Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ đi khập khiễng, đau nhẹ khớp háng - Đừng bỏ qua
 


Nếu phát hiện con đi khập khiễng, đau nhẹ vùng háng, các dấu hiệu này xuất hiện liên tục trong vài tuần hoặc vài tháng, cha mẹ nên cho con đi khám sớm. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh có tên là Perthes.

Perthes là tình trạng hoại tử một phần hoặc toàn bộ chỏm xương đùi do thiếu cấp máu tạm thời (hoại tử vô mạch). Bệnh thường gặp ở trẻ em, tuổi từ 4-10, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 4:1). 90% trường hợp gặp tổn thương 1 bên. Bệnh ban đầu được mô tả như là tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em.

Những dấu hiệu cần chú ý

Triệu chứng thường thấy là trẻ đi khập khiễng, đau nhẹ vùng háng. Các dấu hiệu này xuất hiện liên tục trong vài tuần hoặc vài tháng. Thỉnh thoảng có hiện tượng co cơ và kích thích vùng háng do đau. Đau có thể xuất hiện ở các vùng khác như đùi, gối. Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

Khám khớp háng có thể thấy hạn chế dạng và xoay trong. Có thể chân dài chân ngắn.

Các phương pháp cần thiết để chẩn đoán

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang khớp háng thẳng và nghiêng là cần thiết. Các dấu hiệu hình ảnh thu được phụ thuộc vào giai đoạn bệnh nhưng biểu hiện chung là tăng đậm độ xương và biến dạng của chỏm.

Chụp CT-scanner xương giúp chẩn đoán sớm và đánh giá độ nặng của tổn thương.

Chụp MRI đánh giá tình trạng phần mềm quanh khớp háng.

 

 

Hình ảnh tổn thương khớp háng phải trên phim.

Tổn thương được phân loại như sau:

Nhóm I: Tổn thương phía trước chỏm xương đùi, xương chưa hoại tử.

Nhóm II: Hoại tử một phần phía trước chỏm xương đùi.

Nhóm III: Hoại tử gần toàn bộ chỏm xương đùi.

Nhóm IV: Hoại tử toàn bộ chỏm xương đùi.

Chẩn đoán xác định: dựa vào triệu chứng lâm sàng và phim chụp Xquang.

Chẩn đoán phân biệt: Trong giai đoạn đầu của bệnh cần chẩn đoán phân biệt với viêm bao hoạt dịch khớp háng, nhiễm trùng khớp háng, thấp khớp, thiểu sản chỏm xương đùi, cường giáp, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi do các nguyên nhân khác, dùng corticoid kéo dài.

Điều trị thế nào?

Điều trị bệnh tùy từng giai đoạn. Tiên lượng lâu dài thường là tốt trong hầu hết các trường hợp. Sau 18-24 tháng điều trị, phần lớn bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường. Trẻ càng lớn hiệu quả điều trị càng kém. Ở trẻ gái, tổn thương có xu hướng lan rộng hơn, nên tiên lượng thường kém hơn trẻ trai.

Trẻ 6-8 tuổi: đáp ứng điều trị tốt.

Trẻ >9 tuổi: Đáp ứng điều trị kém hơn.

Bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Thiếu máu, hoại tử xương.

Giai đoạn 2: Gãy xương.

Giai đoạn 3: Phục hồi do tái tưới máu.

Điều trị bảo tồn

Thuốc chống viêm như: ibuprofen làm giảm tình trạng viêm của bao hoạt dịch khớp háng. Liều lượng và thời gian dùng thuốc phụ thuộc giai đoạn bệnh.

Tập phục hồi chức năng lấy lại biên độ vận động khớp háng. Một số trường hợp cần nghỉ ngơi tại giường, phối hợp kéo liên tục qua da.

Nếu khớp háng của trẻ hạn chế vận động, hoặc trên phim Xquang, MRI có dấu hiệu biến dạng khớp tiến triển, khi đó chỉ định bó bột là cần thiết. Bó bột hình chữ A, được tiến hành trong phòng mổ có gây tê hoặc mê hỗ trợ, nắn chỉnh khớp háng ở mức cần thiết. Có thể phải cắt chỗ bám cơ khép. Để bột 4-6 tuần, sau bỏ bột, tiếp tục thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho đến khi biên độ khớp háng trở về bình thường.

Phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi: Xương đùi biến dạng vẹo trong nhiều; Chỏm xương đùi cắm sâu trong ổ cối; Trẻ trên 6 tuổi. Phẫu thuật nhằm chỉnh sửa lại những biến dạng khớp háng, cân bằng lại mối quan hệ giữa chỏm xương đùi và ổ cối. Sau phẫu thuật cần tiếp tục dùng nẹp trợ đỡ.

Nguồn Sức khỏe đời sống

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ sốt mẹ làm 4 cách này giúp hạ sốt nhanh, không gây hại sức khỏe (4/2)
 Dính thắng lưỡi - nguyên nhân khiến trẻ chậm nói (26/1)
 Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (26/1)
 Vaccine tiêu chảy đầu tiên miễn phí cho trẻ (26/1)
 Xử trí khi trẻ bị cảm lạnh (26/1)
 Bé 3 tuổi tử vong do chấn thương não bất thường (20/1)
 7 tư thế ngồi có hại trẻ hay mắc (20/1)
 Vụ bé 2,5 tháng tuổi ngưng thở khi rửa mũi bằng xi lanh: BS Nhi khoa khuyến cáo "Không nên dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ dưới 2 tuổi" (20/1)
 Đột quỵ ở trẻ nhỏ khó phòng ngừa (8/1)
 Cúm mùa có thể gây biến chứng nặng, có nguy cơ tử vong (8/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i