Sức khỏe và Phát triển
   Những biện pháp xử lý dị vật cho trẻ
 

Con trẻ độ tuổi ấu nhi vốn hiếu động, bất kỳ đồ vật nào nhỏ bé và vừa tầm tay đều là những thứ hấp dẫn chúng, thông thường, theo bản năng, bé sẽ nắm lấy và cho vào miệng để thử. Và những tai nạn do dị vật gây ra khiến nhiều trẻ thiệt mạng nếu cha mẹ không kịp xử lý trước khi đưa bé đến các cơ sở y tế.

Dị vật trong mắt

Có rất nhiều thứ dễ bay vào mắt trẻ do khả năng phản ứng của trẻ kém, bụi bẩn, côn trùng và những vật nhỏ rất dễ lọt vào mắt bé. Khi bé khóc, bạn không nên quá hốt hoảng, hãy cẩn thận giữ chặt tay bé, tránh việc bé cuống lên và dụi mạnh mắt khiến giác mạc bị trầy. Nếu bé đã biết nghe lời, bạn bảo bé bình tĩnh chớp mắt trong vài giây xem dị vật rơi ra không?

Nếu không có tác dụng, bạn cần vỗ về con, rửa sạch tay và lật mí mắt bé ra nhẹ nhàng để tìm kỹ trên kết mạc mí mắt trong, trên, và dưới, sau đó dùng kẹp bông khử trùng hoặc vải mềm lau nhẹ để lấy dị vật ra. Nếu vẫn không có tác dụng thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chần chừ để tránh nhiễm trùng mắt bé.

Trường hợp bạn loại bỏ được vật trong mắt nhưng bé vẫn còn đau, điều đó có nghĩa là mắt đã bị tổn thương. Vết thương có thể làm hại thủy tinh thể, gây nguy hiểm cho mắt. Do đó, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chữa trị.

Dị vật trong mũi

Những món đồ chơi nhỏ, các loại hạt nhỏ họ đậu, hạt bắp, nút áo, những viên bi thủy tinh...sẽ "chu du" vào mũi bé khi bé tự mình nhét vào hoặc nghịch đùa cùng bạn. Sau khi dị vật vào mũi, nếu bé có thể tích cực phối hợp thì cha mẹ giúp bé dùng một ngón tay để bịt kín cánh mũi bên kia, rồi khuyến khích bé xì mũi thật mạnh. Cũng có thể dùng cách thổi nhẹ, để bé dùng 2 ngón tay bịt chặt 2 tai, cha mẹ dùng ngón tay ấn mạnh bên cánh mũi không có dị vật để bên này kín hơi rồi dùng miệng thổi nhẹ miệng bé. Đây là cách thực hiện theo cơ chế khí lưu của mối liên hệ tai-mũi-họng để đẩy dị vật ra khỏi mũi cho bé.

Nhưng cha mẹ và cô giáo cần lưu ý nếu dị vật sắc nhọn thì phải theo dõi xem mũi bé có bị nhiễm trùng không, do quá trình lấy dị vật có thể khiến bé bị trầy xước. Không nên tự móc, đẩy vào sâu, bắt trẻ xì hay hít vào vì khi dị vật trơn tròn bị tụt vào sâu có thể gây nguy hiểm. Những dị vật này có thể bị trẻ hít vào trong đường hô hấp (thanh - khí - phế quản), gây ngừng thở, ngạt thở. Tốt nhất hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để bác sĩ gây mê và lấy dị vật ra nhẹ nhàng, tránh gây chảy máu và tổn thương niêm mạc mũi.

Cần lưu tâm đến những loại đồ chơi có kích thước nhỏ. Ảnh: Images.

Dị vật thực quản

Đây là dị vật có mối liên hệ với quá trình ăn uống của trẻ, đặc biệt là những loại dị vật không thể tiêu hóa như đồng tiền xu, xương cá, gà.... Vùng miệng thực quản có lớp cơ vòng để đóng lại - chỉ mở ra cho thức ăn xuống thực quản khi nuốt. Nếu dị vật bị mắc lại, một số cha mẹ thường nén cơm cho trẻ nuốt với hy vọng chúng đi vào dạ dày và bài tiết theo ra theo phân. Tuy nhiên xương thì có thể tiêu hủy còn đồng xu thì không, càng không được móc họng để buộc bé ói ra, vì cách này khiến dị vật càng đi sâu vào thực quản. Cách tốt nhất là hãy đưa bé đến ngay khoa Tai - mũi - họng của các bệnh viện Nhi để bác sĩ kịp thời gắp ra cho trẻ.

Dị vật ở tai

Có 2 loại dị vật thường gặp ở trong tai trẻ là:

Dị vật bất động: Hạt bắp, hạt đậu, đồ chơi nhỏ...có thể ở trong tai khá lâu mà không gây biến chứng gì. Nếu dị vật khá to, gây bít kín, tắc ống tai sẽ làm cho tai bị ù, nghe kém hoặc gây cảm giác đau, ho do phản xạ kích thích nhánh tai của dây thần kinh phế vị.

Những dị vật này tốt nhất là nên dùng tăm bông thấm hồ dính rồi đưa nhẹ vào tai bé, ngoáy nhẹ cho đến khi chạm vào dị vật rồi từ từ đưa chúng ra.

Dị vật cử động: Kiến, ruồi, bọ xít... khi vào tai, bò, chạy vào trong ống tai, gây nên tiếng sột soạt, cắn vào phần da mỏng trong ống tai, chạm vào màng nhĩ gây rát đau tai, có khi gây chóng mặt. Các dị vật sống này, nếu không biết cách xử lý tốt, có thể gây biến chứng bị cắn, đâm rách màng nhĩ. Với những loại côn trùng, hãy lợi dụng tính hướng quang của chúng bằng cách soi đèn vào lỗ tai trẻ, côn trùng sẽ bò theo hướng ánh sáng và tự ra ngoài. Thêm một cách khác là nhỏ vài giọt dầu vào lỗ tai để bít không khí, mùi tinh dầu sẽ khiến côn trùng chết ngạt rồi dùng panh kẹp lấy chúng ra.

 Theo  Webtretho

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm sao để phát hiện ra con bị thiếu máu? (7/12)
 Bỏ cả đống tiền để tăng chiều cao cho con (4/12)
 Hơn 2 tuổi đã phải đeo kính loạn thị (4/12)
 Dấu hiệu và cách phòng viêm phổi cho bé (4/12)
 Bé mắc bệnh... phụ khoa (2/12)
 3 cách khắc phục bé chậm nói (2/12)
 Bé bị rối loạn tiêu hoá có cần xét nghiệm phân? (2/12)
 Bé hay bị ho có đờm, liệu có phải viêm phế quản mãn tính? (2/12)
 Các bệnh khiến bé nôn trớ liên tục (2/12)
 Chứng giun kim ở bé (1/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i