Dinh dưỡng
   Những điều cấm kỵ khi cho trẻ ăn rau
 

Rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do một số sai lầm của mẹ trong khi chế biến mà món rau vô tình bị mất đi các chất cần thiết.


Rửa rau qua loa
Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy.


Rửa rau qua loa là sai lầm mà nhiều người mắc phải (ảnh minh họa)


Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.


Nấu rau với nồi đồng
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.


Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.


Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.


Để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm

Nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, mà để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học. Làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng, nhôm từ nồi dùng để luộc rau.


Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.


Cho con ăn các loại đậu quá sớm
Các loại đậu không chỉ trông đẹp mắt mà ăn cũng rất ngon. Có thể trẻ rất thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên cần biết, hàm lượng protein có trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen...đều khá cao. Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớLưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâum (dưới 7 tháng) vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu


Cho trẻ ăn giá đỗ không được nấu chín. Trong giá đỗ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nấu giá đỗ chưa chín mà cho trẻ ăn trẻ có thể bị buồn nôn, chóng mặt tiêu chảy... Vì giá đỗ có chứa một số chất độc hại như các chất ức chế trypsin gây hại cho sức khỏe của trẻ. Các mẹ nên nhớ nên nấu giá đỗ chín rồi mới cho trẻ ăn.


Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.


Rau xanh và các loại củ quả là một trong những thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế các mẹ hãy chú ý để con yêu được hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tối đa và lớn khỏe mỗi ngày nhé. .


Không ăn rau lá
Khi thấy con tỏ ra không thích ăn các loại rau lá, nhiều bà mẹ đã quyết định thay thế chúng bằng các loại củ. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp thông minh đâu các mẹ. Vì các loại rau củ làm lượng khoáng chất ít hơn các loại rau lá. Thêm vào đó, lượng vitamin C và muối vô cơ mà rau củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng rau lá.


Để cung cấp những dưỡng chất tốt nhất cho con, mẹ nên sáng tạo ra nhiều phương pháp để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con.


Theo GĐVN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 loại trái cây giúp bé gầy tăng cân, các mẹ cần cho bé ăn thường xuyên (12/5)
 Ba nguyên tắc cho trẻ ăn hải sản tránh ngộ độc (11/5)
 Thực phẩm mẹ phải tuyệt đối tránh khi cho bé dưới 1 tuổi ăn kẻo hối không kịp (10/5)
 Những nhóm thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ (9/5)
 6 thực phẩm bổ dưỡng giải nhiệt cho trẻ trong mùa hè nóng bức (6/5)
 5 cách điều trị bệnh còi xương tại nhà cho bé cực hiệu quả (5/5)
 13 nhóm thực phẩm 'kị nhau' cần tránh nếu không muốn mất con (4/5)
 6 món ăn tiềm ẩn giun sán có thể khiến trẻ tử vong (29/4)
 12 hoa quả ngăn mất nước cho trẻ trong mùa hè (28/4)
 7 loại thực phẩm kết hợp khiến trẻ càng ăn càng còi (27/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i