Giáo dục mầm non
   Hỏi - đáp
 

Chuyên đề Thử nghiệm khám phá tại trường Mầm non
Tuổi Ngọc,Q.8

PV: Thưa cô, có ý kiến cho rằng các chuyên đề mới của Bộ như chuyên đề giáo dục Âm nhạc, làm quen với toán, Làm quen với văn học và chữ viết không hề có tác dụng gì với trẻ và với giáo viên? Ý kiến của cô về vấn đề này?

Cô Kim Thanh: Nếu ai có hiểu biết về chuyên môn và về trẻ em thì sẽ thấy rõ tác dụng của các chuyên đề đó với sự phát triển của trẻ như thế nào. Từ các chuyên đề trên trẻ em được rất nhiều, trước hết là môi trường học tập và sinh hoạt tại trường được cải thiện rất nhiều so với trước, trẻ được học âm nhạc trong các phòng hoạt động âm nhạc thật đầy đủ tiện nghi và đúng chuẩn có đầy đủ nhạc cụ, có thể học hát, luyện tai nghe, làm quen với các giai điệu từ rất sớm, biết vận động theo nhạc. Âm nhạc đã giúp chúng ta giáo dục trẻ em và phát  triển tâm hồn đứa trẻ rất dễ dàng. Đăc biệt nhờ có chuyên đề chúng ta đã trang bị được nhiều đàn và các nhạc cụ khác nhau để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu được nội dung của chương trình. Các chuyên đề khác cũng thế, nhờ cách dạy và tổ chức hoạt động theo kiểu mới, trẻ được hoạt động tích cực hơn, và được chuẩn bị các kiến thức cần thiết cho việc đi học lớp một ở bậc tiểu học. Tác dụng đối với trẻ rất rõ, đến các phụ huynh còn nhận thấy. Với giáo viên các chuyên đề cũng có tác dụng lớn, vì dạy theo hướng đổi mới, giáo viên là người tổ chức cho trẻ hoạt động không cần phải nói nhiều, không nhồi nhét kiến thức, không quá quan trọng việc rèn kỹ năng trẻ như xưa. Mục đích tăng cường hoạt động cho trẻ là mục đích của các chuyên đề, tất nhiên giáo viên cần phải suy nghĩ để có thể làm đúng tinh thần đó. Cái gì mới và chưa quen thì thấy khó là đúng, song có tác dụng cho trẻ thì ta phải làm.

PV: Một số giáo viên cho rằng công việc của họ rất vất vả, những cán bộ quản lý của ngành có nhìn thấy điều đó?

Cô Kim Thanh: Từ nhiều năm nay các chuyên đề vệ sinh, chuyên đề cơ sở vật chất mà Bộ hướng dẫn được thực hiện tốt ở thành phố đã giúp giảm tải lao động cho giáo viên rất nhiều, ví dụ làm nhà vệ sinh trong lớp, trang bị máy giặt, máy hấp khăn vệ sinh cho giáo viên tập trung chăm sóc giáo dục trẻ. Các hoạt động âm nhạc, thể dục, thư viện, vườn cây của bé, tăng cường điều kiện cho trẻ hoạt động cũng đồng nghĩa với việc giáo viên có phương tiện làm việc một cách khoa học hợp lý, không giống như lao động cực nhọc của giáo viên mầm non hồi xưa. Việc xây dựng trường lớp ngay từ khâu thiết kế bản vẽ đã được góp ý tỷ mỉ để mọi lao động của giáo viên sau này được hợp lý hoá tối đa. Đó chính là những cải tiến quan trọng của ngành GDMN thành phố từ nhiều năm nay và là những cố gắng rất lớn của các nhà quản lý giáo dục từ Bộ tới Sở tới Phòng Giáo Dục. Không phải bỗng dưng chúng ta có những mái trường Mầm non đầy đủ tiện nghi và đẹp đẽ như hôm nay. Chúng ta cần phải nhớ ơn những người đi trước và đừng phủ nhận hết mọi công lao của họ. Công việc của giáo viên mầm non giống như công việc của những người mẹ nuôi con nhỏ, mệt và vất vả nhưng có người mẹ nào lại từ chối đứa con bé bỏng của mình khi chúng ta cần ăn, cần ngủ, cần chơi?

PV: Một số giáo viên có ý kiến rằng có nhiều cuộc thi ngành giáo dục tổ chức cho giáo viên gây tốn kém và vất vả cho giáo viên. Ý kiến của cô về vấn đề này?

Cô Kim Thanh: Từ nhiều năm nay Sở Giáo Dục đã cải tiến nhiều về vấn đề này. Chúng tôi đã bỏ khá nhiều các cuộc thi cấp thành phố mà trước kia hay tổ chức, ví dụ như thi tay nghề giáo viên cấp thành phố, thi đồ dùng dạy học cấp thành phố, thi tiếng hát giáo viên mầm non…Chỉ có những chuyên đề nào mà Bộ giáo dục yêu cầu thì mới tổ chức và hết sức gọn nhẹ, ví dụ tuyển tập các trò chơi, các giáo án tốt để chia sẻ cho các giáo viên khác bằng cách đưa lên mạng hoặc in thành sách. Những việc đó cũng không bắt buộc mà ai có thì nộp. Như vậy chúng ta đã giảm khá nhiều việc so với trước kia, có một số quận còn tổ chức các cuộc thi theo phong trào khá nhiều. Chúng tôi có hướng dẫn từ tháng 8-2005, khi triển khai nhiệm vụ năm học mới cho nhiều phòng giáo dục là không nên tổ chức nhiều cuộc thi, giành thời gian cho các trường lo chuyên môn. Không nên làm những việc có tính phong trào quá nhiều, gây mệt mỏi và tốn kém. Việc đánh giá tay nghề giáo viên mỗi năm học do ban giám hiệu các trường tự làm thông qua việc kiểm tra, dự giờ, dự các hoạt động và công việc chăm sóc giáo dục trẻ ở mỗi lớp theo kế hoạch của từng trường. Với trẻ thì Sở cũng bỏ việc thi Bé khỏe bé ngoan cấp thành phố từ nhiều năm nay, các giáo viên chỉ phân loại trẻ theo kênh sức khỏe, nếu bé nào kênh A và đi học đều thì đạt danh hiệu bé khỏe bé ngoan. Như vậy hầu như không còn cuộc thi nào ở cấp Sở và cấp Bộ nữa.

PV:
Xin cám ơn cô!

Cô Kim Thanh
Trưởng Phòng mầm non Sở GD-ĐT TPHCM

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tiền Giang: Tập huấn chương trình Kidsmart (19/12)
 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các trường mầm non không phép (16/12)
 Nên cho trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi học tiếng Anh! (14/12)
 MN Quận trọng điểm, Quận Gò Vấp: Bé xem múa rối vui giáng sinh. (13/12)
 Giáo viên mầm non: Ngày dạy, đêm hồi hộp... (9/12)
 Chuẩn bị cẩn thận khi xóa trường mầm non bán công (8/12)
 Xin hãy làm giáo viên mầm non 1 ngày... (5/12)
 Kinh phí nhà nước sẽ cấp trực tiếp cho học sinh (4/12)
 Hội thảo đóng góp ý kiến thực hiện luật giáo dục sửa đổi và Nghị Quyết 05/2005 NQ-CP (3/12)
 Hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng làm quen văn học và chữ viết” (2/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i