Kỷ luật tích cực với con cái
   "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”:Sức mạnh của giao tiếp không lời
 

Khi trẻ lớn lên và trưởng thành, trẻ luôn cần nhận thức được những thông điệp mà bạn đang gửi đến trẻ - và liệu những lời bạn nói cùng với những hành động của bạn có thống nhất? Trẻ chú ý đến điều mà chúng ta làm thậm chí còn hơn cả điều chúng ta nói. Ví dụ, việc nói câu "Mẹ yêu con!" có lẽ không phải là cách hữu hiệu nhất để chuyển thông điệp đó cho trẻ. Việc nói những từ đó thường rất có ý nghĩa, nhưng chỉ riêng lời nói thôi sẽ không thể chuyển được thông điệp quan trọng này đến với trẻ.

 

Giao tiếp bằng mắt

Thỉnh thoảng bạn hãy làm thử một thí nghiệm. Đứng quay lưng lại với một ai đó, đồng thời cố gắng nói cho người đó biết về một điều gì đó đã xảy ra với bạn, hoặc giải thích với người đó rằng bạn đang cảm thấy thế nào. Nếu như bạn giống với hầu hết mọi người, bạn sẽ nhận thấy chính bản thân mình đang muốn vươn cổ, và quay hẳn người lại để nhìn vào người đó.

Ở các nền văn hóa phương Tây, giao tiếp bằng mắt báo hiệu sự chú ý. Một người phát ngôn giỏi sẽ bắt lấy cái nhìn chằm chằm của những khán giả, và bằng việc làm như vậy, sẽ thu hút được tâm trí khán giả vào điều mà người phát ngôn nói. Theo cách tương tự, giao tiếp bằng mắt với trẻ báo hiệu cho trẻ thấy trẻ quan trọng, trẻ được chú ý, và làm tăng thêm tính hiệu quả của thông điệp mà bạn nói.

 

Thật không may các bậc cha mẹ thường không sử dụng giao tiếp bằng mắt với trẻ trong các trường hợp thông thường, trừ khi họ thấy cần thiết. Bạn có đoán được các trường hợp đó là gì không? Người lớn có xu hướng sử dụng giao tiếp bằng mắt trực tiếp với trẻ thường xuyên nhất, là khi họ tức giận hay đang thuyết giảng trẻ, điều này tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc giao tiếp, nó tỏ ra có sức mạnh nhất đối với những thông điệp tiêu cực của họ. Một lần, Toni Morrison đã hỏi một câu hỏi rất sâu sắc trong chương trình Oprah: "Mắt của bạn có tươi lên khi con bạn bước vào phòng không?"

Phải thừa nhận rằng trong một vài nền văn hóa, việc giao tiếp bằng mắt trực tiếp được xem như là một tín hiệu của sự thiếu tôn trọng. Một người giáo viên đã nghĩ rằng một đứa trẻ đang giấu diếm điều gì đó bằng việc tránh giao tiếp bằng mắt. Nhưng cô đã thay đổi suy nghĩ đó khi cô hiểu được rằng, việc không giao tiếp bằng mắt là sự tôn trọng trong nền văn hóa địa phương của trẻ. Thái độ của cô đã thay đổi, và cô đã giao tiếp hiệu quả hơn nhiều với đứa trẻ này và gia đình của bé, khi cô đã hiểu được thông điệp của việc tránh giao tiếp bằng mắt.

Tư thế, vị trí và cử chỉ

Việc giao tiếp bằng mắt đối với trẻ có lẽ không phải là việc đơn giản. Nếu không được giúp đỡ, trẻ sẽ có xu hướng nhìn bạn đúng ở vị trí đầu gối. Nếu như bạn muốn giao tiếp với trẻ, hãy cúi xuống thấp đúng tầm của bé. Quỳ xuống bên cạnh trẻ, ngồi trên ghế sô-fa bên cạnh trẻ, để trẻ lên một quầy hàng, nơi mà mắt của trẻ có thể gặp được mắt của bạn một cách thoải mái. Bây giờ, bạn không chỉ có thể giao tiếp bằng mắt được với trẻ trong khi bạn nói chuyện, mà bạn còn có thể xóa bỏ được sự khác biệt quá lớn về cả kích cỡ lẫn chiều cao. Hơn thế nữa, hãy để cho trẻ thấy được những tư thế của bạn! Ví dụ, vắt tay hay vắt chân có thể biểu hiện là sự kháng cự hay sự phản đối. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận thấy ngay.

 

Susan đang cố gắng dỗ ngọt cô con gái Michele, để cô bé chia sẻ về điều gì đang làm cô buồn. "Lại đây nào, con yêu" - Susan nói một cách dịu dàng, "Mẹ thật sự muốn giúp con." Michele lưỡng lự, sau đó nói - "Nhưng mẹ có thể nổi cáu với con." Susan cười đầy động viên và đáp lại - "Michele, mẹ hứa sẽ không nổi cáu. Mẹ quan tâm đến con, và mẹ muốn con có thể nói cho mẹ biết bất kỳ điều gì." Michele suy nghĩ một chút, sau đó nhìn lên khuôn mặt mẹ. "Con sẽ nói cho mẹ biết nếu như mẹ hứa sẽ không nhìn con với cái môi mím chặt."

Tội nghiệp Susan - cô đang cố gắng hết sức để yêu thương và chấp nhận con vô điều kiện. Tuy nhiên, con gái cô đã có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể, những hành động, cử chỉ thể hiện được cảm xúc thật sự của cô. Khi những lời nói của Susan và cảm xúc của cô phù hợp với nhau, thì Michele sẽ cảm thấy thoải mái hơn để có thể nói chuyện cởi mở với mẹ.

Giọng nói

Giọng nói có thể là công cụ giao tiếp không lời có sức mạnh nhất, trong số tất cả các công cụ giao tiếp. Hãy thử nói một câu đơn giản như là "Tôi không thể giúp bạn." - mỗi lần nói hãy nhấn mạnh một từ khác nhau. Ý nghĩa của nó thay đổi thế nào? Thậm chí những cụm từ không gây xúc phạm như "Chúc một ngày tuyệt vời" cũng có thể trở thành độc ác, nếu như bạn sử dụng một giọng nói đặc biệt lạnh lùng. Thường thì cách mà bạn nói một điều gì đó, quan trọng hơn là những từ mà bạn nói. Hãy nhớ rằng, trẻ đặc biệt nhạy cảm với những giao tiếp không lời.

Biểu hiện của khuôn mặt và xúc giác.

Khi bạn cảm thấy đặc biệt chán nản, thì việc một người bạn cười với bạn, tặng bạn một cái vỗ vai, hay một cái ôm thân thiện, có giúp được bạn không? Cái cách mà bạn nhìn trẻ, và cách mà bạn sử dụng tay, có thể giao tiếp rất hiệu quả mà không cần một lời nói nào.

Tommy nằm co người lại trên giường trong một cái chăn, và đang phải chịu đựng bệnh cúm hành hạ. Người bố của cậu bé đi vào, chỉnh lại cái chăn, và nhẹ nhàng xoa tóc Tommy.
Bất cứ hành động nào cũng đều truyền thông điệp. Những thông điệp Tommy biết mà không cần nói ra, là bố của cậu đang chăm sóc cậu, muốn giúp đỡ cậu, và hi vọng cậu sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn.

Hãy quay trở lại nơi mà chúng ta bắt đầu. Bây giờ bạn có thể nói câu "Mẹ yêu con" như thế nào với trẻ? Hãy cảm nhận nó có sức mạnh đến mức nào, nếu như bạn cúi xuống trước mặt trẻ, nhìn trực tiếp vào mắt trẻ, và nói với giọng nồng ấm nhất câu "Mẹ yêu con." Bây giờ, những lời nói đó đã phù hợp với những ngôn ngữ không lời - và thêm một cái ôm thật chặt nữa theo cách nói đó! Những ngôn ngữ cơ thể và những lời nói đi cùng dạy cho trẻ về sự kết nối, và những cảm nhận.

Mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Nghệ thuật lắng nghe tích cực (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó (13/12)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Tôi có nên bảo vệ con khỏi sự đau buồn và lo lắng? (13/12)
 PHẦN VIII: “Tại sao bé lại làm như thế? ": Thông điệp của những hành vi cư xử không phù hợp. (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Hành vi cư xử sai hay thông điệp bị mã hóa? (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Phá vỡ mật mã (12/12)
 “Tại sao bé lại làm như thế? Con của tôi lại làm như vậy?”: Thời gian đặc biệt (11/12)
 PHẦN IX: Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Xác định mục tiêu được quan tâm quá mức (11/12)
 Những mục tiêu sai lầm trong gia đình: Quyền lực bị mất hay là “mẹ không phải là bà chủ của con” (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i