Giáo dục mầm non
   Chuyện nhà trẻ ở Mỹ
 

Sau khi căn cứ vào điều kiện tài chính của gia đình, ngoài việc chọn nhà trẻ gần nhà hay nơi làm việc, các bậc phụ huynh Mỹ còn phải đăng ký trước khoảng 6 tháng thì mới hy vọng có được chỗ cho con.

Đại đa số các bậc phụ huynh Mỹ không kỳ vọng con mình đi trẻ sẽ học được thêm nhiều kiến thức về văn hóa, nghệ thuật. Họ cho rằng mục đích của giáo dục mầm non là thỏa mãn tính hiếu kỳ ngày càng tăng, bồi dưỡng trí tưởng tượng phong phú, khích lệ sự phát triển về ngôn ngữ và thông qua hoạt động tập thể để bồi dưỡng sự hòa nhập của xã hội. Nhưng mấy năm gần đây, nhiều nhà trẻ chất lượng cao cũng bắt đầu dạy đọc, viết và các phép tính đơn giản, ngoại ngữ cho trẻ sắp tới tuổi đến trường. Đồng thời, họ còn bố trí thêm những bài học ngoài trời như bơi, thể dục, võ thuật... nhằm cân bằng giữa học và chơi.

Học phí phải đóng đương nhiên sẽ tăng lên cùng với số môn học ngoài trời mà cha mẹ lựa chọn cho con.

Ở Mỹ, nhà trẻ chủ yếu là do tư nhân thành lập. Nhà trẻ công chỉ có trong quân đội chủng nhằm đảm bảo để binh lính, sĩ quan yên tâm công tác.

Ngoài các nhà trẻ thuộc Bộ Quốc phòng, nước này còn có nhà trẻ phi lợi nhuận do một số giáo hội và khu phố tổ chức. Tuy nhiên, khác với bậc giáo dục tiểu học và trung học (miễn phí), nhà trẻ Mỹ dù là công lập hay tư thục đều thu phí, trong đó nhà trẻ tư thu phí cao hơn nhiều.

Mức thu cao hay thấp còn phụ thuộc độ tuổi của trẻ, thời gian gửi cũng như cơ sở vật chất của trường. Học phí gửi trẻ sơ sinh và chuẩn bị vào lớp 1 là cao nhất, vì lứa tuổi này cần có sự hỗ trợ chăm sóc nhiều của giáo viên.

Thờt gian gửi trẻ tối đa không quá 12 tiếng, và học phí bình quân mỗi tháng từ 400 đến gần 2000 đôla.

Kể từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ vào năm 2008, phí gửi trẻ đắt đỏ đã trở thành một gánh nặng đối với không ít gia đình trung lưu ở Mỹ. Đó cũng là một lý do khiến Tổng thống Barack Obama phải đưa ra những biện pháp cứu trợ giai cấp trung lưu, trong đó có khoản trợ cấp học phí cho con cái những gia đình có thu nhập dưới 85.000 đôla mỗi năm.

Tuy vậy, điều kiện kinh doanh nhà trẻ ở Mỹ cũng rất ngặt nghèo. Người kinh doanh phải được sự cho phép của Cục Sự vụ Xã hội của bang sở tại. Tuy từng bang mà các quy định cấp phép kinh doanh nhà trẻ khác nhau.

Chẳng hạn tại bang Florida, ban đầu, chủ đầu tư phải làm đơn và thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về đội ngũ giáo viên, hộ lý cũng như cơ sở vật chất.

Ví dụ, phòng giữ trẻ luôn có nhiệt độ từ 20 đến 27 độ C, và phải đặt điện thoại miễn phí cũng như đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về an toàn như đạt chứng chỉ về phòng chống cháy nổ, vệ sinh y tế, cửa ra vào phòng giữ trẻ luôn có đèn sáng trước lúc mặt trời mọc và sau khi hoàng hôn xuống; tường phải đảm bảo không bị bong tróc hay có đinh lồi ra; hệ thống điều hòa không khí phải đặt ở nơi trẻ không với tới được; ổ cắm điện phải được bảo hộ cẩn thận; nơi rửa tay cho trẻ phải có bồn rửa với nhiệt độ nước không bao giờ quá 49 độ C; dụng cụ vệ sinh, chất tẩy rửa, sát trùng... phải đặt ở nơi có khóa cẩn thận.

Đối với khu vực hoạt động ngoài trời, quy định ghi rõ phải có nền là loại vật chất có tính đàn hồi, đảm bảo không làm trẻ bị thương, đồng thời vào tháng 6, 7, 8 phải có bóng râm che ánh nắng mặt trời...

Cục Sự vụ Xã hội có thể kiểm tra đột xuất để xem xét nhà trẻ có thực thi tốt các quy định hay không. Nếu có vấn đề mà chủ đầu tư không kịp thời sửa chữa, cơ quan chức năng sẽ lập tức thu hồi giấy phép kinh doanh.

Do có những quy định rõ ràng về an toàn và chế độ giám sát quản lý chặt chẽ nên các bậc phụ huynh Mỹ rất tin tưởng khi đưa con đến nhà trẻ. Đó là chưa nói đến việc gửi con kiểu này vẫn rẻ và tiện lợi hơn so với thuê bảo mẫu.

Bang Florida cũng có quy định nghiêm ngặt về tỷ lệ giữa giáo viên và trẻ, nhằm đảm bảo đứa trẻ có được sự quan tâm đầy đủ của giáo viên. Cụ thể, trẻ dưới 16 tháng thì một cô trông 4 cháu, trẻ từ 16 đến gần 2 tuổi là một cô trông 5 cháu; 2 tuổi là 8 cháu một cô, 3 đến 5 tuổi là 10 cháu một cô.

Bắt đầu từ tháng 6/2008, bang Florida còn đưa ra quy định về diện tích không gian nhà trẻ dành cho mỗi bé: Trong phòng không được ít hơn 10,6 mét vuông và ngoài trời không được ít hơn 22,8 mét vuông. Điều này đã hạn chế rất nhiều số lượng các bé mà nhà trẻ có thể tiếp nhận. Vì thế việc tìm một nhà trẻ để gửi con với các bậc phụ huynh ở Florida nói riêng và ở Mỹ nói chung nay lại càng khó hơn.

(Theo Phụ nữ Việt Nam)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Xây trường mầm non bằng vốn kích cầu - Cách làm cần được nhân rộng. (5/3)
 Tháng 3: Giới thiệu những bông hoa của ngành Mầm Non (4/3)
 Phương pháp dạy chữ khoa học cho trẻ vào lớp Một (3/3)
 Sau Tết: Đua nhau gửi con vào “lò” luyện chữ: Theo chân phụ huynh (2/3)
 Sinh khí mới cho giáo dục mầm non (25/2)
 14.660 tỷ đồng cho GD mầm non g/đ 2010-2015 (23/2)
 Kiểm định chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (22/2)
 TP.HCM: trường mầm non khó đạt chuẩn vì sĩ số cao (19/2)
 Trường Mầm non Bình Minh (Tây Hồ): Nơi gửi trọn niềm tin (17/2)
 Nâng dần định mức chi thường xuyên cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. (13/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i