Mang thai và sinh đẻ
   Thai phụ F0 nhau cài răng lược đâm xuyên tử cung
 

 

Thai phụ 35 tuổi mắc Covid-19, bị nhau cài răng lược, bánh nhau ăn sâu phá hủy lớp tử cung, xâm lấn bàng quang, nguy kịch.

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thông tin vào dịp nghỉ Tết, bệnh nhân tiền sử mổ đẻ, được chẩn đoán nhau cài răng lược tại sẹo mổ đẻ cũ, khi thai khoảng 20 tuần. Quá trình theo dõi, bánh nhau càng ngày càng ăn sâu phá hủy lớp cơ tử cung và xâm lấn bàng quang. Ở tuần thai 32, thai phụ mắc Covid-19, điều trị tại Cơ sở 2 của bệnh viện từ ngày 23/1, dùng thuốc chống đông, kháng virus.

Đêm mùng Một Tết, bệnh nhân vỡ ối, suy thai ở tuần thứ 34. Bác sĩ Trương Minh Phương (Trưởng kíp điều trị thai phụ mắc Covid-19 tại Cơ sở 2), hội chẩn với Ban Giám đốc bệnh viện, chỉ định phẫu thuật ngay. Gần 3.000 ml máu và các chế phẩm máu được chuẩn bị để tiếp cho bệnh nhân. Các bác sĩ cũng chuẩn bị sẵn sàng phương án chi viện nhân lực từ vòng ngoài vào nếu cần thiết.

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng, bé trai nặng 2,15 kg chào đời an toàn. Hiện tại sức khoẻ của mẹ và bé đều ổn định.

Bác sĩ phẫu thuật bắt con cho một sản phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Nhau cài răng lược được cho là liên quan đến bất thường các lớp của tử cung, thường do bệnh nhân từng mổ lấy thai hoặc các phẫu thuật khác trên tử cung, nạo lòng tử cung... Những tổn thương này tạo cơ hội cho bánh nhau bám trực tiếp lên lớp cơ tử cung, thậm chí phát triển xuyên qua lớp cơ đến bàng quang. Yếu tố tăng nguy cơ nhau cài răng lược là sẹo mổ trước đây trên cơ tử cung. Số lần mổ càng nhiều, nguy cơ nhau cài răng lược càng tăng; thai phụ trên 35 tuổi, nhiều lần mang thai, nhau tiền đạo hoặc nhau bám thấp...

Biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết âm đạo ồ ạt sau sinh do nhau không bong hoàn toàn, đe dọa tính mạng sản phụ, gây suy thận, suy đa cơ quan. Nhau cài răng lược có thể khiến quá trình chuyển dạ xảy ra sớm, gây xuất huyết âm đạo trước sinh. Các trường hợp này thường phải mổ sinh chủ động.

Theo các bác sĩ, so với người bình thường, hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai dễ bị tổn thương hơn nếu nhiễm Covid-19. Do vậy bệnh nhân dễ chuyển biến nặng hơn, tăng nguy cơ phải thở máy, dùng kháng sinh liều cao, thai nhi có nguy cơ bị sinh non, lây nhiễm Covid... thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ (đáp ứng đủ điều kiện tiêm vaccine) cần tiếp cận tiêm vaccine sớm nhất có thể, theo khuyến cáo của nhân viên y tế.

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bỏ ngay 4 tư thế ngồi này nếu không muốn khiến thai nhi thiếu oxy (8/2)
 Khi mang thai mẹ bầu nhớ làm điều này để con sinh ra không có vết bớt chàm xấu xí (8/2)
 Xin mổ sớm để tránh sinh con năm Dần (29/1)
 Năm 2022 sinh con vào tháng nào là đẹp và hợp tuổi bố mẹ nhất? (29/1)
 Khám thai và sinh con mùa dịch - những điều mẹ bầu cần lưu ý (20/1)
 Tiêm vaccine phòng Covid-19 có nguy cơ gây vô sinh không? (20/1)
 Mách các mẹ cách khắc phục nỗi lo thầm kín mang tên són tiểu sau sinh (20/1)
 Phá thai và những tai biến thường gặp (20/1)
 Mẹ F0 có được cho con bú? (20/1)
 Bồi bổ quá mức khi mang thai, người phụ nữ và chồng “rủ nhau” cùng bị sỏi mật (13/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i