Tâm lý
   Hướng dẫn trẻ sử dụng tiền
 

Dạy cho con về cách sử dụng và quản lý tiền một cách cặn kẽ là một trong những công việc quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ cần làm. Tại sao? "Quản lý tiền bạc tốt đơn giản sẽ giúp hình thành cho bé những thói quen tốt", Adriane Berg, luật sư, nhà môi giới chứng khoán, kế hoạch tài chính và cũng là đồng tác giả của cuốn "Sách Dạy Về Tiền Bạc Tuyệt Vời Nhất Dành Cho Trẻ" với chính con trai cô, Arthur Bochner khi bé chỉ mới 11 tuổi, cho biết.

Dạy con biết sử dụng tiền đúng mục đích từ sớm giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.

"Với trẻ em, càng hình thành các thói quen sớm, chúng càng cảm thấy những thói quen này như những tính cách bẩm sinh có được". Những thói quen đó sẽ theo con bạn suốt cuộc đời chúng. Sau đây là những điều quan trọng cần ghi nhớ, cùng với các hướng dẫn theo từng lứa tuổi.

Các tranh cãi về tiền tiêu vặt: Tiền tiêu vặt có lẽ là chủ đề nóng hổi nhất khi bàn đến sự hiểu biết về tài chính ở trẻ. Hiện nay có không ít những bậc phụ huynh cho phép con tiêu tiền. "Dù sao thì, bạn cần phải có tiền để hiểu được về tiền", Debbie Ammeter, phó chủ tịch của chương trình tài chính nâng cao thuộc Investors Group tại Winnipeg, MB bày tỏ.

Chuyện cho con tiền tiêu vặt thường được giải quyết dựa theo sự định hướng và quan điểm của từng bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh muốn con cái mình làm một số việc nhà nhất định để tự kiếm tiền tiêu vặt. Họ lập luận rằng phương pháp này sẽ dạy cho trẻ biết về cách kiếm tiền. Những người khác thì cho rằng không nên "quy đổi" những công việc nhà bé phải làm ra tiền, bởi chăm sóc nhà cửa là phần công việc tối thiểu của một gia đình. Nhưng tùy vào cách nhìn nhận của bạn, điều kiện của gia đình mà bạn chọn ra cách thức thích hợp khi muốn dạy con hiểu về ý nghĩa, cũng như cách sử dụng đồng tiền thật tốt

Chia nhỏ ra: Nhiều chuyên gia khuyên rằng người lớn nên hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng tiền một cách hợp lý. Trẻ cần được dạy phương pháp sử dụng và phân phối số tiền trẻ có được. Thông thường, kế hoạch chi dùng một món tiền như sau: sẽ có 70% được dành để mua sắm, 10% để tiết kiệm, 10% để làm từ thiện và 10% để đầu tư. Đó là cách thức chung, còn với con trẻ, bạn có thể thay đổi những tỷ lệ này sao cho phù hợp.

Giảng giải kỹ cho bé là với số tiền đó, có thể dùng mua sách, vở, bút viết cho con. Khi trẻ hiểu rõ khoản tiền nào sẽ được dùng với mục đích gì, bé sẽ không thắc mắc và cố gắng dùng tiền đúng mục đích. Bạn cũng có thể giúp bé học thêm được tính tiết kiệm khi cùng thỏa thuận với con sẽ dành tiền để sắm chiếc xe đạp mới, hoặc một món đồ nào con rất thích mà chưa có điều kiện mua được ngay.

Trẻ có tiền tiêu vặt khi giúp cha mẹ việc nhà là lựa chọn của một số phụ huynh.

Để trẻ phạm sai lầm: Dù bạn rất nôn nóng muốn can thiệp vào và giải quyết êm xuôi mọi thứ, nhưng hãy bình tĩnh và để trẻ phạm sai lầm với tiền của chúng. "Con trai tôi, Devon, dành dụm và mua một chiếc tàu điều khiển từ xa, rồi nó hỏng chỉ sau nửa ngày", Lori Mackey tại Agora Hills, CA, người thành lập ra Prosperity4Kids, một công ty chuyên phát triển về các sản phẩm giáo dục tài chính, tâm sự.

Khi chị Lori trò chuyện với con về chiếc tàu bị hỏng, bé nói "Con đã lãng phí tiền của mình". Sau đó chị hỏi xem bé nghĩ bé có thể làm khác được gì không, bé sẽ làm gì vào lần sau. Từ lần "thất bại" này mà chị Lori có dịp dạy con mình nên suy nghĩ thật kỹ khi muốn sử dụng tiền. "Tôi nghĩ, việc tạo ra những sai lầm nhỏ khi bạn còn bé sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn về sau", chị Lori chia sẻ.

Tìm và tranh thủ những khoảnh khắc có thể giáo dục được cho trẻ: Giúp con bạn giữ lại các biên lai thanh toán tiền, để bé có thể hiểu được tiền của mình đi đâu (và hơn nữa, còn có thể trả lại món đồ nào đó bé đã mua mà không hữu dụng). Khi trẻ lớn hơn, đã có thể hiểu về nhiều khái niệm hơi phức tạp hơn một chút, bạn có thể trò chuyện với con về những khoản chi tiêu cần thiết trong nhà, thậm chí là các khoản nợ.

Cố gắng dùng những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để con thấy được cần sử dụng tiền thế nào để không phải vay mượn. Cho trẻ những ví dụ về cách người giàu dùng tiền như thế nào. Chẳng hạn, bạn cần nuôi bò để vắt sữa, chứ không phải là ăn nó. Chỉ những người nghèo, không biết nhìn xa trông rộng, mới ăn thịt những con bò của mình và họ sẽ không bao giờ thoát khỏi cảnh nghèo được.

Những người biết để tiền sang một bên và đầu tư số tiền đó mới là những người đang đi đúng hướng. Mục tiêu cuối cùng là đầu tư một số tiền vừa đủ để bạn có thể sống thoải mái từ tiền lãi cổ phần. Đó chính là bài học "vắt sữa bò." Hãy dạy cho trẻ điều này trước khi chúng loay hoay với việc trả tiền nợ.

Hướng dẫn theo từng độ tuổi:
Dưới 4 tuổi
- Tập đếm với tiền thật ( tránh tiền xu với các trẻ nhỏ).

Từ 5 đến 8 tuổi
- Bắt đầu chỉ dạy bé các khái niệm của sự chọn lựa và loại bỏ. Trong cửa hàng, bạn có thể nói: "con có chừng này tiền, hãy chọn thứ mà con định mua và giải thích cho mẹ vì sao con chọn nó".

- Tránh sử dụng các từ ngữ có thể gây tổn thương, như "Nếu mình mua món đồ chơi này thì Mẹ và Bố sẽ không có đủ tiền để mua thức ăn nữa". Nó có thể rất hiệu nghiệm, nhưng nếu bạn muốn con mình cứ thường xuyên hỏi bạn trước mặt các bạn bè của mình rằng liệu bạn có đủ tiền để mua thức ăn không, thì cứ tự nhiên nói với trẻ như thế.

Nên dạy trẻ dành một khoản nhỏ trong số tiền mình có để tiết kiệm.

Từ 9 đến 12 tuổi
- Hãy để con bạn trích một phần tiền tiêu vặt của mình để mua những món quà nhỏ cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt trong các dịp sinh nhật hoặc lễ tết. Nó có thể đơn giản là vài viên kẹo để chia sẻ với mọi người. Điều này có thể giúp bé học cách biết chia sẻ, cũng như là quy định khoản ngân sách của chính mình.

- Thỉnh thoảng, có thể gọi bé đến ngồi cùng bạn khi bạn thanh toán các hóa đơn trong gia đình, để bé có thể hiểu được những khoản tiền trong tháng cần chi dùng cho gia đình là bao nhiêu so với thu nhập của cha mẹ. Dạy bé đọc những tờ hóa đơn, hoặc nhờ bé giúp mình cộng tổng số tiền phải chi trả là bao nhiêu, việc này vừa giúp trẻ hiểu cách thức giao dịch cũng như phương thức chi trả những khoản tiền trên.

Từ 13 tuổi trở lên
- Cùng con lập ra những kế hoạch lâu dài, như dành dụm tiền cho con đi học đại học, hoặc mua xe máy mới khi con có việc làm, để giúp con biết tiết kiệm cho những mục đích dài lâu.

- Nếu con bạn đang làm thêm và biết cách tiêu tiền có trách nhiệm, hãy bàn bạc với con để sử dụng món tiền đó hợp lý. Có thể đề nghị con bạn cùng chia sẻ những khoản chi phí trong gia đình như một người trưởng thành và có trách nhiệm thực sự.

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức (16/12)
 Thích phớt lờ ở tuổi lên 2 (15/12)
 Giúp bé yêu tự tin khám phá (15/12)
 Con đến tuổi thích 'vặn vẹo' (15/12)
 7 câu nói cha mẹ nên tránh (14/12)
 Trẻ yếu đuối (14/12)
 Năm lỗi điển hình của cha mẹ (14/12)
 Khi bé bỗng nhiên trở thành anh, chị (11/12)
 Lựa chọn đồ chơi cho trẻ theo độ tuổi (11/12)
 Luyện thói quen tốt cho trẻ càng sớm càng tốt (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i