Giáo dục trẻ
   Nhu cầu về riêng tư
 

Bé bắt đầu bước vào lớp Một được gần 2 tháng rồi. Với các bậc phụ huynh, con mình đã lớn đến đâu, và bạn nhận thức thế nào về nhu cầu riêng tư của trẻ?

Cần hiểu rằng, trẻ bắt đầu bước vào trường phổ thông, nhân cách trẻ đã có sự phát triển lớn. Phát triển cá tính và quyền riêng tư cho trẻ cần được nhận thức và tôn trọng cao.

Một nhóm phụ huynh ngồi với nhau, và những câu hỏi chắc chắn xảy ra:

- Có bao giờ bạn kiểm tra ngăn kéo đồ của con không?
- Có bao giờ bạn đọc trộm nhật ký của con?
- Các hoạt động nào của con bạn cần kiểm soát chặt chẽ?

Mỗi một trong các tình huống này đều có thiên hướng bị sự phê bình chỉ trích, các chuyên gia tâm lý giáo dục nói, nhưng một khi tiêu chuẩn so sánh hữu ích là để cân nhắc rằng vấn đề bạn đang quan tâm có thể có tác động tới sự an toàn của con mình.

Nếu bạn chỉ cảm giác tò mò một cách bình thường về những suy nghĩ và những hoạt động của con, sau đó bí mật theo dõi để trẻ không biết - sớm hay muộn, tự chúng sẽ phát hiện ra hành vi không thực sự tốt đẹp của bạn. Nếu trẻ bắt được bạn đang rình mò, chúng sẽ cảm giác ghi nhận sự xâm phạm của bạn vào không gian riêng của chúng như một sự vi phạm tin tưởng của cha mẹ với con cái.

Nhưng nếu nguyên nhân bạn cảm thấy bắt buộc phải làm thế để kiểm tra xem con bạn là nguyên nhân bạn sợ con mình đang có nguy cơ với nghiện điện tử, bị bắt nạt, học lực tồi tệ, rắc rối với quan hệ bạn bè-thầy cô... nhưng không chia sẻ với bạn... thì đó là nguyên nhân chính đáng. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định thực hiện, phụ huynh hãy hỏi bản thân: Mình đang tìm kiếm gì? Nếu thực sự nhằm mục đích bảo vệ an toàn và tốt cho con (theo cả cách trẻ sẽ nhận ra sau này), thì bạn hoàn toàn có quyền để theo dõi.

Trong thực tế nhiều năm tư vấn cho các bậc phụ huynh về giáo dục và tâm lý trẻ em, các tư vấn viên và các nhà tâm lý-giáo dục hiếm khi nghe thấy phụ huynh nào trình bày việc lục lọi phòng con mà không có lý do chính đáng.

Dù thế nào đi nữa, hãy nghi nhớ nguyên tắc: "Nhu cầu của phụ huynh nhằm chắc chắn con mình đang sống và học tập an toàn sẽ vượt lên cả nhu cầu riêng tư của trẻ. Sau tất cả, nếu con bạn không an toàn, thì chẳng có gì còn giá trị cả".

Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khối hình giúp bé học tiếng Anh (19/11)
 Mẫu giáo lớn của Mỹ cũng dạy học trước (19/11)
 Dạy con cách tặng quà (19/11)
 Dạy trẻ biết "tôn sư trọng đạo" (19/11)
 Đừng để bé dùng nước mắt làm vũ khí (18/11)
 Cùng con trò chuyện về giới tính (18/11)
 Khi bé con nhút nhát (18/11)
 Dạy bé 1 tuổi kết bạn (16/11)
 Dạy con cách nắm bắt thông tin nhanh nhất (16/11)
 Dạy con cách quản lý thời gian (13/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i