Sức khỏe và Phát triển
   Đột quỵ ở trẻ nhỏ khó phòng ngừa
 

 

Đột quỵ ở trẻ nhỏ đa phần do yếu tố bẩm sinh song rất hiếm gặp, không có nhiều nguy cơ như người lớn nên khó phòng ngừa.

 

Bác sĩ Huỳnh Hữu Danh, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song rất hiếm gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, khi xảy ra, hậu quả thường rất nặng nề và để lại di chứng cả về thể chất và tinh thần cho em bé.

Trung bình một năm, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố điều trị khoảng từ 5 đến 6 ca xuất huyết não. Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, tỷ lệ mắc đột quỵ ở trẻ em hàng năm, bao gồm cả đột quỵ nhồi máu và xuất huyết dao động từ 3 đến 25 trên 100.000 trẻ em ở các nước phát triển. Trẻ sơ sinh có tỷ lệ rủi ro cao nhất, tỷ lệ một trên 4.000 trẻ.

Theo bác sĩ Danh, đột quỵ ở trẻ em và người lớn bản chất không khác nhau. Đây đều là tình trạng nhồi máu não hoặc xuất huyết não, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào vị trí và kích thước của tổn thương não.

Tuy nhiên, đột quỵ ở người lớn chủ yếu là tình trạng nhồi máu não gây tắc mạch máu, còn ở trẻ em thường gặp nhất là xuất huyết não gây vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ.

"Xuất huyết não xuất phát từ túi phình mạch máu não cũng là nguyên nhân chính khiến bé 3 tuổi ở Vĩnh Long bị đột quỵ", bác sĩ nhấn mạnh.

Ngoài ra, đột quỵ ở trẻ em so với ở người lớn khác cũng khác về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến chẩn đoán và điều trị cũng khác biệt.

Bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết đột quỵ thường gặp ở nam trên 55, nữ trên 50 tuổi. Nguyên nhân có thể do tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh... Đây đều là bệnh lý thường gặp ở người già. Riêng bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu hoặc tắc mạch máu gia tăng.

Trẻ nhỏ đột quỵ đa phần do yếu tố bẩm sinh, chấn thương trong sinh hoạt hình thành túi phình trong mạch não hoặc nhiễm trùng gây viêm mạch máu.

Biểu hiện đột quỵ trẻ nhỏ tương tự người lớn, nhất là trẻ hơn 6 tuổi, như méo miệng, yếu tay chân và không nói được, thậm chí nhanh chóng hôn mê, co giật khi xuất huyết não nhanh chóng. Riêng trẻ dưới 6 tuổi, trẻ sơ sinh, đột quỵ rất khó nhận biết. Nhiều khi trẻ chỉ đau đầu, yếu nửa người nhẹ hoặc khó chịu quấy khóc, nhập viện điều trị mới phát hiện đột quỵ.

"Người bị dị dạng mạch máu não hay túi phình mạch máu não không có biểu hiện, có thể vỡ và xuất huyết não như 'quả bom nổ chậm' dẫn đến đột quỵ, không thể biết trước để phòng ngừa", bác sĩ Danh giải thích.

Đột quỵ ở trẻ em rất khó phòng ngừa do hiếm gặp và không có nhiều yếu tố nguy cơ như người lớn. Ngoài ra, đột quỵ não ở trẻ nhỏ còn là "bài toán khó" của bác sĩ thần kinh khoa Nhi do dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác, đặc biệt là viêm màng não.

 


Phần phình nhô ra trên mạch máu là túi phình mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não khiến bệnh nhân bị đột quỵ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Điều trị đột quỵ não ở trẻ nhỏ phải phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng và thời gian nhập viện. Trẻ nhập viện càng sớm, nguy cơ để lại di chứng thấp, thời gian hồi phục nhanh hơn.

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện đột quỵ, cần nhanh chóng gọi cấp cứu để kịp đưa trẻ đến viện trong giờ vàng. Phó giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thời gian vàng để dùng thuốc tiêu sợi huyết là 4-5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ trong 6-8 giờ đầu.

Sơ cứu người đột quỵ bằng cách đặt nằm cao đầu, nằm nghiêng một bên nếu có nôn, rối loạn ý thức. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ loại thuốc gì, kể cả aspirin. Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não do họ thường không tỉnh táo và có thể rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp, thậm chí viêm phổi.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, trong đó gần 50% số ca sẽ tử vong, 90% để lại di chứng do hầu hết đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.

 

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cúm mùa có thể gây biến chứng nặng, có nguy cơ tử vong (8/1)
 Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em (8/1)
 Trẻ ho khi nào cần uống thuốc? (30/12)
 Phế cầu khuẩn nguy hiểm hơn những gì mẹ tưởng (25/12)
 Đi chân đất mang lại vô vàn lợi ích cho trẻ nhưng có 5 trường hợp bố mẹ luôn nhớ phải đi tất cho con (25/12)
 Trời chuyển lạnh, bác sĩ Collin khuyến cáo bố mẹ làm 1 việc ngay khi con hắt hơi, sổ mũi sẽ giúp trẻ "dập tắt" những đợt ốm bệnh từ đầu (15/12)
 Bé trai cao thêm 18 cm sau một năm rưỡi tiêm hormone (15/12)
 Trả lời câu hỏi về sức khỏe của phụ huynh - Chuyên đề Bệnh lý Răng Hàm Mặt Trẻ em (7/12)
 Trẻ mọc răng sớm có dấu hiệu và triệu chứng gì? (7/12)
 Trẻ bỏng niêm mạc mũi vì mẹ nhỏ nước ép tỏi chữa nghẹt mũi (7/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i