Chăm sóc trẻ
   6 yếu tố quyết định chiều cao của trẻ
 

 

Bên cạnh yếu tố di truyền, còn nhiều thứ khác ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.

 

Chiều cao của trẻ được quyết định bởi nhiều yếu tố, dù ban đầu trẻ có thể không cao nhưng nếu biết cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện, chiều cao sau này sẽ được cải thiện đáng kể.

 

Những yếu tố quyết định chiều cao của trẻ

 


Khi nói đến việc tăng chiều cao thì yếu tố di truyền của cha mẹ ảnh hưởng khoảng 70%, để trực quan hơn, bạn có thể sử dụng công thức này để tính:

Chiều cao của con gái = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ - 15)/2 ± 5 (đơn vị: cm).

Chiều cao của con trai = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ + 15)/2 ± 5 (đơn vị: cm).

Ví dụ: Nếu bố cao 173cm và mẹ cao 160cm, chiều cao di truyền của con trai là (173+160+15)/2±5=174±5, tức là chiều cao trưởng thành của con trai nằm trong phạm vi di truyền là 169cm đến 179cm.

Còn với con gái là (173+160-15)/2±5=159±5, tức là chiều cao di truyền nằm trong khoảng từ 154cm đến 164cm.

Như vậy, chiều cao thừa hưởng từ cha mẹ rút ra từ công thức là một phạm vi chứ không phải là giá trị cố định. Điều này cũng giải thích tại sao anh chị em sinh ra cùng cha mẹ lại có chiều cao khác nhau.

 

 

2. Hoàn cảnh ra đời


Hoàn cảnh khi một em bé chào đời tương đương với vạch xuất phát. Một em bé đủ tháng khỏe mạnh nặng khoảng 3,2kg và dài khoảng 50cm khi chào đời.

Trong y học, có một kiểu em bé gọi là "nhỏ bé so với tuổi thai". Đối với các bé này, cân nặng hoặc chiều cao khi sinh của bé thấp hơn đáng kể so với giá trị tham chiếu bình thường của cùng một thai kỳ.

Nếu bác sĩ không đề cập đến "nhỏ so với tuổi thai" trong hồ sơ xuất viện, con bạn không cần lo lắng về điều này.

Đối với trẻ nhỏ so với tuổi thai, tốc độ tăng trưởng của trẻ phải được theo dõi chặt chẽ sau khi sinh. Nếu trẻ bắt kịp các bạn cùng trang lứa trong vòng 3 năm sau khi sinh, chúng đã vượt qua được cấp độ này.

Ngược lại, nếu trẻ không bắt kịp các bạn cùng trang lứa, cần can thiệp kịp thời. Nếu không, chiều cao trưởng thành có thể sẽ vào khoảng 150cm đối với bé gái và khoảng 160cm đối với bé trai, lúc này yếu tố di truyền sẽ không còn đóng vai trò 70%.

 

3. Tình trạng sức khỏe


Có một số căn bệnh ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ như trẻ hấp thụ kém các chất dinh dưỡng, trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trẻ tiêu thụ quá mức một số thực phẩm gây hại... Điều này có thể khiến trẻ bị duy dinh dưỡng, thấp còi, bị bệnh nội tiết... Lúc này, phải điều trị tình trạng bệnh tật trước mới tính đến chiều cao.

 

 

4. Tốc độ tăng trưởng hàng năm

Sau khi trẻ chào đời, cha mẹ cần theo dõi tốc độ tăng trưởng của con mình thường xuyên.

Dưới 3 tuổi, hầu hết trẻ sẽ phải khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện trẻ chậm phát triển về chiều cao và cân nặng thì bác sĩ sẽ có những phương hướng điều trị kịp thời.

Sau 3 tuổi và trước tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng hàng năm của trẻ là 5-7cm, <5cm và >7cm đều là bất thường, cần được can thiệp y tế.

 

5. Tuổi dậy thì


Tuổi dậy thì là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bước vào tuổi dậy thì, chiều cao tăng trưởng nhanh?

Ngực của bé gái bắt đầu to lên và tinh hoàn của bé trai bắt đầu to ra. Nếu bé gái dậy thì trước 8 tuổi và bé trai dậy thì trước 9 tuổi được coi là dậy thì sớm, có nguy cơ gây cản trở đến chiều cao.

Vì vậy, nếu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không được theo dõi thường xuyên, hãy đưa bé gái đến bệnh viện để đánh giá trước và sau sinh nhật 8 tuổi, 9 tuổi đối với bé trai.

 

 

6. Trạng thái của đầu xương


Không gian biểu mô là chỉ số trực tiếp nhất phản ánh quá trình tăng trưởng của trẻ. Chỉ số phản ánh lượng không gian còn lại ở đầu xương là tuổi xương mà mọi người đều rất quen thuộc. Để biết được điều này, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện làm kiểm tra.

Lý tưởng nhất là tuổi sinh lý của trẻ = tuổi xương (nó cũng có thể chênh lệch 1 tuổi) = chiều cao tương ứng.

Nếu chiều cao của trẻ khác so với tuổi sinh học, bác sĩ sẽ kiểm tra phim tuổi xương. Nếu chiều cao và tuổi xương khớp nhau thì trẻ phát triển bình thường. Khi có sự khác biệt lớn giữa chiều cao và tuổi xương, cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tuổi xương chỉ có thể phán đoán chiều cao hiện tại của trẻ có đủ chuẩn không, nó không thể dự đoán được trẻ sau này cao bao nhiêu.

 

Theo Afamily.vn

Theo Tổ Quốc

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hạn chế cho trẻ ăn những món này vì có thể gây chướng bụng, khó tiêu (22/10)
 5 món ăn gây "ức chế" sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ, cha mẹ cho con ăn càng ít càng tốt (22/10)
 Những loại trái cây giúp trẻ tăng sức đề kháng trong mùa lạnh, ba mẹ nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của con (17/10)
 Trẻ ăn sáng thế nào để học tốt? (17/10)
 Mẹ làm cách này, con chủ động hào hứng ăn rau (17/10)
 Chăm sóc trẻ sốt (10/10)
 3 loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tuổi (10/10)
 Hải sản giàu canxi nhưng cho trẻ ăn thế nào mới đúng? (5/10)
 Điều gì xảy ra khi trẻ ăn nhiều đường? (5/10)
 Mẹ có nên tự ý bổ sung canxi khi thấy con lười ăn, còi cọc, chậm lớn? (25/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i