Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 40 của thai kỳ
 


SẢN PHỤ
Cố gắng giữ bình tĩnh khi bạn đợi chuyển dạ bắt đầu, và hãy lợi dụng những con co thắt nhẹ hoặc chuyển dạ giả để thực hành các kỹ thuật thư giãn và hít thở . Một khi bạn đã bắt đầu chuyển dạ, hãy chắc chắn những người bạn nhờ đều biết kế hoạch sinh nở của bạn như thế nào. Mặc dù vậy hãy chuẩn bị tinh thần xử lý mọi chuyện được linh hoạt, vì việc chuyển dạ của bạn khó có thể giống như dự kiến. Ngoài ra, hãy chuẩn bị tinh thần vì sẽ rất đau. Bạn có thể quyết định không dùng biện pháp giảm đau (xem trang 70) nhưng bạn có thể đổi ý ở bất kỳ giai đoạn nào.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Ngày sanh ‘chính thức' của bạn rơi vào tuần này.

Thứ hai...........................................

Thứ ba...........................................

Thứ tư............................................

Thứ năm........................................

Thứ sáu.........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật..........................


EM BÉ
Một đứa bé mới sinh thường là niềm vui của cha mẹ. Đầu tiên, trông bé kỳ cục. Đầu bé có thể méo mó, mặc dù nó sẽ nhanh chóng tự chỉnh lại trong vòng một hai ngày. Da bé có thể có màu xanh, tía, hoặc vàng nhạt và toàn thân bé sẽ dính đủ thứ như bã nhờn, máu của bạn, lông tơ còn lại và thậm chí một chút cứt su nếu bé ị trong tử cung. Thứ hai, mức hoóc-môn cao nghĩa là bộ phận sinh dục có thể bị sưng và ngực bé có thể tiết ra một chất dịch trắng như sữa. Cuối cùng, da bé có thể đổi màu, lốm đốm hoặc khô từng mảng, hầu hết mấy hiện tượng này sẽ mất dần.

SỬNG SỐT VÀ BỐI RỐI
Ngay sau khi vừa mới chào đời, bé sẽ được cân đo. Có lẽ bé sẽ khóc rất to, nhưng đừng lo lắng nếu bé có vẻ hơi đờ đẫn hoặc chỉ nằm yên thao láo - cơ thể bé sẽ ngập tràn những hoóc-môn nào đó, như là endorphin, sau chuyến ra đời đầy gian khổ.

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Tổng chiều dài đối với một trẻ sơ sinh thường là 19-21 in-sơ (48-51 cm) và trọng lượng của bé là khoảng 7 lb 8 oz (3,5 kg), nhưng có sự thay đổi lớn.

 

SAU KHI SINH
Sau khi sinh bé xong, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi - mặc dù vô cùng hạnh phúc - vì thế dành cho mình nhiều thời gian để hồi phục là chuyện rất quan trọng. Trong mấy tuần sau, cơ thể bạn sẽ trải qua nhiều thay đổi để tự lấy lại trạng thái trước khi mang thai, và chăm sóc sức khỏe của mình vào lúc này là quan trọng để bạn có thể dồn hết sức lực và tâm trí vào việc chăm sóc bé.

RẠCH ÂM HỘ
Trong lúc sinh em bé, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở thành đáy chậu của bạn. Đây là một thủ thuật thông thường và thường xảy ra nếu da kéo không đủ căng và đầu bé khó chui qua lối vào âm đạo. Đôi khi, bé đi qua âm đạo quá nhanh và điều này cũng có thể làm rách da. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cần mấy mũi khâu để khâu lại vết rách.

Mặc dù chỉ khâu thường sẽ tan đi trong một tuần, nhưng việc hồi phục vết rạch âm hộ có thể mất một thời gian và vết thương thường gây đau. Bạn cũng có thể bị bầm tím và sưng lên ở vùng này khi đang sinh nở, điều đó có thể làm đau thêm.

Nếu bạn gặp khó khăn khi ngồi, thì hãy ngồi lên một cái vòng hoặc gối cao su được bơm phồng. Điều này sẽ làm giảm một phần sức đè lên đáy chậu của bạn. Nếu bị đau nhói khi đi tiểu, hãy thử rửa nước ấm lên vùng đau khi bạn đi tiểu để làm loãng a-xít trong nước tiểu của bạn và giảm thiểu đau.

SẢN DỊCH
Dịch tiết âm đạo xuất hiện khi tử cung của bạn bắt đầu co thắt để trở về kích thước như trước khi mang thai và để làm lành nơi bám của nhau thai, được gọi là sản dịch. Dịch tiết có mùi này có thể kéo dài cho đến ngày thứ 14 hay đến 6 tuần và trải qua một quá trình đổi màu dần. Trong mấy ngày đầu thì màu đỏ tươi. Sau đó trở thành màu hồng hoặc nâu, và cuối cùng màu vàng, trắng hoặc không màu. Đừng sử dụng băng vệ sinh tampon (băng vệ sinh dạng ống) trong lúc này vì có thể gây ra sự nhiễm trùng. Bạn cũng nên theo dõi sản dịch của mình, hãy báo cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh biết nếu nó lại đỏ tươi, vì đây là dấu hiệu chỗ nhau thai chưa lành.

BỆNH TRĨ
Đây là một bệnh thường gặp, thình lình xuất hiện sau khi sinh do toàn bộ sức ép từ bé cũng như việc bạn cố rặn đẻ. Bệnh trĩ có thể hơi khó chịu. Việc ngâm mông trong nước ấm thường là hữu ích. Bệnh trĩ thường biến mất trong vòng 2-4 tuần.

NHỮNG BÀI THUỐC TỰ NHIÊN
Để thay thế cho thuốc dược phẩm, hãy thử dùng một loạt các loại thảo dược để giảm đau do rạch âm hộ. Hoa cúc xi (còn được gọi là cúc vạn thọ) dễ chịu khi thoa lên vùng tổn thương. Thuốc rửa làm bằng cây họ cúc hoặc cây phỉ cũng có thể rửa hàng ngày lên đáy chậu của bạn.

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i