoăn này không khó, nhưng giải đáp xong rồi thì lại có một vấn đề nan giải: Làm so để bé chụi đi khám răng, và chụi há miệng cho nha sĩ kiểm tra, chăm sóc răng miệng của bé?

Vào khoảng 2 tuổi rưỡi, hầu hết các bé đã mọc hết răng sữa nên thời điểm này cũng là thời điểm thích hợp để tạo cho bé thói quen khám nha định kỳ. Mẹ đừng nghĩ là răng sữa trước sau gì cũng rụng nên không phải kiểm tra, chăm sóc. Thực tế, vai trò của răng sữa rất quan trọng vì chúng "giữchỗ" cho răng vĩnh viễn sau này, và một hàm răng sâu, yếu sẽ khó có thể là tiền đề cho hàm răng khỏe chắc được.

Kiểm tra răng miệng định kỳ 2 lần/năm sẽ giúp cho bé có được hàm răng trắng khỏe

Kiểm tra răng miệng định kỳ 2 lần/năm sẽ giúp cho bé có được hàm răng trắng khỏe, phát hiện sớm những triệu chứng không tốt cho sức khỏe răng miệng và xử lý chúng kịp thời. Tuy nhiên, lần đầu đến nha sĩ có thể là một nỗi sợ hãi, nhất là với những bé vốn dĩ đã sợ bác sỹ. Củng cố tinh thần cho bé thế nào đây? Mẹ tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây nhé.

Lên kế hoạch
Trong những lần kể chuyện trước giờ đi ngủ, mẹ có thể xen lẫn một câu chuyện về bạn Thỏ con đi khám răng chẳng hạn, rồi từ từ chuyển đề tài sang bé "Bon há miệng ra mẹ xem nào, hay hôm nào mình cùng đi khám răng giống bạn Thỏ, Bon hả?" Bên cạnh đó, trong những lần chơi trò chơi phân vai theo chủ đề mẹ cũng có thể cùng bé chơi trò bác sỹ Nha khoa để bé làm quen dần với các bước thực hiện khi đi khám răng.

Làm quen và chào hỏi
Làm quen là cách tốt nhất để giúp bé bớt sợ hãi. Ở nhà, mẹ nên dặn bé trước "Tới nơi Bon nhớ chào Bác sỹ nhé". Các nha sĩ chuyên khám cho trẻ em chắc chắn sẽ rất thân thiện và hỏi tên bé ngay sau khi nhận được lời chào. nha sĩ cũng sẽ nói nhẹ nhàng với bé những việc "bác" sẽ làm, và sau đó cho bé ngồi trong lòng ba/mẹ trong lúc bác sỹ thực hiện các thao tác.

Học về những điều mới lạ
Ba mẹ có thể "đánh lạc hướng" bé để bé không chú ý quá nhiều đến việc đang diễn ra trong miệng. Ba mẹ có thể hỏi thăm bác sỹ về con sâu răng, về cách giữ gìn vệ sinh răng miệng khi ở nhà, về những thức ăn tốt cho răng...

Làm quen với máy móc
Chính xác là làm quen với cái ghế mà bé sẽ nằm lên. Bé sẽ bớt hoảng sợ nếu được biết trước là sẽ có đèn chiếu vào mặt bé, biết rằng cái tiếng xè xè đáng sợ chẳng qua là vì bác sỹ dùng bàn chải máy chứ không phải bàn chải bình thường như ở nhà, và nếu bé cần nhổ nước bọt (nước miếng) thì có thể nhổ ngay vào cái bồn nhỏ bên cạnh ghế...

Phần thưởng
Sách vẽ, bút màu, chong chóng, bóng bay... Những món quà bé yêu thích là cách tuyệt vời nhất để biến những chuyến thăm khám bác sỹ trở thành một cuộc đi chơi. Ngay khi thấy bé tỏ ra căng thẳng, ba mẹ có thể nhắc bé về phần thưởng, hỏi xem bé sẽ lựa chọn phần thưởng nào, suy nghĩ về những điều vui vẻ như thế giúp bé quên đi nỗi sợ hãi.

Không gượng ép
Nếu đã thử tất cả những biện pháp trên này mà bé vẫn không bớt căng thẳng, bé có thể chưa thật sự sẵn sàng cho việc khám Nha. Trong trường hợp này, hầu hết các bác sỹ sẽ cố gắng khám nhanh để cho ba mẹ của bé biết tình hình răng miệng cho bé ở nhà. Một vài tháng sau đó, ba mẹ có thể thử cho bé đi lại một lần nữa.

Chỉnh hình răng cho bé
Chỉnh hình răng (niềng răng) thường chỉ được các bác sĩ chuyên khoa khám và chỉ định điều trị khi răng của bé có tình trạng sai lệch về răng hoặc hàm như nhô, móm, cắn hở, răng mọc chen chúc, sai khớp răng do bệnh lý sứt môi, hở hàm ếch, thiếu răng bẩm sinh hoặc do nhu cầu điều trị phòng tránh mọc lệch lạc cho bé.

Chỉnh hình răng thường được áp dụng khi bé đã thay răng sữa, tuổi phổ biến nhất của chỉnh hình răng là từ 10 - 12 tuổi. Tuy nhiên, có một số bé răng bị lệch lạc nặng như cắm ngược, răng cửa trên nằm trong răng cửa dưới hoặc xương hàm dưới phát triển qua mức cần phải can thiệp sớm nhất là sau khi răng cửa trên mọc lệch ra ngoài răng cửa dưới thì thường được niềng khi 7 - 8 tuổi.

Thời gian niềng răng: Tùy thuộc vào mức độ nặng của sai lệch mà thời gian niềng răng kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Quy trình: Thông thường, bé sẽ được khám ngoại trú. Thời gian khám chỉ kéo dài từ 15 đến 30 phút. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà nha sĩ sẽ có lịch hẹn phù hợp với từng bệnh nhân.

Chi phí: Chi phí cho một ca niếng răng cũng tùy thuộc vào từng trường hợp như mức độ bệnh và thời gian can thiệp, tối thiểu là 1 triệu đồng, những trường hợp phức tạp, thời gian dài, sử dụng nhiều khí cụ thì chi phí sẽ cao hơn, từ 15 triệu đồng trở lên.

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé ra nhiều mồ hôi biểu hiện bệnh gì? (23/6)
 Phát ốm vì nằm đệm nước (22/6)
 Trẻ em không nên sử dụng lô hội (22/6)
 Cho trẻ mặc quần kéo khóa, phải cẩn thận (22/6)
 Ói ở trẻ nhỏ - một số nguyên nhân thường gặp (20/6)
 Cho trẻ đi bơi: đề phòng tai bị viêm nhiễm (20/6)
 Hạ sốt cho trẻ: Không chỉ dùng thuốc (20/6)
 Tiêm phòng cúm H1N1: Trẻ em là đối tượng cần ưu tiên (19/6)
 Phòng tránh rôm, nhọt cho trẻ (19/6)
 Trẻ dưới 3 tuổi không nên dùng kem đánh răng (19/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i