Sức khỏe và Phát triển
   Phế cầu khuẩn nguy hiểm hơn những gì mẹ tưởng
 


Do dễ lây lan, dễ tấn công và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho trẻ nhỏ nên phế cầu khuẩn luôn nằm trong danh sách các bệnh cần được chủng ngừa sớm cho trẻ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

 

 

Sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn

Chia sẻ về sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn đối với trẻ, ThS. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đây là loại vi khuẩn khu trú trong vùng hầu họng của đa số mọi người(2) (bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ).

Vì có vị trí khu trú đặc biệt, nên phế cầu khuẩn rất dễ lây lan và phát tán trong cộng đồng qua đường hô hấp, qua tiếp xúc gần với người đang mang mầm vi khuẩn(3). Với người trưởng thành có sức đề kháng tốt, khi bị lây nhiễm, phế cầu khuẩn gần như vô hại. Nhưng với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, phế cầu khuẩn lại cực kỳ nguy hiểm khi chúng dễ dàng bùng phát gây nên những căn bệnh chết người như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa... Ước tính mỗi năm trên thế giới có đến nửa triệu trẻ dưới 5 tuổi bị tử vong bởi các bệnh này(1).

Tại Việt Nam, các căn bệnh do phế cầu khuẩn gây ra luôn nằm trong danh sách bệnh nguy hiểm phổ biến ở trẻ nhỏ. ThS. BS. Trương Hữu Khanh cho biết: "Viêm phổi và viêm tai giữa là các bệnh phổ biến nhất do phế cầu khuẩn gây ra tại Việt Nam. Đây chính là những căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì khó điều trị, dễ gây biến chứng và có thể gây tử vong cũng như biến chứng."

Nói rõ hơn về những khó khăn trong việc điều trị các bệnh nguy do phế cầu khuẩn, ThS. BS. Trương Hữu Khanh cho biết, đó là do phế cầu khuẩn đang ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh. Do đó, quá trình điều trị hiện khá vất vả vì phải sử dụng kháng sinh mạnh nhất, đồng thời luôn phải phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau, từ đó làm thời gian và chi phí điều trị cũng tăng lên nhiều lần.

 


Hiểu rõ mức độ nguy hiểm của phế cầu khuẩn, mẹ sẽ chủ động phòng ngừa đúng cách để bảo vệ con tốt hơn trong những năm tháng đầu đời.

Làm thế nào để bảo vệ trẻ vững chắc trước phế cầu khuẩn?

ThS. BS. Trương Hữu Khanh cũng cho biết, vì phế cầu khuẩn rất dễ lây lan nên các biện pháp phòng tránh thụ động mà phụ huynh thường áp dụng cho trẻ như vệ sinh vùng tai mũi họng, rửa tay, hạn chế tiếp xúc với người lạ... là cần thiết, nhưng vẫn không đủ để bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi sự tấn công của phế cầu khuẩn. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất hiện nay vẫn là chủ động cho trẻ chủng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn ngay từ 6 tuần tuổi.

Lưu ý về việc chủng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ ngay từ 6 tuần tuổi, ThS. BS. Trương Hữu Khanh nhấn mạnh: "Vì 6 tuần tuổi là thời điểm vàng để bé chủng ngừa khá nhiều bệnh như: mũi tổng hợp (6 thành phần hoặc 5 thành phần), vi rút Rota và cả phế cầu khuẩn, nên phụ huynh cần chú ý chọn loại vắc xin phù hợp để có thể chủng ngừa các mũi tiêm khác nhau cho trẻ trong cùng một ngày. Vì hiện nay trên thị trường có 2 loại vắc xin chủng ngừa phế cầu, một loại sẽ có kháng nguyên "đụng" với kháng nguyên trong mũi tổng hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1) nên cần phải chủng ngừa cách nhau một tháng, một loại thì không "đụng" nên hoàn toàn có thể chủng ngừa chung. Do đó, để đảm bảo an toàn thì phụ huynh nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ để lựa chọn loại vắc xin phù hợp để hoàn thành kịp tất cả các mũi chủng ngừa cần thiết đúng và đủ lịch trước khi trẻ 6 tháng tuổi."

 


Phụ huynh cần chú ý tham khảo ý kiến Bác sĩ để lựa chọn các loại vắc xin có thể tiêm phối hợp cùng nhau, từ đó đảm bảo lịch chủng ngừa đúng thời điểm cho trẻ ngay từ 6 tuần tuổi.

Hy vọng với những chia sẻ trên từ ThS. BS. Trương Hữu Khanh, phụ huynh sẽ có cái nhìn khách quan và hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn, từ đó nghiêm túc tuân thủ lịch chủng ngừa để bảo vệ con vững chắc trước những căn bệnh nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời.

 

Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời, mẹ đừng quên tham vấn ý kiến chuyên gia/bác sĩ để hiểu thêm về các bệnh truyền nhiễm và phương pháp phòng ngừa.

"Tiêm chủng nhẹ nhàng - 3 mong ước vàng mẹ dành cho bé" là chương trình tuyên truyền tiêm chủng cộng đồng nhằm cung cấp kiến thức quan trọng cho mẹ về các vắc xin cần thiết dành cho con ngay từ tháng thứ 2 để phòng ngừa sớm cho con khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được phối hợp thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng Việt Nam và VPĐD GSK tại TP. HCM.

 

Nguồn Afamily

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đi chân đất mang lại vô vàn lợi ích cho trẻ nhưng có 5 trường hợp bố mẹ luôn nhớ phải đi tất cho con (25/12)
 Trời chuyển lạnh, bác sĩ Collin khuyến cáo bố mẹ làm 1 việc ngay khi con hắt hơi, sổ mũi sẽ giúp trẻ "dập tắt" những đợt ốm bệnh từ đầu (15/12)
 Bé trai cao thêm 18 cm sau một năm rưỡi tiêm hormone (15/12)
 Trả lời câu hỏi về sức khỏe của phụ huynh - Chuyên đề Bệnh lý Răng Hàm Mặt Trẻ em (7/12)
 Trẻ mọc răng sớm có dấu hiệu và triệu chứng gì? (7/12)
 Trẻ bỏng niêm mạc mũi vì mẹ nhỏ nước ép tỏi chữa nghẹt mũi (7/12)
 Bé 13 tháng ho không dứt, đi khám thì nhận kết quả bất ngờ, bác sĩ cảnh báo kiểu cho trẻ ăn dễ gây nguy hại (7/12)
 Thói quen ăn uống này khiến trẻ 11 tuổi đã viêm loét dẫn đến thủng dạ dày (25/11)
 Bác sĩ chấn thương chỉnh hình nhắc nhở: Đừng mắc phải 4 sai lầm lớn này khi mua giày dép cho trẻ (25/11)
 Cẩn trọng: Trẻ sốt, đau đầu, vào viện được chẩn đoán viêm não (25/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i