Xã hội
   Ra mắt phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam
 

Hiện nay tự kỷ đang là một trong những mối quan tâm lo ngại của toàn xã hội khi mà con số về trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày tăng lên theo tình trạng đáng báo động.


Các trẻ em bị chứng tự kỷ chuẩn bị cho buổi sinh hoạt của câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội. (Nguồn: Vạn Đắc Phúc)


Việc phát hiện sớm tự kỷ là một vấn đề cấp bách và quan trọng. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm, sẽ có nhiều cơ hội can thiệp hiệu quả và hòa nhập xã hội.


Số lượng trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày càng gia tăng
Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng tự kỷ nhưng theo báo cáo của khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương số trẻ được chẩn tự kỷ trong năm 2010 tăng gấp 4 lần so với năm 2008 (1792 so với 450) và ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm sau.


Hội y tế công cộng ước tính số người tự kỷ ở Việt Nam là 160.000 người. Mặc dù vậy, các chuyên gia tin rằng con số đó chỉ phản ánh một phần của tảng băng chìm do hiểu biết và khả năng phát hiện, đánh giá, can thiệp còn hạn chế.


Các nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định chương trình can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện các thiếu hụt của trẻ, và can thiệp sớm là hy vọng tốt nhất cho tương lai của con bạn. Can thiệp sớm không chỉ hữu ích cho trẻ mà còn cho toàn thể gia đình khi các kỹ năng và hành vi của trẻ được cải thiện. Vì vậy, phát hiện sớm và hành động kịp thời là vô cùng cần thiết.


Ứng dụng A365 hỗ trợ phát hiện sớm và can thiệp tại nhà
Dự án chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ do CCIHP (Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số) phối hợp cùng với VAN (Mạng lưới người tự kỉ Việt Nam), và các chuyên gia trong nước và quốc tế với sự hỗ trợ về tài chính của quỹ Grand Challenges Canada đã xây dựng phần mềm ứng dụng A365...


Phần mềm A365 sẽ hỗ trợ cha mẹ, người chăm sóc, cán bộ y tế thực hiện sàng lọc phát hiện sớm rối loạn phát triển và rối loạn phổ tự kỷ; cung cấp thông tin; can thiệp sớm tại nhà và hỗ trợ các nghiên cứu viên và những người xây dựng phần mềm hiểu rõ hơn tình trạng hiện tại của trẻ để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp.


Dự án này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, cha mẹ trẻ có con nhỏ, cha mẹ trẻ tự kỷ, và các trẻ tự kỷ. Để sử dụng phần mềm, cán bộ y tế và cha mẹ cần đăng nhập và sau đó sẽ làm các bài đánh giá, xem thông tin và các video can thiệp cho trẻ. Tham gia vào chương trình này, các cha mẹ cũng có cơ hội kết nối với các cha mẹ khác và đặc biệt là mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam.


Theo GĐ&XH

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thời gian tập sự của giáo viên mầm non, phổ thông (5/11)
 UNHCR cảnh báo về tình trạng trẻ em không quốc tịch trên thế giới (4/11)
 Trẻ con chỉ ao ước được chơi thật nhiều (3/11)
 Học sinh Anh không viết nổi tên vì lạm dụng công nghệ (2/11)
 TPHCM: Thiếu giáo viên cho giáo dục đặc biệt (30/10)
 Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội công bằng hơn (29/10)
 Luật Trẻ em chú trọng hơn tới quyền tham gia (28/10)
 Cô giáo 9X tình nguyện ngược núi cắm bản (27/10)
 Kết quả thực tập chưa phản ánh đúng trình độ sinh viên (26/10)
 ASEAN nỗ lực thúc đẩy bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (23/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i