Xã hội
   Phụ huynh Mỹ ám ảnh vì chi phí nuôi con tăng cao
 

Tôi đang phân vân không biết có nên cho đứa con gái 6 tuổi của tôi tham gia lớp học nhảy hay không. Con bé sẽ thích lắm nhưng thật thà mà nói thì tôi chỉ kiếm được khoảng 150 đô mỗi tháng trong khi các chi phí cho cuộc sống ngày càng tăng cao. Liệu tôi có thể thực hiện lời hứa đó hay tôi sẽ chỉ cho con gái học nhảy ở công viên miễn phí?


Không mấy ngạc nhiên khi mà chi phí để nuôi dạy con cái đang tăng vọt tới mức chóng mặt. Chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ từ lúc mới sinh ra tới năm 17 tuổi đã tăng 25% từ năm 2000 tới năm 2010. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Nông Nghiệp tại Mỹ thì trung bình một gia đình gồm 2 vợ chồng cùng một đứa con sinh vào năm 2011, với mức thu nhập ở mức bình thường thì dự tính sẽ sử dụng 234 nghìn đô để nuôi dưỡng đứa trẻ cho tới khi nó 17 tuổi (không bao gồm chi phí mang bầu, sinh đẻ hay chi phí học đại học). Tính cả yếu tố lạm phát thì dự tính vợ chồng này phải chi 295.560 đô-la.


Mặc dù trang web LearnVest không thể trực tiếp ngăn chặn làn sóng này nhưng chúng tôi có thể giúp bạn chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra. Chúng tôi đã đi khắp đất nước trò chuyện với rất nhiều các bậc phụ huynh để tìm ra chi phí nào làm họ ngạc nhiên nhất.


Khi con mới sinh( 0-12 tháng tuổi)
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã khẳng định: Vùng đô thị phía Đông Bắc nước Mỹ là nơi có chi phí nuôi dạy con cái cao nhất. Cô Amy cũng đồng ý với nhận xét này bởi mỗi năm cô tiêu khoảng 33 nghìn đô để chi trả cho nhà trẻ chăm cho đứa con gái mới một tuổi của mình- McKenna. Dĩ nhiên biết được rằng chi phí nuôi dạy con ở Manhattan là rất đắt nhưng đây lại không phải là điều quá ngạc nhiên. Vậy chi phí nào làm cho bà mẹ này bất ngờ? Cô nói: "Trung bình mỗi đứa trẻ sẽ sử dụng trên 2700 chiếc tã trong năm đầu đời (khoảng 0,2 đô la cho mỗi chiếc tã dùng 1 lần). Cô mong nó đứng ở con số 550 đô (mặc dù số tã lót đã lấy của bạn một nửa số chi phí nhưng bạn có thể dừng chi trả hoàn toàn nếu như con bạn được dùng tã lót một cách miễn phí).


Những bước đi đầu đời: (12-36 tháng)
Không chỉ ở thành phố lớn, mà ở các vùng nông thôn giá của nhà trẻ cũng không hề rẻ hơn. Bridget ở Laramie, WY cho rằng: "Phí cho nhà trẻ quá là lố bịch". Hầu hết số tiền mà cô sử dụng cho đứa con trai mới 2 tuổi của mình là tới nhà trẻ, khoảng 8400 đô mỗi năm với những sinh hoạt ngoại khóa như học tiếng Tây Ban Nha và các lớp bơi lội ở kỳ học thứ 2. Cô cũng chia sẻ: "Số tiền mà chúng tôi trả cho nhà trẻ trong một năm đủ để chi trả tiền học phí tại trường đại học công lập trong 2 năm".


Khi con vào lớp mầm non (3-5 tuổi) là những chi phí cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe
Khi được hỏi thì hầu hết những bậc phụ huynh đều bàng hoàng trước những chi phí của trường mầm non. Anh Michael - bố của Skylar 5 tuổi ở Oa-sin-tơn nói rằng: "Chúng tôi không thể ngờ là chúng tôi phải trả 15 nghìn đô khi cho con đi học mầm non. Thật quá sốc!" Anh cũng cảnh báo các bậc phụ huynh: "Chi phí cho những hoạt động ngoài giờ và sinh hoạt ngoại khóa sẽ lén lút lấy đi tiền của bạn rất nhanh".


Cô Simone ở Vịnh San-fran-si-cô cũng sửng sốt với khoản tiền của trường mầm non. Cô có hai đứa con là Imogen và Tom, một đứa 6 tuổi , 1 đứa 3 tuổi. Khi con cô đến trường mầm non trong 3 năm, gia đình cô phải tiêu tốn hết 70 nghìn đô la.


Ông Patrick- bố của cậu bé John 5 tuổi ở Phi-la-đen-phi-a nhận thấy là việc chăm sóc sức khỏe cho con cái cũng tốn một chi phí đáng kể. Trong khi chi phí trung bình để đảm bảo cho sức khỏe của con từ khi sinh ra tới năm nó 17 tuổi là khoảng 18 nghìn đô thì nhiều gia đình vẫn đang phải đối mặt với những chi phí ngoài dự tính- mà thông thường không được chi trả bởi bảo hiểm. Ông nói: "Khoản tiền cho việc chăm sóc sức khỏe cho con cái cũng hết sức bất ngờ". Ông ước tính gia đình ông tiêu khoảng 10 nghìn đô cho những chăm sóc đặc biệt cho đứa con khuyết tật của mình.


Bước vào tiểu học (5-10 tuổi)
Tamara ở Helena hết sức ngạc nhiên với số tiền mà cô cho đứa con gái Sarah 10 tuổi và cậu con trai Ryan mới 6 tuổi của mình tham gia vào những hoạt động thể thao ngoài giờ. Con gái tôi chơi 3 môn thể thao và thường xuyên dã ngoại cùng các bạn. Do không chuẩn bị chu đáo nên có lần tôi phải mất tới 500 đô cho chi trả tiền ga, thức ăn và tiền khách sạn. Và cô cũng ước tính được mỗi một kỳ chơi bóng rổ của con trai mất 1000 đô mỗi năm.


Cô Simone-mẹ của cháu Imogen cũng chia sẻ: "Tôi thấy những hoạt động ngoại khóa tiêu tốn một khoản tiền khá lớn. Tôi băn khoăn suy nghĩ về việc tập thể hình của mình khi thẻ thành viên một tháng là 122 đô-la nhưng số tiền đó nhỏ hơn nhiều so với hàng trăm nghìn đô-la cho một tháng tập ba-lê, bơi lội, thể dục dụng cụ, học nhạc, chơi cờ và cưỡi ngựa của con tôi".


Không những thế, chi phí chăm sóc con dường như vẫn là nỗi ám ảnh với các bậc phụ huynh. Việc nuôi 3 đứa con ở các độ tuổi 7, 11 và 15, Cô Lee ở Ken-Sin-Tơn hết sức sửng sốt với khoản tiền chi cho việc lo lắng sức khỏe cho chúng.


Sau khi biết đứa con trai thứ hai của mình mắc phải những vấn đề về trí nhớ, cô đã phải mất 1 nghìn đô cho những lần kiểm tra về tâm lí và giáo dục. Bây giờ cậu bé phải điều trị hàng tuần với chuyên gia tâm lí. Chi phí cho mỗi phiên là 185 đô-la, và không hề được trợ cấp từ bảo hiểm.


Học ở trường cấp 2 (10-13 tuổi)
Sharon-mẹ của 2 cô con gái (13 và 7 tuổi) ở Cô-lôm-bi-a cũng đã hết sức bất ngờ bởi số tiền cô dùng cho các thiết bị điện tử. "Một yêu cầu đặt ra là học sinh bây giờ phải hoàn thành một khối lượng bài tập khá lớn bằng máy tính". "Nhưng tôi không chắc với mức thu nhập thấp thì gia đình tôi có đáp ứng được nhu cầu đó hay không".


Còn với Agnes cũng ở Cô-lôm-bi-a chia sẻ rằng gánh nặng tài chính cho việc nuôi ba đứa con của cô ở trường tư đã khiến cô chuyển cả 3 sang trường công lập để có thể tiết tiệm được tiền cho chúng vào đại học. Đối với cô thì chi phí cho việc học hành không làm cô lo lắng bằng những khoản tiền dành cho việc ăn uống. "Tôi nhận ra rằng thức ăn ngày càng tăng giá và đắt hơn rất nhiều".


Agnes nói đúng khi mà trong năm 2011 giá hàng tạp hóa đã tăng khoảng 12%. Từ năm 2000 tới 2010, chi phí cho nuôi dạy con cái từ lúc lọt lòng tới năm 17 tuổi tăng từ 12 tới 36 nghìn đô la mỗi năm. Cô Agnes cũng cảnh báo các bậc cha mẹ khác không nên coi nhẹ những chi phí cho thức ăn đảm bảo sức khỏe. "Một chiếc quần Jeans với giá 10 đô là gì với tôi, nhưng chỉ cần một chuyến mua bán tại một của hàng tạp hóa bình thường cho 2 ngày ăn đã lên tới con số 100 nghìn đô-la".


Khi con bạn vào trung học (13-17 tuổi)
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì khi con bạn càng lớn thì chi phí cho chúng càng cao.


Cô Lee ở Ken-sin-tơn cũng hết sức choáng váng với phí của những môn thể thao mà đứa con trai 15 tuổi của cô đang theo đuổi. Sau khi chi 500 đô cho lớp học lái xe, cô tiếp tục phải chi 2500 đô cho đội thủy thủ của con tai mình ở trường.


Đấy là chưa kể những chi phí cho đồng phục, đi lại và thẻ tập thể hình. Cô Lee hoàn toàn không thể sắp xếp tiền khi mà chi phí cho con trai tham gia vào lớp bóng chày quá nặng-2000 đô la. "Dù biết là con tôi yếu môn thể thao ấy nhưng chúng tôi không thể tham gia được".


Những gì bạn cần làm
Cần phải chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ bằng việc tăng cường cho quỹ cho những trường hợp khẩn cấp của gia đình bạn. Hơn thế nữa, nếu bạn có khó khăn về tài chính, hãy cố gắng làm những gì có thể để có thêm thu nhập và nên giảm chi tiêu.


Khi bạn phải cắt giảm chi tiêu, tốt nhất hãy nghĩ tới việc kìm hãm mua sắm, xem xét những mẹo vặt khác nhau để giúp con bạn vui chơi và giải trí. Hãy nên tận dụng quần áo của con bạn hoặc tranh thủ những phiếu giảm giá, chương trình sale...


Theo Vietnamnet

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mỗi năm, Việt Nam có hơn 1.000 trẻ tử vong do tiêu chảy (22/3)
 “Cân đong” bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ (21/3)
 Trẻ hái nhầm “trái đắng”: Sao đổ hết lên đầu “liên kết”? (21/3)
 Bùng nổ thực phẩm chức năng cho trẻ em (21/3)
 Trẻ hái nhầm “trái đắng” (20/3)
 Hôm nay, lần đầu tiên Thế giới có ngày Hạnh phúc (20/3)
 Cùng tham dự Ngày hội “Bé yêu Mũ bảo hiểm” (20/3)
 Sách thiếu nhi gốc Trung Quốc: Mất bò vẫn chưa lo làm chuồng (19/3)
 Phụ huynh rầm rập 'ép' con chạy trước lớp 1 (19/3)
 Cô giáo hiến thận cho học trò (19/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i