Giáo dục trẻ
   Nuôi dưỡng lòng tự trọng cho trẻ nhỏ: Cha mẹ là chìa khóa thành công.
 

Đã hơn 100 năm qua, các nhà khoa học đã cho biết rằng cuộc sống tình cảm, tinh thần của trẻ em ảnh hưởng mạnh mẽ tới những mối quan hệ cá nhân, hành vi cư xử và khả năng học tập của chúng. Những cuộc nghiên cứu khoa học gần đây nhấn mạnh vào tầm quan trọng của những năm đầu tuổi thơ như là một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự phát triển khả năng trí tuệ và tinh thần trong tương lai của trẻ, và nhất là lòng tự trọng. Trẻ em có một nhận biết khá lành mạnh về lòng tự trọng khi cảm nhận thấy được những người lớn - những người quan trọng với cuộc sống của trẻ - yêu chúng, chấp nhận chúng, và luôn dõi theo chúng để sẵn sàng giúp đỡ, đảm bảo cho trẻ sự an toàn, hạnh phúc và sức khỏe. Lòng tự trọng thấp (cảm thấy không được yêu mến, không được chấp nhận, mọi người không muốn mình) thường dẫn tới khả năng yếu kém trong học tập, khó tuân thủ kỷ luật, và sau này trong cuộc sống dễ bị thất vọng. Dưới đây là một vài nhân tố quan trọng cho những gì trẻ nhỏ cần để phát triển tình cảm một cách lành mạnh.

Sự tận tụy, tận tâm

Mọi trẻ em đều cần ít nhất một người lớn để tin tưởng, cảm thông và chia sẻ, người để bé kết nối và luôn bên cạnh chúng trong một khoảng thời gian dài. Không có điều này, trẻ dường như khó lòng học được sự tin tưởng, hoặc sẽ buồn khổ, âu sầu, mất niềm tin, thậm chí là không tin tưởng vào ai nữa. Điều này cũng tạo ra một sự ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến khả năng phát triển các mối quan hệ xã hội hữu ích của trẻ, có thể gồm cả các quan hệ với người trông trẻ hay với giáo viên. Thêm vào đó, một đứa trẻ thiếu một người lớn để trông mong, tin tưởng và dỗ dành, an ủi chúng khi cần thiết sẽ không cảm thấy mình được yêu thương, không có những cử chỉ yêu thương dành cho người khác. Bởi vì bé chưa bao giờ có kinh nghiệm hay cảm nhận được lòng thương, bé không có gì để cho. Một người lớn tận tâm và nồng hậu có thể tái tạo sự cân bằng cho một đứa trẻ.

Sự giao tiếp

Giao tiếp là một phương tiện để phát triển vấn đề trí tuệ, trao đổi thông tin, chia sẻ cảm xúc và phát triển các mối quan hệ tình cảm sâu sắc. Một phụ huynh hay thành viên trong gia đình, người biết cách nói chuyện và khuyến khích một đứa trẻ về những thứ bé đang làm, đang nghĩ và đang cảm nhận sẽ làm tăng sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, và giúp trẻ xây dựng sự tự tin, độc lập cho bản thân mình.

Ranh giới

Những giới hạn hợp lý và kiên định vừa phải sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, cảm thấy mình là một người tốt, và cảm thấy được yêu quý. Thường thường, một đứa trẻ sẽ không cố gắng để đạt được tiêu chuẩn đặt ra của người lớn, sẽ không kiềm chế cơn bốc đồng tức thời, và sẽ không thấy lo lắng hay áy náy để cố gắng thêm, trừ phi trẻ đã biết những tiêu chuấn đó và sự tuân theo nó đã từng có kết quả, bé hiểu sự giới hạn, đồng thời bé cũng luôn thích và tôn trọng người lớn.

Hiểu rõ các giá trị và đánh giá đúng trẻ

Ý thức về giá trị bản thân của một đứa trẻ dường như dựa vào những phản ứng của người lớn đáp lại niềm yêu thích và sự cố gắng của trẻ hơn là những lời tán dương. Những lời khen thái quá hay tâng bốc có thể làm tăng sự hồ nghi trong trẻ, và nếu quá lố sẽ gạt bỏ người không ngớt lời khen ngợi bé như một người không đáng tin cậy.

Sao chép kinh nghiệm tình huống đã có

Bạn có thể giúp một đứa trẻ phát triển và duy trì lòng tự trọng lành mạnh bằng cách giúp bé đối phó với những tình huống khó khăn. Đương đầu với những hoàn cảnh bao gồm: chia sẻ, điều tiết cơn giận, giải quyết mối bất đồng, và đối phó với áp lực. Suốt thời gian của thất vọng hay khủng hoảng, lòng tự trọng còn mỏng của trẻ có thể được tăng mạnh hơn nếu bạn để bé biết rằng tình yêu và sự hỗ trợ của cha mẹ cho bé luôn không bao giờ thay đổi. Khi khủng hoảng được vượt qua, bạn có thể giúp bé ngẫm nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu tồi tệ. Thời gian tiếp của khủng hoảng xảy ra, bé có thể sử dụng kiến thức đã thu được từ việc vượt qua khó khăn lần trước

Làm gương

Sự cần thiết cho việc học tập xã hội, sự lạc quan, sự thành thạo và ảnh hưởng của vai trò làm gương trong việc dạy trẻ là vô cùng quan trọng, giúp bé trở thành một cá nhân hữu ích và chu đáo.

Cần nhiều thời gian để nuôi dưỡng một đứa trẻ. Chúng đòi hỏi rất nhiều thời gian nhàn rỗi ở bên những người trẻ mến yêu và những người yêu thích chúng. Bố mẹ, những người chăm sóc trẻ chuyên nghiệp, và giáo viên có thể đóng một vài trò quan trọng trong việc phát triển sự tự trọng của trẻ bằng cách đối xử với trẻ một cách có trách nhiệm, đem tới cho trẻ cái nhìn và quan điểm nghiêm túc, và thể hiện sự đánh giá đúng đắn, lạc quan về trẻ.

Theo www.ceep.crc.uiuc.edu/
Ngọc Mai mamnon.com

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con tôi muốn trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý (1/12)
 Dạy bé cách chia sẻ (1/12)
 Cháu hư tại... ông bà (30/11)
 Bé thích quăng đồ khi nóng giận (30/11)
 Đã tới lúc dạy bé cách thu dọn đồ chơi! (30/11)
 Các bé gái biết sợ béo từ tuổi lên… 3 (27/11)
 Khi con muốn thành ngôi sao (26/11)
 Giật mình khi con có biểu hiện lệch lạc giới tính (26/11)
 11 gợi ý dạy toán cho bé mẫu giáo (26/11)
 Xử trí khi bé hay đổ lỗi cho người khác (26/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i