Mang thai và sinh đẻ
   Kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh
 

Đừng lo lắng nếu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh ‘dở chứng' (so với chu kỳ kinh nguyệt trước khi bạn có bầu).

Dưới đây là những câu hỏi về sự thay đổi kinh nguyệt sau khi bạn có con:

1. ‘Tôi đã sinh một bé trai khỏe mạnh từ năm ngoái nhưng kinh nguyệt vẫn chưa trở lại. Có trục trặc gì không?'

Tình trạng chậm kinh sau sinh khá phổ biến. Một số phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt ngay sau sinh vài tuần nhưng một số khác thì phải đợi cả năm, nhất là khi bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu lo lắng, bạn cần đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hormone để lấy lại chu kỳ kinh nguyệt.

2. ‘Nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?'

Ở một số người mẹ, nuôi con bằng sữa mẹ phá vỡ sự rụng trứng thông thường, gây bất thường kinh nguyệt. Khi cơ thể sản xuất sữa, tuyến yên tạo nên nhiều prolactin hơn - chất ngăn cản chức năng buồng trứng. Cũng có một số người mẹ có kỳ kinh đều đặn bất chấp sự sản xuất của prolactin nhưng một số khác bị mất kinh.

Có người mẹ bị vô kinh trong vài tháng nhưng không phải ai cũng thế. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chu kỳ kinh có thể xuất hiện mỗi 3 tuần hoặc 6 tháng một lần. Không nên quá lo lắng về sự bất thường của kinh nguyệt trong 6 tháng đầu tiên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

3. ‘Kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh của tôi nhiều và bị đau hơn. Điều này có bất thường không?'

Phần lớn các kỳ kinh sau sinh đều bất thường nhưng hiếm khi là cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Lượng máu nhiều và bị đau ở lần kinh nguyệt đầu tiên sau sinh khá phổ biến. Nguyên nhân vì cơ thể vẫn chưa làm quen được với sự rụng trứng như bình thường.

4. ‘Tôi cảm thấy rất khó chịu khi sử dụng băng vệ sinh. Điều này là thế nào?'

Cuộc "vượt cạn" có thể làm cổ tử cung bị yếu đi, các cơ âm đạo cũng kém độ chắc, khỏe. Hai yếu tố trên khiến cảm giác khi sử dụng băng vệ sinh không như bình thường. Để làm chắc khỏe cơ quanh thành âm đạo, các chuyên gia khuyên bạn nên tập Kegel (đơn giản là co khít các cơ âm đạo như khi bạn nín tiểu rồi từ từ thả lỏng). Bạn không cần luyện tập quá nhiều, 10 động tác Kegel, chia làm 3 lần mỗi ngày là hợp lý.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhận biết những dấu hiệu ban đầu của thời kỳ thai nghén (20/11)
 Cung cấp thêm oxy cho thai (20/11)
 Chứng chlamydia trong thai kỳ (19/11)
 Một số bài thuốc Đông y tạo dáng sau sinh (19/11)
 Bị ung thư vú có thể sinh con? (18/11)
 Khó thụ thai, phải chăng do tư thế? (18/11)
 Lo lắng phát xạ từ laptop gây hại cho thai (18/11)
 Thông tin quanh việc khó thụ thai (17/11)
 Gợi ý cho một thai kỳ khỏe mạnh (16/11)
 Nhận biết chuyển dạ sớm (13/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i