Não bộ của trẻ
   Chủ đề 5: Dạy bé cảm nhận và kiểm soát cảm xúc
 

Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục, được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)

Tác giả công trình:
Diane Trister Dodge và Cate Heroman.

Bạn có biết những người mà bạn thấy rằng họ giỏi thấu hiểu tâm lý và đồng cảm với những người khác? Những người này có thể cho bạn biết họ đang nghĩ gì. Họ dường như cũng biết chính xác người khác đang cảm nhận ra sao về một vấn đề. Những người nắm bắt được ý nghĩ, cảm xúc, bật đúng kênh tâm hồn cảm nghĩ với người khác... họ cũng biết cách làm thế nào để điều khiển và chế ngự cảm xúc mạnh mẽ của bản thân, ví dụ như sự giận dữ... nhờ vậy mà họ không bị phiền toái với những cư xử của mình.

Những người kiểm soát tốt cảm xúc đó được gọi là những người có trí tuệ xúc cảm (EQ). Tại sao trí tuệ xúc cảm lại quan trọng? Trẻ em có trí tuệ xúc cảm dường như cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng thích nghi được với môi trường trường lớp mới. Chúng dễ dàng hòa nhập với bạn bè, thầy cô và thậm chí cả những người mới quen. Những trẻ này thường được mọi người yêu mến và dễ dàng chấp nhận. Chúng biết cách làm sao để làm việc tốt, hiệu quả trong một nhóm nơi mình là thành viên. Đồng thời, chúng hiếm khi đánh mất sự kiểm soát và gặp rắc rối trong vấn đề cư xử.

Dạy con bạn những bài học nền tảng về cảm xúc ngay trong giai đoạn 5 năm đầu đời. Đó là khi bố mẹ thực sự có thể tạo ra ở con mình một sự khác biệt so với các bé khác, và làm tốt nhất những gì có thể cho con mình trên cương vị phụ huynh của trẻ.

Sự hòa hợp:

Bạn có thể dạy bé về xúc cảm bằng cách hòa hợp với bé. Các khoa học gia gọi đây là sự hòa hợp. Sự hòa hợp nghĩa là bạn biết bé đang cảm nhận thấy gì, và bạn cũng có thể khiến bé nhận thấy rằng bạn hiểu những gì bé đang cảm nhận. Khi làm được điều này, bạn sẽ giúp xây dựng lên những liên kết trong bộ não bé để tạo ra những cảm xúc đó. Bạn đang mắc nối những đường liên kết bộ não bé tới sự thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ. Bạn đang xây dựng trí tuệ xúc cảm cho con mình.

Để có sự thấu hiểu, đồng điệu với con; bạn cần phải là một người quan sát tốt. Khi bạn quan sát, theo dõi những gì con bạn làm, lắng nghe những gì bé nói, hãy tự hỏi bản thân rằng:

Bé đang cảm thấy thế nào?

Mình nên phản ứng lại ra sao?

Làm thế nào để bạn cho bé biết rằng mình hiểu bé?

Nắm bắt được suy nghĩ và cảm xúc của con, việc đó cũng giống như bạn có một tấm gương sẵn sàng phản chiếu lại những gì bạn nghĩ rằng con mình đang cảm nhận thấy lúc đó. Dưới đây là một vài ví dụ về những phản ứng bạn có thể làm, và vì sao những điều này lại là quan trọng.

Nếu con bạn Bạn có thể Vì sao điều này quan trọng?
Cười với bạn Cười lại
Xoa đầu bé
Nói với bé
Điều này dạy bé làm thế nào để có những mối liên hệ, liên quan với người khác, và nhất là: bạn yêu bé biết nhường nào.
Bất ngờ bởi một âm thanh, tiếng động, và bé khóc thét lên. Ôm bé, vỗ nhẹ nhàng, thì thầm với bé: "Tiếng ồn lớn quá làm con mẹ sợ này. Con đừng lo nhé! Mẹ không để bất cứ điều gì xấu xảy ra với con đâu!" Điều này cho bé thấy rằng bé luôn được che chở, bảo vệ an toàn, và bạn rất hiểu những gì bé cảm thấy.
Cảm thấy phấn khích khi nhìn thấy một con chó/ con mèo đi ngang qua Cho bé thấy bạn cũng có cảm giác thích thú như bé, và nói: Ô! Con mèo xinh làm sao! Con nhìn này! Con muốn vuốt lông nó không nào! Đáng yêu quá! Điều này khích lệ bé khám phá Thế giới và làm tăng cảm giác hưng phấn, thích thú tích cực ở bé.
Nhìn thấy một người lạ (Ai đó mà bạn biết) và khóc thét sợ hãi Ở bên bé, cam đoan một lần nữa với bé rằng bé vẫn được an toàn, và giới thiệu bé với người bạn đó của gia đình. Điều này giúp bé học cách tin tưởng người khác và vượt qua sự sợ hãi khi gặp người mới.

Khi bé đã lớn hơn, bạn có thể trao đổi, nói với bé nhiều hơn về cảm xúc, nhờ vậy bé có thể học các từ để tự bé nói lên bé cảm thấy thế nào. Trẻ em học cách sử dụng từ thay thế việc biểu hiện bằng hành động của chúng khi chúng có cảm xúc mạnh, là đang phát triển sự tự điều khiển cảm xúc. Bé biết bé cảm thấy gì, và có thể để người khác biết mà không phải hành độc bột phát biểu hiện ra ngoài. Dưới đây là vài ví dụ:

Nếu con bạn Bạn có thể Vì sao điều này quan trọng?
Khóc khi bạn đưa bé đi mẫu giáo Ở lại một lúc cùng con.
Giúp bé tìm thứ gì đó để chơi.
Nói với bé: "Con sẽ an toàn khi ở đây. Khi nào mẹ đi ra ngoài, chỉ 1 lát thôi, cô giáo sẽ chăm sóc và chơi với con nhé! Mẹ sẽ quay lại rất nhanh, và 2 mẹ con ta sẽ quay về nhà".
Bé cần thời gian để cảm thấy quen với nơi mới, và tin tưởng rằng bạn sẽ quay lại để đón bé.
Rất tự hào khi đưa cho bạn xem một bức tranh bé mới vẽ, một tác phẩm tạo hình bé vừa hoàn thành Hãy giành thời gian để quan sát, trao đổi với con và đưa ra lời nhận xét chân thành của bạn: "Con đã vẽ rất say sưa và thích thú. Bức tranh thật đẹp. Nói cho mẹ biết, con thích điều gì nhất ở bức tranh của mình nào?"  Xây dựng cho bé sự tự tin và tạo sự hứng thú giúp bé nói về những gì mình đã làm (cách thể hiện suy nghĩ, truyền đạt ý tưởng).
Ném cát vào bạn (khi bạn bé cố lấy cái xẻng của bé trong khu chơi với cát). Nói: "không, con không nên ném cát vào bạn như thế. Nó sẽ khiến bạn đau. Con hãy nói với bạn: Tớ đang chơi với cái xẻng này, tớ sẽ đưa bạn khi tớ đào xong cái hố này nhé!" Bạn đang giúp bé phát triển sự tự chế ngự và điều khiển hành vi, đồng thời bạn cũng đóng vai trò cung cấp hành động mới, những từ ngữ phù hợp để dàn xếp trong những tình huống có vấn đề.

Một đứa trẻ được an toàn là một đứa trẻ đang học sự tự chủ.

Cảm giác an toàn và được che chở chính là điều kiện cần để trẻ bắt đầu học về sự tự chủ. Sự quan tâm của cha mẹ dạy cho trẻ biết rằng: Thế giới này an toàn và có nhiều nơi thú vị. Hãy phản ứng lại khi bé cần bạn, bình tĩnh và yêu thương có thể giúp bé cảm thấy được che chở. Ghi nhớ sự bình tĩnh và tình yêu không phải dễ dàng. Mỗi bậc phụ huynh có những thời điểm cảm thấy mình căng thẳng, giận dữ hay bực tức. Nhưng nếu bạn thể hiện ra cơn giận dữ lên bé bằng cách la hét, tóm bé và hành động thô bạo, hay tảng lờ đi những nhu cầu và đòi hỏi thích đáng của bé... bé có thể sẽ trở nên sợ hãi, lo lắng, trầm cảm. Nếu việc này diễn ra vài lần, nó có thể làm bé cảm thấy bị tổn thương. Nhưng nếu việc đó diễn ra liên tục thường xuyên, nó có thể thực sự làm thay đổi bộ não bé và đặt bé vào tình trạng đáng báo động.

Lo lắng và sự hãi làm sản sinh ra chất hóa học gọi là cortisol - thứ có thể phá hủy tế bào bộ não. Một đứa trẻ mà có nhiều trải nghiệm về lo âu sợ hãi sẽ dễ có nguy cơ gặp rắc rối ở trường lớp - môi trường liên quan nhiều tới tập thể và các mối quan hệ con người, sự tập trung suy nghĩ cao độ, những suy nghĩ logic và nỗ lực học tập. Mỗi cá nhân trẻ cần được yêu thương chăm sóc để có được cảm giác an toàn và sự phát triển tối ưu.

Hướng dẫn cách đảm bảo bình an và thể hiện tình yêu thương cho bé:

Trẻ em cũng cần có sự chỉ dẫn. Chúng phát triển sự tự điều khiến nếu chúng được người lớn xung quanh yêu quý và dạy một cách kiên quyết hành vi nào là phù hợp, hành vi nào là nên làm, hành vi nào không nên. Làm sao để bạn làm được điều này? Dưới đây là một số bước quan trọng bạn có thể tham khảo:

Chắc chắn rằng bé được an toàn. Sẵn sàng ngăn chặn bất cứ những tác nhân, tác động hay những kích thích nào không an toàn tới bé: "Không trèo lên bàn. Con có thể bị ngã đau đấy".

Nói với bé những gì bé có thể làm: "Nếu con muốn trèo, con có thể trèo lên ghế sofa nhé!"

Đóng vai trò gương mẫu cho bé: Ghi nhớ rằng bé thường bắt chước hành vi của người lớn - bé chưa thể phân biệt được tốt và xấu - do vậy hãy cố gắng cẩn trọng trong các hành vi trước mặt con mình.

Đặt ra những giới hạn rõ ràng và những luật lệ đơn giản. Trẻ em cảm thấy an toàn hơn khi chúng biết mọi người mong chờ mình làm gì, mình làm gì để người lớn tán thành và khen ngợi.

Sử dụng từ "Không" càng ít càng tốt. Nếu trong trường hợp bạn phải nói "không" với bé, hãy giải thích lý do vì sao bé không được làm, không nên làm điều đó, hãy giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản thôi.

Đưa ra những lựa chọn: "Con không thể ném đồ chơi đi. Con có thể ném quả bóng này hoặc túi cát ở kia. Con thích cái gì trong 2 thứ này nào?"

Lên kế hoạch những điều thú vị cho bé làm. Một đứa trẻ bận rộn chơi sẽ ít có khả năng thực hiện hành vi sai lầm hơn.
Không có vấn đề gì dù bạn giận dữ hay thất vọng ra sao. Bạn không bao giờ được mất bình tĩnh trước con, khiến bé bất ngờ, bàng hoàng. Làm bé sửng sốt, bàng hoàng có thể khiến bé bị tổn thương não bộ vĩnh viễn. Mất kiểm soát và thể hiện cơn giận lên trẻ có thể để lại những vết thương lâu dài nếu việc đó liên tục diễn ra. Hãy tìm ngay một thành viên gia đình, một người bạn hay một chuyên gia sức khỏe có thể giúp bạn lấy lại sự kiểm soát với bản thân.

Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chủ đề 6: Mối quan hệ với những người xung quanh (20/10)
 Chủ đề 7: Nói và lắng nghe trẻ (31/10)
 Chủ đề 8: Chia sẻ việc đọc sách cùng con (5/11)
 Chủ đề 09: Âm nhạc và toán học (3/12)
 Chủ đề 10: Di chuyển và hành động (3/12)
 Chủ đề 11: Vui chơi - Cách thức học tập và lớn lên đặc biệt của trẻ em. (3/12)
 Chủ đề 12: Nghệ thuật – một loại hình ngôn ngữ khác (11/12)
 Chủ đề 13: Tự chăm sóc bản thân (11/12)
 Chủ đề 14: Chọn trường cho bé (11/12)
 Chủ đề 15: Những điều cần lưu tâm, ghi nhớ (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i