Sức khoẻ
   Trời lạnh, nhiều bệnh tật tấn công trẻ em
 

Trời trở lạnh là lúc các loại bệnh tật ùa đến đe dọa sức khỏe của trẻ em. Theo các chuyên gia y tế, các bà mẹ cần biết những bệnh mà trẻ hay gặp để phòng tránh khi mùa đông tới.


Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải vào mùa lạnh. Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh. Vì thế cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết trở lạnh, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.


Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nhiều nước để tăng sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần. Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ. Tiêu chảy do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3-7 ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng. Trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài.


Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Trẻ bị tiêu chảy không cho trẻ uống thuốc "cầm" tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,... các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.


Viêm mũi cũng thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tuổi. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp...


Các biểu hiện viêm mũi kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi. Viêm não thường bùng phát vào mùa đông. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao, buồn ngủ, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, nổi những vết phát ban màu tím hoặc màu đỏ trên da, đau hoặc cứng cổ, khóc liên tục dai dẳng. Bệnh thường có biến chứng nguy hiểm nên cần kịp thời đưa trẻ đến các trung tâm y tế để điều trị.


Bệnh quai bị cũng là nỗi ám ảnh của trẻ em khi đông về. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5-14. Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng, vì có thể lây bệnh cho những bạn khác...


Theo LĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ (9/12)
 Nên hạn chế uống nước ngọt có gas (9/12)
 Cho bé làm quen với món có vị đắng (8/12)
 Vận động hằng ngày giúp trẻ học tốt (8/12)
 Ăn sáng sai cách, đừng trách con kém khôn (5/12)
 Bổ sung Vitamin A giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi (5/12)
 Trẻ bị xước móng rô: Đừng coi nhẹ (4/12)
 9 thói quen vệ sinh mẹ phải nhớ khi con bị ốm (4/12)
 5 cách đơn giản giúp bé không bị cảm lạnh (3/12)
 Cách giúp trẻ an toàn khi nhà nuôi chó (3/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i