Giáo dục mầm non
   Giảm áp lực cho giáo viên mầm non trong năm học mới.
 
Trong không khí sôi nổi của buổi sáng diễn ra hội nghị báo cáo tổng kết năm học 2007-2008 và phương hướng – nhiệm vụ năm học 2008-2009.

Mamnon.com đã có dịp tiếp xúc với cô Phan Thị Phượng, PTP Giáo Dục Đào Tạo quận 6. Qua ý kiến cô phát biểu trong hội nghị cũng như qua cuộc trao đổi ngắn trong vòng 5 phút về những vấn đề xã hội quan tâm trong lĩnh vực giáo dục mầm non hiện nay.
Cô cho biết, phòng giáo dục quận 6 đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học vừa qua cũng như trong năm học mới 2008-2009

1. Về chuyên môn:
- Giảm tải cho giáo viên về việc làm hồ sơ, sổ sách, soạn giáo án, nâng cao chất lượng các cuộc hội họp, giảm bớt những cuộc họp không cần thiết, không kéo dài các cuộc họp…
- Không tổ chức các hội thi mang tính hình thức, chỉ tổ chức và tham gia các hội thi – phong trào lớn.
- Giảm cường độ làm việc cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập nâng cao tay nghề, chất lượng giáo viên tính đến năm 2008 đạt trên chuẩn 90%, xây dựng trường học theo tiêu chí an toàn cho trẻ.
- Mấy năm gần đây phòng giáo dục kết hợp với nhà trường đánh giá giáo viên dựa trên quá trình làm việc thực tế, không tổ chức thi giáo viên giỏi nhằm giảm áp lực và tạo sự công bằng, dân chủ trong công tác đánh giá giáo viên.
- Khuyến khích giáo viên cùng bé tạo ra các đồ dùng học tập và trang trí lớp từ nguyên vật liệu mở, hạn chế chi phí, giảm bớt thời gian, công sức trong việc làm đồ dùng dạy học và trang trí.

2. Nâng cao đời sống giáo viên:
- Các trường mầm non kết hợp với hội phụ huynh xây thêm các công trình, nhằm chăm lo cho đời sống giáo viên.
- Phòng giáo dục tạo điều kiện mở các hoạt động ngoại khóa nhằm tăn nguồn thu, cải thiện đời sống giáo viện.
- Tổ chức phục vụ ăn sáng trong trường vừa đảm bảo chăm sóc sức khỏe trẻ, tăng thu nhập chính đáng từ lao động phụ vụ trẻ, đây là hoạt động hoàn toàn mang tính tự nguyện và thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường.

Cô Phượng còn cho biết thêm: tuy năm học vừa qua, xã hội có nhiều biến động về giá cả, đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn nhưng các trường mầm non trên địa bàn quận 6 không có trường hợp giáo viên bỏ nghề vì điều kiện khó khăn.
Không chỉ quận 6 mà còn rất nhiều quận huyện trong thành phố, ban lãnh đạo đã kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm giảm tải những khó khăn, áp lực cũng như nâng cao đời sống cho giáo viên mầm non.

Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời tâm sự của một giáo viên mầm non: “ là giáo viên mầm non cũng có nhiều cái được và cái mất. Cái được trong nghề này là khi còn đi học thì được nhà nước ưu đãi, ra trường có việc làm ngay, không sợ thất nghiệp, được các cháu yêu thương, được sống trong môi trường trẻ thơ, chỉ cần nhìn thấy các cháu ngoan là mọi mệt nhọc đều tan biến, vì vậy, sau này, con cháu tôi, tôi sẽ hướng cháu theo ngành mầm non nếu cháu có ý thích.”

Trúc Giang mamnon.com
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Giảm áp lực cho GV
Ngày gửi: 8/28/2008 3:22:51 PM

Tôi mong đây là sự thật vì các cuộc họp lúc nào cũng nói giảm mà bao nhiêu năm qua có thấy gì đâu, giáo án năm nào cũng soạn lại, giáo án cũ BGH không chịu cho sử dụng lại, thật là hoang phí. Tôi nghĩ GV không cần nhiều sổ sách vì mỗi trẻ đều có biểu đồ tăng trưởng và sổ bé ngoan, hai cái đó đều thể hiện hết những gì trẻ phát triển còn những sổ sách khác thì k cần. Tôi mong việc giảm tải cho giáo viên được thực hiện đúng theo lời các cấp trên nói: giảm giờ lao động và giảm sổ sách giáo án. Tôi tha thiết xin các phòng giáo dục hãy giảm tải cho chúng tôi


guest
Giảm áp lực cho gvmn
Ngày gửi: 8/28/2008 6:56:42 PM


Khi đọc nội dung bài viết trên tôi thấy gvmn có vẻ như được ưu đãi nhiều lắm nhưng thực tế có được như vậy hay không lại là chuyện thật xa vời. Năm nào tôi cũng thấy nói giảm áp lực nhưng giảm thì không thấy nhưng chỉ thấy lãnh đạo ở trên đưa ra những việc thật là không thấy giảm chút nào: ví dụ: nói là giảm cho chúng tôi về sổ sách nhưng trên thực tế thì sổ đó thay vì làm 2 quyển bây giờ làm thành 1 quyển chứ nội dung làm có giảm đâu và được thay vào quyển sổ thứ 2 là những phiếu quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi. Tôi thiết nghĩ khi các cháu chơi cô cùng chơi với cháu hoặc quan sát và gợi ý về ý tưởng chơi của trẻ để giúp trẻ có thêm kinh nghiệm sống chẳng tốt hơn là bắt chúng tôi phải quan sát từng bé và ghi lại những lời nói và hành động của trẻ sao? Làm như vậy có thật sự cần thiết không thưa các cấp lãnh đạo? và nếu chúng tôi cứ ngồi quan sát 1 bé như vậy thì liệu có an toàn cho những bé còn lại không? Tuy thời gian quan sát chỉ là vài phút nhưng với trẻ Mầm non thì trong vài giây cũng có thể xảy ra tai nạn.



guest

Giảm áp lực cho giáo viên mầm non.
Ngày gửi: 8/29/2008 10:27:43 AM

Bạn ah. Môi trường làm việc mỗi nơi mỗi khác. Có những nơi lãnh đạo nhạy bén trong việc đổi mới các hình thức quản lý, nhằm tạo điều kiện cho giáo viên làm việc tốt hơn, nhưng cũng có trường chưa nhanh nhạy, vậy nên chúng ta đừng quá bi quan.


guest
Bình luận
Ngày gửi: 8/29/2008 6:30:08 PM


Kính thưa ban lãnh đạo GDMN. Khi đọc bài viết trên tôi cũng thấy được sự ưu đãi của ngành giành cho đội ngũ giáo viên của chúng tôi! Nhưng thành thật mà nói thì tôi thấy là một giáo viên mầm non như chúng tôi lúc nào cũng bận rộn cho những loại sổ sách và giáo án, nhưng cấp trên lại đòi hỏi cả về việc làm đồ dùng cho phong phú thì thời gian một ngày của chúng tôi không thể đáp ứng hết được cho tất cả. Năm nay nghe nói giảm trọng tải về giáo án để đầu tư cho việc làm đồ dùng thì chúng tôi rất mừng vì nếu giảm một phần công việc thì chúng tôi có một phần cơ hội để tìm kiếm những thông tin và có cơ hội để được tìm kiếm học hỏi những kiến thức trên những phương tiện thông tin để đầu tư vào việc kết hợp giữa dạy học và chăm sóc cháu ngày càng tiến bộ hơn, đáp ứng được chương trình đổi mới của ngành đưa ra.Và tôi cũng mong điều đó sẽ trở thành hiện thực.



guest

Giảm áp lực cho giáo viên mầm non.
Ngày gửi: 8/29/2008 11:31:04 PM

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của 2 bạn trên cùng, đúng là năm nào cũng nói giảm áp lực cho GVMN, nhưng bỏ cái này thì cấp trên lại bày ra cái khác để GVMN làm, đúng là mỗi năm đều có giảm cái này, nhưng lại có cái mới khác được bày ra, lúc nào cũng nói nâng cao đời sống giáo viên, nhưng để nhận được mức lương 2tr hoặc trên 2tr giáo viên phải làm như một con trâu, hết đòi hỏi này đến đòi hỏi khác, còn dưới 2tr thì công việc nhẹ nhàng hơn, nhưng lại không đủ lo cho cuộc sống tăng giá hiện nay.


guest
Giảm áp lực cho GV
Ngày gửi: 8/30/2008 12:50:55 PM


Tôi cũng là một giáo viên mầm non, mỗi lần đọc báo thấy nói là giảm tải cho GV tôi mừng lắm. Tuy nhiên càng hy vọng bao nhiêu lại càng thất vọng bấy nhiêu vì giảm cái này thì tăng cái khác. Giống như một bạn đã nói, hồi xưa có 2 quyển sổ bây giờ chỉ còn một nhưng mà trong đó là gộp chung cả 2 nội dung,rồi sau đó là phiếu quan sát trẻ. Tôi nhận thấy phiếu này cũng hay nhưng với điều kiện là đừng quy định mỗi cháu có bao nhiêu phiếu trong một học kỳ mà nên phụ thuộc vào sự quan sát của cô. Lớp học trên 50 cháu mà ngày nào cũng quan sát 2-3 cháu thì tôi nghĩ không hợp lý lắm. Vì nếu quan sát như vậy thì mới đảm bảo là 1 cháu có từ 5-6 phiếu một học kỳ. GV chúng tôi còn nhiều việc khác nữa ngoài việc dạy và chăm cháu như lau dọn, chùi rửa nhà vệ sinh... Những việc đó làm xong cũng quá thời gian lao động quy định chưa kể là phụ huynh đôi khi đón con trễ chúng tôi phải ngồi đợi...như vậy chúng tôi thực tế lá làm hơn 10 tiếng một ngày mà không được hưởng chế độ nào khác ngoài lương. Việc nhiều lương thì không cao vậy thì áp lực ngày càng tăng chứ chưa giảm được là bao nhiêu.Tôi tha thiết mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến ngành học MN để chúng tôi thực sự được giảm áp lực và có một mức lương xứng đáng hơn. Ngành nào tăng giờ làm là có tiền chứ MN đi sớm về trễ như vậy mà không có một chế độ nào khác thì đó là một điều bình bất hợp lý.



pol_cho

Vui buồn lẫn lộn
Ngày gửi: 8/30/2008 2:14:29 PM

Khi đọc bài trên tôi đã bật khóc! khi vừa tốt nghiệp CDMN (2005) tôi xin vào làm ở một trường MN tư thục lương thỏa thuận 500,000 (sau sẽ tăng thêm?)nhưng công việc thì tôi ko thể tưởng tượng nổi,vì những điều đó tôi ko hề được học trong trường SP. Sáng 6h có mặt dọn dẹp lớp học, rảnh thì rửa ly (3 lớp học) sau đó sẽ quét sân đổ rác. Từ lớp học ra cổng trường khoảng 15m mà tôi phải chạy ra chạy vô để đón cháu vừa đón vừa cho các cháu ăn sáng, nếu có bé lớp nhà trẻ nào đến mà cô giáo đón ko kip thì tôi phụ đón luôn ... Các cháu đến đủ ăn uống xong cho cháu vào lớp, tôi và 1 cô giáo nữa rửa bàn ghế dội nước quét dọn sau đó vào lớp cho các cháu học. Trong lúc dạy các cháu học có thể tôi sẽ được bất cứ ai là người nhà của chủ trường "phê bình" hoặc "hướng dẫn" tôi phải dạy thế này thế kia (nhưng ko ai có chuyên môn. Khi chủ nhà đi chợ về, tôi và 1 cô giáo nữa ra phụ lặt rau, rửa hành ,... xếp bàn ghế, bới cơm, canh... chuẩn bị cho 3 lớp khoảng 90 cháu. Tới giờ ăn cho cháu ra ăn, sắp xếp cho cháu vào chỗ ngồi, bưng cơm tới cho từng cháu, sau đó tôi vào lớp quét dọn bãi chiến trường mà các cháu đã xả ra khi ko có cô giáo trong lớp... chuẩn bị trải chiếu xếp gối lo chỗ ngủ trưa cho các cháu... trở ra bàn ăn lo đút cơm cho những cháu ăn chậm, bới cơm thêm cho những cháu ăn nhanh... thật là nhanh chóng lo gom bàn ghế để sang 1 bên, vội vàng lấy chổi quét những hạt cơm đổ để có chỗ vệ sinh cho cháu... vệ sinh cho cháu xong, cho các cháu vào ngủ, cháu nào có thuốc thì cho cháu uống...


guest
Vui buồn lẫn lộn!
Ngày gửi: 8/30/2008 4:20:18 PM


Khi các cháu ngủ mọi người nghĩ rằng chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi ăn trưa? Nhưng ko, chúng tôi bỏ trẻ nằm đó rồi cùng nhau xăn quần lên người lo xách nước, người rửa bàn, người quét sân, thỉnh thoảng chạy vào lớp xem các cháu đã ngủ chưa. Đáng lẽ việc dọn dẹp đó được luân phiên từng người 1 nhưng chúng tôi thấy 1 người làm thi vất vả quá nên cùng nhau làm cho nhanh để được nghỉ ngơi. Công việc dọn dẹp xong, chúng tôi vội vã lo bữa trưa cho mình, người bới cơm, người vào nhà chủ trường xin đồ ăn, ngườilo giã mắm... Bàn ăn của chúng tôi là nền nhà của lớp nhà trẻ vì vừa ăn vừa trông trẻ bởi các cháu còn quá nhỏ. Còn cháu lớp tôi lớn hơn nên bỏ chúng nằm 1 mình để cô làm công việc. Ăn xong ai về lớp nấy coi cháu ...loay hoay cũng đến giờ các cháu dậy, tôi phải lo ra nhà bếp chia thức ăn cho các lớp, chuẩn bị tô chén cho các cháu ăn, cho các cháu ăn xong làm vệ sinh cho cháu, thay đồ chải tóc xong tôi lại ra quét dọn sân trường và trả cháu ... Tôi lại chạy ra trả cháu này rồi chạy vô trả cháu khác cứ chạy ra chạy vô cho đến khi hết cháu. Có khi 5h có khi 6h có khi 5h30 nhưng chưa bao giờ sớm hơn 5h.
Đó là 1 ngày làm việc mệt nhọc bị vắt kiệt sức, có đôi khi bị xúc phạm nữa nhưng chúng tôi vẫn phải làm vì đó là công việc, là lựa chọn của chính mình, là tình yêu trẻ! Chỉ mong các cấp lãnh đạo hãy quan tâm đến chúng tôi hơn nữa và hãy làm viêc thật công tâm, rõ ràng chứ đừng bao che du di cho những hành động phi giáo dục.
Cảm ơn thật nhiều




guest

Giảm áp lực cho gvmn
Ngày gửi: 8/30/2008 10:43:48 PM

Nói hoài nói mãi cũng vậy. Có lẽ những câu chuyện quá tải trong trường mầm non thì nó như người mặc cái áo vậy có lúc nào mà trên người không có áo đâu mà góp ý bình luận hoài cũng vậy thôi. Có những lúc chúng tôi thật sự buồn khi lỡ chọn cái nghề này vì làm nghề này không những phải chịu áp lực của phụ huynh, phòng, sở còn phải chịu áp lực của BGH nữa chứ mà tội nghiệp nhất cho cô nào mà sống không được lòng hiệu trưởng hiệu phó thì thật... Không còn gì để nói... Là một gv tôi mong muốn được các cấp lãnh đạo thật sự giảm áp lực cho chúng tôi để chúng tôi có thể vui vẻ chăm sóc và dạy dỗ các cháu thật tốt. Một lần nữa xin các cấp lãnh đạo hãy dành chút ít thời gian để đọc những nhận xét của chúng tôi để hiểu công việc chúng tôi đang làm và làm ơn hãy thật sự giảm áp lực cho chúng tôi. Tôi xin cám ơn rất nhiều.


guest
Nói thì dễ làm thì khó
Ngày gửi: 8/31/2008 8:56:03 AM


Tôi là gv MN đã 10 năm. Bao nhiêu vất vả tôi đã từng trải qua, nhiều lúc tưởng chừng không thể nào đứng chân trong ngành được nữa nhưng yêu đàn trẻ thơ nên tôi cố gắng. Vừa qua nghe tin các lớp chỉ nhận sĩ số học sinh phù hợp lứa tuổi tôi rất mừng, nếu được như vậy các cháu được chăm sóc GD tốt hơn - GV cũng giảm tải được công việc... Nhưng đã bước vào năm học mới lớp Chồi - Lá của trường tôi toàn trên 50 HS. Các bậc lãnh đạo có thể tưởng tượng khi dạy hoạt động LQVT (ĐTSố lượng 9-10) chúng tôi phải chuẩn bị mỗi cháu ít nhất là 20 đồ dùng -> vậy cả lớp ít nhất là 1000 DD, đó là chưa kể các DD cho cô và trẻ thực hiện trước khi thực hành ...BGH khuyến khích làm DD mở nhưng GV cô cùng
phải tìm kiếm hình ảnh cho phù hợp chủ đề rồi photo và cũng phải hướng dẫn mà không phải trẻ nào cùng làm được... Rồi BGH luôn đòi hỏi hình thức mới lạ. Cả ngày vất vả ở trường, về nhà bận rộn việc gia đình chồng con, khuya lại ngồi soạn giáo án, chuẩn bị
đồ dùng... Rồi hội thi, thao giảng liên miên... bao nhiêu là áp lực cho GVMN... Mong các cấp lãnh đạo xem xét, nếu không chẳng bao lâu những GV tâm huyết với ngành sẽ không còn sức khỏe phục vụ nữa.




guest

Tâm sự của Giáo viên mầm non
Ngày gửi: 8/31/2008 12:43:15 PM

Tôi cũng là một giáo viên mầm non, khi đọc tất cả những bài viết của những bạn đồng nghiệp tôi cũng rất cảm thông với các bạn vì yêu nghề và vì cuộc sống mà chúng ta cũng chỉ biết tâm sự và mong các cấp lãnh đạo ngành nhìn xuống mà thông cảm. Danh tiếng là 1 nhà giáo dục nhưng cũng có người cho rằng nó chẳng khác gì là 1 (ôsin cao cấp) nghe sao nó phũ phàng quá! Chúng ta đều muốn đem lại những kiến thức bổ ích nhất cho các bé và luôn lấy đó là niềm vui và cũng là 1 thành công trong nghề. Nhưng để đi đến được thành công đó thì mọi việc đều có những chông gai. Để vượt qua được thì phải có những biện pháp tối ưu. Vậy các cấp, các ban nghành hãy suy nghĩ và dành cho tất cả các giáo viên MN những biện pháp phù hợp, thuyết phục.


guest
Lý thuyết và thực hành luôn là 2 đường thẳng song song
Ngày gửi: 8/31/2008 2:13:13 PM


Tôi là giáo viên vừa ra trường được 1 năm. Qua 1 năm đứng lớp và giảng dạy trẻ, tôi thật sự thất vọng và dường như đã mất định hướng cho cuộc sống của mình. Thật sự, giờ đây, tôi rất buồn về nghề nghiệp của mình. Qua 4 năm học đại học, bao nhiêu lý tưởng, hy vọng ấp ủ trong khi còn ngồi trên giảng đường giờ như tan biến. Học bao nhiêu, ra trường để đó và chẳng áp dụng được gì,lý thuyết vẫn là lý thuyết, thực tế vẫn là thực tế. Ngành nghề gì mà cực quá chừng, làm đầu tắt mặt tối, dường như kiệt sức mà chẳng được gì cả. Tôi than van ngành nghề mầm non không phải vì tôi ghét cái nghề mình đã chọn mà than thở vì cực quá, cấp trên cứ noí nào là giảm cái này, giảm cái nọ nhưng xin hãy nhìn vào thực tế, công việc ngày càng chất chồng, làm không hết việc. Chúng tôi chỉ biết kêu trời mà thôi.



guest

Hãy yêu mến cô giáo mầm non
Ngày gửi: 9/1/2008 10:48:03 AM

Hãy yêu mến cô giáo mầm non vì cô chính là người chăm sóc trẻ ở lớp từ ăn, ngủ, vệ sinh, dạy học, chơi. Là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm và yêu nghề nhưng nhiều lúc tôi và các bạn đồng nghiệp chỉ còn có một ước mơ nếu có một việc làm gì khác chúng tôi sẽ bỏ việc vì không thể nào đáp ứng nổi áp lực công việc trong ngành như hiện nay về sổ sách, làm đồ dùng dạy học theo mỗi chủ đề, trang trí lớp thay đổi liên tục theo mỗi lần góp ý của phòng giáo dục đào tạo, lên chuyên đề liên tục, các phong trào văn nghệ, hội thi trải dài suốt năm học đặc biệt là khối lá mang tính hìng thức nhưng rất vất vả cho cô và cháu, hội thi giáo viên giỏi gây tâm lý nặng nề căng thẳng cho giáo viên, giáo án điện tử làm cho giáo viên rất hoang mang lo sợ vì không phải ai cũng có máy tính ở nhà và đây là một vấn đề gây khó khăn và mất nhiều thời gian công sức của GV trong khi áp lực một ngày của 2 cô là chăm sóc trên dưới 50 trẻ, làm vệ sinh cho trẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh toa lét, đảm bảo an toàn cho 50 trẻ, chăm sóc ăn, ngủ, thuốc, soạn giáo án, chấm bài, làm đồ dùng dạy học vì khác với các bậc học khác GVMN phải tự làm đồ dùng dạy học cho mình...Hãy thông cảm và giảm tải thật sự công việc thật sự cho chúng tôi những người làm công tác quản lý để giữ lại cho các cháu những GV yêu nghề mến trẻ vì bỏ việc là một khi chúng tôi không thể bỏ gia đình riêng của mình để chỉ biết công việc ở trường với mức lương quá khiêm tốn như hiện nay trong khi những việc vất vả của chúng tôi không mang lại lợi ích cho trẻ vì trẻ thật sự cần cô có thời gian để trò chuyện, vui chơi với trẻ, yêu mến trẻ chứ trẻ không cần những hội thi, văn nghệ,...


quynho
Hãy tìm hướng đi đúng
Ngày gửi: 9/1/2008 11:55:35 AM


Chào các bạn là những giáo viên mầm non trẻ.
Giữa lý thuyết ở trường và thực tế công việc có một khoảng cách rất xa. Làm thế nào để áp dụng được những gì mình đã học vào trong thực tế là điều không đơn giản. Khi học, chúng ta học những vấn đề chung. Khi đi làm, chúng ta đối mặt với thực tế cụ thể của từng môi trường làm việc. Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều sự lựa chọn để tìm môi trường làm việc tương đối tốt, có thể phát huy năng lực của mình. Một môi trường làm việc không tốt, đó không phải là điển hình chung của nền giáo dục mầm non. Vì vậy, để tìm được môi trường tốt đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực rèn luyện bản thân, nâng cao chuyên môn. Tôi tin rằng, các bạn cứ tìm, rồi sẽ thấy. Cứ cố gắng, rồi các bạn cũng sẽ gặt hái được những thành công trong công việc. Đừng nản lòng nhé.




pol_cho

Vui buồn lẫn lộn!
Ngày gửi: 9/1/2008 1:53:07 PM

Đi dạy khoảng 1 thời gian tôi được tăng lên 550,000 vì tôi làm chăm chỉ chịu khó. Nhưng khoảng 2 tháng sau khi nhận lương thì tôi chỉ nhận 500,000 với lý do "để xem lại", tôi ngỡ ngàng ngen ngào ko nói được lời nào? Làm lâu tôi thấy nhiều chuyện càng bất ngờ hơn... Bàn ghế ở trường bị bể gãy chủ trường tập trung cô giáo vào ngày chủ nhật để may lại, tiền thì nhà trường thu của phụ huynh để mua gối mền.. nhưng chủ trường ko mua mới mà bắt cô giáo khâu ruột gối rồi khâu bao gối để tận dụng lại những chiếc gối cũ... Làm được thời gian tôi mang thai, lúc này công việc của tôi cũng ko hề giảm mà tưởng chừng như nặng nề hơn, tôi ko hề có bảo hiểm, ko có chế độ nghỉ thai sản, thậm chí khi sinh nở nhà trường cũng ko 1 lần thăm hỏi. Tôi buồn lắm, tôi cảm thấy sức lực mình bỏ ra ko xứng đáng. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi luôn cố gắng để sau này được đi làm, được cống hiến tất cả những gì cho thế hệ mầm non, vậy mà chính những người chủ trường thiếu lương tâm, chính môi trường làm việc quá nhiều áp lực đã cướp đi niềm tin của tôi, cướp đi tất cả những suy nghĩ tốt đẹp đối với ngành mầm non. Tôi ko còn đủ tự tin khi ai hỏi tôi làm nghề gì? cái nghề mà tôi đã từng cảm thấy "dễ thương". Tôi buồn lắm, buồn nhiều lắm và luôn tự hỏi tại sao những nơi ko đủ về cơ sở vật chất, ko có chuyên môn, ko hiểu biết về trẻ em mà lại cho mở trường MN tư thục như vậy? Vậy vấn đề là từ đâu? Và vấn đề này thực sự rất cần sự đi sâu đi sát của các cấp lãnh đạo từ trên.


guest
Cảm ơn phóng viên Trúc Giang
Ngày gửi: 9/1/2008 6:17:58 PM


Cảm ơn bạn về bài viết thiết thực này. Giá như Ban Giám Hiệu nhà trường tôi đọc bài này thì biết đâu chúng tôi cũng được giảm bớt đi một số việc màu mè hình thức đang phải thực hiện.



guest

Giảm áp lực cho giáo viên Mầm Non???
Ngày gửi: 9/1/2008 9:07:56 PM

Khi nghe thông tin giảm áp lực cho giáo viên MN tôi như muốn nhãy cẫng lên. Nhưng nghĩ kỹ ra nói là một chuyện mà làm hay không lại là chuyện khác. và dường như điều này rất khó khăn đi vào thực tế. Hầu như các cấp lãnh đạo đều chỉ kiểm tra HSHS của GV mà họ quên khen thầm việc GV của mình thật là "siêu nhân". Vì chỉ là siêu nhân thì mới có thễ làm việc xuyên thời gian như thế. Hết sổ này đến sách kia đã chiếm hết thời gian được gọi là nghỉ ngơi của GV.Vậy hỏi xem thời gian nào mà đầu tư cao độ cho giáo án và sưu tầm thông tin tài liệu phục vụ cho việc dạy học. Và chính điều này dẫn đến tình trạng làm việc đối phó và chạy đua theo thành tích. Nếu như GV nào làm đúng trách nhiệm thì sẽ ảnh hưởng đến cuôc sống gia đình và họ dường như bị ngập chìm trong HSSS. Tôi có ngươì bạn dạy MN do thức đêm quá nhiều người gầy sộc đi. Rất nhiều GV trẻ vừa mới ra trường nhưng đã vội vàng bỏ nghề đi tìm cho mình một nghề mới. Không phải họ không yêu nghề mà có sự ủng hộ của gia đình vì không muốn thấy con mình suốt ngày ở trường MN tối mịt mới về nhà rồi bày đồ dùng,hồ sơ, sổ sách ra làm đến khuya sáng. Không những thế MTMN rất phức tạp. Không biết có ai có cùng tình trạng này k? nhưng đây là tình hình chung ở huyện tôi. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo lưu tâm một chút xíu thôi, một chút xíu thôi, một chút xíu thôi để bớt chút áp lực cho GVMN.


guest
Nói thì hãy làm
Ngày gửi: 9/2/2008 9:34:30 PM


Sau khi đọc xong các ý kiến của các bạn tôi thấy mình được an ủi phần nào , bởi vì tôi cảm nhận được cũng có nhiều bạn trong ngành có cùng tâm sự với mình. Là GVMN làm được 4-5 năm trong trường công lập chưa kể thời gian 10 năm làm nhóm trẻ , mỗi ngày công việc và áp lực càng làm cho tôi thêm sợ mỗi khi bắt đầu năm học mơí. Mỗi đầu năm được nghe giảm tải về sổ sách , trang trí nhưng thật sự chúng tôi chẳng hề cảm thấy mình được giảm chút nào cả, mình trang trí sau đó được BGH góp ý rồi sau đó khi vào đầu năm học ổn định lớp xong các trường bạn sẽ qua làm công việc "chấm cheó", nói là không có gì chỉ góp ý thêm cho tốt hơn thôi nhưng các vị ấy không đặt mình vào vị trí của GV vào đầu năm mới với bao nhiêu công việc "cháu khóc,sổ sách đầu năm,.."rồi sau đó là tổ MN về thăm trường rồi còn bao nhiêu việc nữa làm sao có thể kể hết. GVMN chúng tôi chỉ mong sao các cấp lãnh đạo quan tâm để chúng tôi có thể an tâm với việc của mình là chăm sóc giáo dục và bảo vệ các cháu an toàn .



guest

Giáo viên mầm non, con đường còn ở phía trước.
Ngày gửi: 9/3/2008 10:10:15 AM

Khi tôi bắt đầu vào ngành, lạ lẫm với giáo án chương trình đổi mới. Lạ lẫm với việc làm đồ dùng đồ chơi, hồ sơ sổ sách, lạ lẫm với tất cả mọi thứ. Vất vả và phải nỗ lực rất nhiều. Nhiều lúc muốn tìm tài liệu tham khảo mà không có. Giờ thì đỡ hơn nhiều. Lên mạng là có nhiều thứ để tham khảo, đỡ mất thời gian suy nghĩ, giáo án, đồ dùng đồ chơi, hầu như đều có trên web mamnon.com để chúng ta có thể tham khảo. So với trước đây, giáo viên của chúng ta hiện nay đỡ vất vả hơn nhiều.


guest
Giảm áp lực cho Giáo viên Mầm Non chỉ là nói suông.
Ngày gửi: 9/3/2008 3:53:36 PM


Tôi là một Giáo Viên Mầm Non của Quận 6 đây, chưa vào năm học mới mà tôi thấy giáo viên đã tất bật đủ việc cho năm học này. Hãy đến bất cứ một trường Mầm Non công lập hay tư thục nào trong những ngày này sẽ thấy những lời tôi nói là không cường điệu chút nào. Các đồng nghiệp đã có rất nhiều ý kiến hay rồi tôi chỉ xin khẳng định lại rằng chúng tôi thực sự chưa được giảm áp lực đâu.



guest

Cứu vãn ngành mầm non khi còn có thể?
Ngày gửi: 9/3/2008 8:45:07 PM

Cảm ơn ý kiến của tất cả các bạn đồng nghiệp tôi đã cảm thấy được an ủi đôi chút vì GVMN ở đâu cũng vậy.Xin các cấp lãnh đạo hãy quan tâm một chút đến GVMN để chúng tôi còn đủ sức lực để bước tiếp con đường mà chung tôi đã yêu và đã chọn.Hiện nay GVMN tại tất cả các quận chưa thật sự được giảm tải một tí nào công việc đây chỉ là những lời nói suông.Kính mong các phòng giáo dục,tổ mầm non hãy đặt mình vào công việc của cô mầm non 1 ngày để thông cảm cho GVMN.


guest
!!!!!!!
Ngày gửi: 9/6/2008 6:48:52 AM


Hãy trở thành giáo viên mầm non trong một ngày. Bạn sẽ cảm nhận được câu nói "Đây là những o sin có bằng cấp"
tôi chỉ mong những người đang là cán bộ phòng MN, chuyên viên, BGH hãy vào lớp và làm những công việc như chúng tôi đang làm để biết thêm về cuộc sống của chúng tôi.




guest

Giảm công việc và áp lực cho giáo viên.
Ngày gửi: 9/6/2008 9:31:21 AM

Tôi làm việc ở Q. 3 cực quá, tôi kính mong các chuyên viên xem xét lại. Sổ sách, chủ điể thay đổi hoài, chúng tôi làm việc cả ngày, tối về không lo được hco gia đình mà phải thức khuya soạn giáo án, làm đồ chơi. Nói là nguyên vật liệu mở mà tòan đi mua. Đã vậy lúc nào cũng bị khủng hoảng tinh thần từ phụ huynh. Ban giám hiệu dự giờ thích ai thì cho tốt, không thích thì bị đe ra so sánh chê bai, lúc nào cũng rình mò, nhòm ngó, xét nét. Tôi nghĩ chúng ta nên xem lại cách làm việc tránh để tình trạng lương thì thấp mà áp lực thì nhiều.


guest
Góp ý!
Ngày gửi: 9/6/2008 9:43:22 AM


Khi tôi viết dòng chữ này là tôi không còn sức chịu dựng nữa rồi. Vì lòng yêu trẻ nên tôi cố gắng hịu đựng gần 15 năm nay. Tôi nhớ hồi mới ra trường sổ sách, giáo án, chủ điểm hết sức đơn giản nhưng học trò vẫn học tốt. Tuy lương có ít nhưng phù hợp với cuộc sống lúc bấy giờ. Cái quan trọng là khi đến trường chúng tôi đều mang tâm trạng thoải mái chứ không phải chán nản như bây giờ. Lương thì ít, áp lực thì quá nhiều. Lương thì ít mà áp lực lại quá nhềiu, ăn hông dám ăn, mặc không dám mặc, đi làm thí vất vả tóc tai bù xù, quần thì ống thấp ống cao. Đã vậy phụ huynh của 15 năm trước đầy sự thông cảm, kính trọng đội ngũ giáo viên chúng tôi hơn bây giờ. Họ không hề biết những nỗi khó khăn vất vả chúng tôi chăm sóc con họ như thế nào. Chúng tôi chỉ là một con người bình thường chứ đâu phải thánh thần mà khi sơ sẩy con họ trầy xước một chút là họ thưa kiện, mắng mỏ chúng tôi. Chúng tôi cũng không nhận được sự thông cảm của ban giám hiệu.



guest

Tại sao không?
Ngày gửi: 9/6/2008 2:50:53 PM

Tôi cũng là một giáo viên mầm non, và sau 8 năm tôi được đề bạt làm hiệu phó nơi trường tôi hiện nay đang công tác. Mặc dù là hiệu phó nhưng chưa bao giờ tôi được ngồi trong phòng của mình, trừ phi có khách từ trên xuống. Vì trường tôi ít lớp giáo viên mỗi cô một lớp nên sáng đến xuống đón trẻ cùng lớp nhà trẻ, sau đó tranh thủ kiểm tra các lớp còn lại, trưa cùng cho trẻ ăn tại một vài lớp. Bạn thử tính xem trong trường một năm học sẽ có bao nhiêu lần giáo viên xin nghỉ vì ốm, vì công việc gia đình,và vì.... hàng trăm lý do khác mà không thể không cho giáo viên nghỉ, những lúc đó ai ngoài tôi đây. Chưa kể có giáo viên đang theo học nâng cao trình độ, họ đi học ròng 1 tháng rưỡi trong năm mà lại học vào tháng 11 nữa chứ. Nói thật có lúc chúng tôi phát hoảng. Những lúc đó thì công việc của lớp tôi cũng làm như một giáo viên chưa kể còn phải hoàn thành nhiều phần việc khác. Nói thật chúng tôi trưởng thành từ giáo viên chúng tôi biết lắm chứ. Chúng tôi cũng chỉ đứng cao hơn các bạn một bậc mà thôi. Trên chúng ta còn nhiều bậc khác quan trọng. Hãy thử đặt địa vị bạn vào chúng tôi bạn sẽ hiểu. Sau mỗi kỳ tập huấn đầu năm chỉ mong sao trên chưa tìm ra một chuyên đề mới, một thử nghiệm mới để chúng tôi bớt lo, giáo viên bớt khổ, chỉ mong sao năm nay không có hội thi nào, mà có chăng thì cũng đừng thi cấp huyện, thành...Thực sự chúng tôi sợ lắm rồi. Không chỉ hao tổn tiền bạc, mất thời gian mà chúng tôi cũng khốn khổ không thua kém giáo viên. Chúng ta đều giống nhau cả thôi, đều phải tuân thủ mọi yêu cầu từ trên xuống, không còn cách nào khác. Hãy hiểu cho chúng tôi.


guest
Thật đáng sợ
Ngày gửi: 9/7/2008 8:28:25 PM


Tôi là một GVMN ra trường được 5 năm, khoảng thời gian đó thật kinh khủng đối với tôi, tôi đã chấp nhận bỏ nghề vì không chịu nổi, bây giờ tôi đã yên ổn ở một ngành khác nhưng khi xem báo đài nói về ngành MN tôi không khỏi đau xót



guest

noi buon cua giao vien
Ngày gửi: 9/7/2008 10:09:24 PM

Tôi là giáo viên mầm non ở Hưng Yên , qua bài viêt của các bạn rất hay về đề xuất giảm tải giáo án và đề nghị nhà nước quan tâm đến giáo viên Mầm Non. Như ở tỉnh Hưng Yên chúng tôi lương thì ít. làm thì nhiều. Lương của tôi hiện nay chỉ 450.000 trên một tháng.


guest
Hãy thương lấy chúng tôi.
Ngày gửi: 9/9/2008 8:33:42 PM


Công việc của chúng tôi bù đầu, bù cổ suốt cả ngày, mà đi học nâng cao đại học, bắt chúng tôi phải có bằng A Anh Văn, vi tính. Thực sự cuộc sống với đồng lương eo hẹp, chúng tôi tuổi không còn trẻ nên học cũng rất khó khăn. Mặc dù chúng tôi học không nổi dù thực sự rất cố gắng, rất mong được thông cảm!



guest

Chúng tôi cần được quan tâm giúp đỡ.
Ngày gửi: 9/9/2008 10:16:13 PM

Xin các cấp lãnh đạo Mầm Non xem xét lại, theo yêu cầu của ngành chúng tôi đi học nâng cao trình độ. Lương thì không đủ sống mà đóng tiền học đại học một năm trên 3 triệu. Đã vậy mà lại phải đi học cả thứ 7 và chủ nhật. Chúng tôi tưởng chừng như mình không còn sức để mà làm việc nữa, nhưng chúng tôi còn bị bắt học để lấy bằng A Anh Văn và vi tính nữa, bạn bè tôi nói rằng học đại học cho tốn tiền, tốn sức, bằng cấp đủ thứ mà cuối cùng lương cụng không đủ sống, nợ nần chồng chất và hằng ngày vẫn quanh quẩn với việc chăm sóc trẻ em. Không phải ai cũng cảm thông cho nghề nghiệp của chúng tôi. Cũng vì lý do lương thì ít, việc thì nhiều, không thể lo cho gia đình chu toàn nên vợ chồng tôi đã chia tay. Chúng tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa. Bữa cơm trưa chúng tôi phải đóng tiền, đóng tiền nhiều thì không có khả năng, nhưng đóng tiền ít thì thực sự nuốt không nổi vì bữa ăn quá đạm bạc, trưa lại không được nghỉ trưa. Phải thức để canh trẻ. Nhiều giáo viên cuộc sống còn quá bấp bênh phải đi thuê nhà để ở. Chưa được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, nếu có thì chỉ được giúp đỡ vài ba trăm, thử hỏi với số tiền này thì làm được gì?


guest
Chúng tôi cần sự thông cảm của lãnh đạo.
Ngày gửi: 9/12/2008 9:07:34 PM


Tôi chỉ vào nghề được 3 nămn, nhưng tôi thật sự mệt mỏi và căng thẳng, với bao nhiêu là công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Chẵng những thế còn bao nhiêu là việc như thanh tra...vậy mà giờ đây nơi tôi công tác còn ra quyết định là sẽ dự giờ đột xuất, làm gì cũng đột xuất. Thật sự điều đó gây ra rất nhiều căng thẳng, lo lắng...không những tôi mà tất cả giáo viên trong trường. Tôi mong nhận đựơc sự thông cảm của các cấp lãnh đạo để chúng tôi được thoải mái hơn, vui vẻ hơn vào mỗi buổi sáng tới trường. Nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi không cố gắng mà chúng tôi luôn hoàn thành công việc của mình. Nhưng không phải trong tâm trạng lo lắng như thế. Hãy hiểu và thông cảm với giáo viên Mầm Non.



guest

Giảm thật hay giả?
Ngày gửi: 9/15/2008 10:28:00 PM

Nếu các cấp lãnh đạo hãy thử một lần là giáo viên đứng lớp từ sáng đến chiều. Thử hỏi các cán bộ có thấy sợ không? Xin hãy thử vị trí của chúng tôi và cho chúng tôi làm việc một cách nhanh chóng nhất.


guest
Giảm sổ sách cho GVMN mà không thấy giảm đâu hết.
Ngày gửi: 9/19/2008 9:33:03 PM


Tôi cũng là GVMN, như các bạn qua các cuộc họp đầu năm tôi cũng nghe nói giảm sổ sách cho GV rất nhiều, nhưng thật ra chỉ là nói thôi chứ không thấy giảm tải gí hết.Trường tôi chuẩn bị thanh kiểm tra đầu năm, nhưng ban giám hiệu bắt chúng tôi làm rất nhiều sổ sách, sổ kế hoạch, sổ hội đồng, sổ họp chuyên môn, sổ dự giờ, sổ làm phiếu dự giờ,và còn thêm phần quan sát trẻ hàng ngày nữa. Tôi không biết sở giáo dục và phòng giáo dục nghĩ như thế nào mà lại đề ra nhiều sổ sách đến như vậy. Chúng tôi là giáo viên một ngày chăm sóc các cháu đã mệt lắm rồi, tối về lại làm nhiều loại sổ sách đến như vậy. Lương thì không bao nhiêu lại thêm phần quan sát trẻ, mà lại bắt chúng tôi phải chụp hình để làm phiếu quan sát. Khi chúng tôi nói máy đâu chụp hình, chụp rồi tiền đâu để rữa, thì ban giám hiệu lại không nói gì? Bày ra những phiếu quan sát như vậy, thì tất nhiên phải nghĩ phải nghĩ đến các khoảng chụp hình. Nhưng không ai nghĩ đến việc này hết, cứ để giáo viên chúng tôi ra làm và làm, không cần biết gì, đến cuối tháng bắt kiểm sổ và phiếu quan sát, không có thì trừ thi đua, thử hỏi xem giáo viên chúng tôi đã mệt với công việc lại thêm phần sổ sách và phiếu quan sát nữa, đôi lúc nghĩ nghề GVMN khổ thật.



guest

Nỗi lòng của GVMN .
Ngày gửi: 9/19/2008 9:52:24 PM

Tôi cũng là GVMN, và hiện đang làm việc tại quận Bình Thạnh, không biết các bạn có và đã nghe về quận này không, nhưng người ta thường nói Bình thạnh là tành bệnh luôn. Thật ra suy nghĩ lại thì cũng đúng, cũng là GVMN tại sao quận Bình Thạnh lại đề ra nhiều việc cho chúng tôi làm, làm từ sáng chưa đủ đến tối chúng tôi vẫn phải vô sổ sách. Thường thì sổ kế hoạch các quận khác một lớp chỉ làm một cuốn thôi, nhưng quận Bình Thạnh thì lại khác bắt mỗi giáo viên chúng tôi mỗi người một cuốn và ghi rõ ràng cụ thể một ngày trong trường làm gì, dạy gì, kể cả vệ sinh ăn ngủ, giờ nào cũng phải ghi cụ thể. Thiết nghĩ những công việc ngày nào cũng giống ngày nào thì có cần thiết phải ghi lập đi lập lại như vậy không.Còn thêm phần quan sát nữa cũng phải ghi cụ thể, thực ra theo dõi thì đâu cần phỉa ghi nhiều đến như vậy, mỗi lần nhìn đến sổ sách là nỗi ám ảnh của giáo viên chúng tôi. Thiết nghĩ sở GDMN nên xem xét lại cách làm việc của quận Bình Thạnh. Mỗi ngày chúng tôi làm việc mệt lắm rồi, nói giảm tải cho chúng tôi nhưng chúng tôi không thấy đâu hết, chỉ khổ cho giáo viên chúng tôi. Rồi lại thêm phần mỗi tháng dạy theo chủ điểm, và thay đổi đồ theo chủ điểm hàng tháng nữa chứ. Nói giảm tải cho chúng tôi nhưng chúng tôi không thấy đâu hết, chỉ khổ cho giáo viên chúng tôi. Rồi lại thêm phần mỗi tháng dạy theo chủ điểm và thay đổi đồ dung đồ chơi theo chủ điểm hàng tháng nữa chứ. Tôi thấy giáo viên chúng tôi làm việc miệt mài mà vẫn không hết việc, hết chăm sóc dạy trẻ quay qua làm sổ sách rồi làm đồ dùng dạy học, chưa kể đến bị ban giám hiệu dự giờ, chuẩn bị học cụ. thích thì ban giám hiệu chom tốt không thích thì đem ra chê dạy không hay, không có đầu tư sáng tạo. Giáo viên chúng tôi rất mệt mỏi và mong sở giáo dục và các cấp lãnh đạo nghĩ đến và giảm tải sổ sách, phiếu quan sát để chúng tôi có thời gian đầu tư dạy các cháu tốt hơn.


guest
Bình Luận
Ngày gửi: 9/23/2008 5:02:13 PM


Có lẽ rằng bất cứ một giáo viên mầm non nào cũng thấy ý kiến của 2 bạn trên cùng là rất chính xác và dường như là một sự chia sẻ chung tâm sự của những chị em giáo viên Mầm Non khác,khi lên lớp thời gian giảng dạy kín cả ngày về nhà không chỉ có sổ giáo án mà còn bao nhiêu là sổ sách khác trong khi đó đồng lương ít ỏi lại bị trừ vào nhiều khoản. Giáo viên lại không có trợ cấp thêm để làm đồ dùng đồ chơi phải lấy phí làm đồ dùng từ đồng lương ít ỏi.



guest

Có thấy giảm gì đâu ?
Ngày gửi: 10/13/2008 8:45:29 PM

Tháng 9 chuẩn bị khai giảng giáo viên bận rộn với việc vệ sinh trang trí lớp mất gần 2 tuần ngày khai giảng tốt đẹp rồi 2 tuần sau xuôn xẻ mừng quá, chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì giữa tháng 9 đi họp chuyên môn nghe triển khai lịch dự giờ của BGH mà chóng mặt rồi sổ sách nữa quá chừng, 2 giáo viên trong lớp chia nhau về làm cô nào vô phúc được phân công sổ kế hoạch hoạt động giáo dục là coi như đừng mong mà được ngủ trước 11 giờ mỗi đêm . Ở trường tôi có một cô nói vui " Gia đình em nói ở trường mày làm chức gì mà tối nào cũng thức viết sổ vậy. em nói ban ngày làm việc tay chân ban đêm về nhà làm việc trí óc" ( dù nó mới ra trường năm ngoái ) Em thấy thương cho nó và bản thân mình quá.


guest
bao giờ GDMN tại Hà Nội giảm tải và nói không với bệnh thành tích?
Ngày gửi: 11/2/2008 11:12:12 PM


"Mua danh ba vạn,Bán danh ba đồng" sao câu này đúng với các hội thi giáo viên dậy giỏi các cấp của ngành học MN HN thế, các bạn có thể tưởng tượng được không để có một tiết thi GVDG các cô phải bỏ ra hàng trăm nghìn để đầu tư vào đồ dùng dạy học. Nếu không đầu tư ư? Giờ học sẽ được đánh giá chuẩn bị đồ dùng không chu đáo, không sáng tạo. Còn một tiết dậy cấp thành phố sẽ phải đầu tư trên dưới 1 triệu đồng cùng với sự giúp đỡ tổng lực của toàn trường, vậy mà phần thưởng là gì? Chỉ một tờ giấy khen và một hai trăm ngàn đồng, có cô là giáo viên giỏi thành phố 5,6 lần cũng có được hơn lương của GV chưa bao giờ là giáo viên giỏi cấp trường đâu? Vẫn biết là như thế nhưng vì thành tích của trường, của phòng vẫn phải thi, nếu trường không có GV giỏi Thành phố sẽ không đạt TTSX, thậm chí không đạt Chuẩn Quốc gia, vậy thì phát động phong trào làm gì nhỉ? Các bạn có biết chuyên đề GDDD và VSATTP ở MN không? Để có một giờ tổ chức kiến tập cho 61 tỉnh thành chúng tôi phải tốn kém bao nhiêu không? Hàng triệu. Kinh phí ở đâu ra? Huy đông từ phụ huynh đấy, phụ huynh họp cuối năm hỏi cô giáo "làm điểm cho Vụ thì Vụ phải cho kinh phí sao lấy quỹ BPH? Cô giáo chỉ biết cười trừ. Vậy mà trong quá trình tập kỹ năng cho trẻ, cô giáo mua Thanh Long về cho trẻ làm, Hiệu trưởng còn bảo "em mua đắt thế chị mua có 15 nghìn 1kg thôí". Sau từng đấy năm, hiện nay chuyên đề này áp dụng được bao nhiêu phần trăm vào thực tế? Tôi muốn nói rằng các chuyên đề, các hội thi của GDMN Hà Nội chỉ là hình thức không hơn không kém, thời gian đầu tư vào các dự án đó xin các vị hãy nghĩ cách thực sự giảm tải, thực sự không cần tổ chức các hội thi như TP HCM đang thực hiện và hãy quan tâm hơn đến đồng lương hiện tại của GVMN xem họ có sống được trong thời lạm phát không? Xin đề nghị các cấp lãnh đạo thực sự quan tâm bằng việc làm cụ thể chứ đừng nói xuông, vì nói xuông ai nói cũng được phải không các bạn?



guest

Khởi sắc ban đầu giáo viên Mầm Non.
Ngày gửi: 2/7/2009 8:27:42 AM

Qua đọc bài phát biểu của chị phương quận 6 tôi một người quản lý cơ sở mầm non trong 16 năm qua cũng đã trải qua nhiều giai đoạn từ thăng trầm đến sự phát triển của giáo dục mầm non. Vấn đề giảm áp lực cho đội ngũ giáo viên qua việc thi cử là nên làm và nên triển khai trên toàn quốc mà tuyển chọn giáo viên mầm non giỏi, tiêu biểu cần thông qua việc làm và kết công việc của họ "ở cái chính là sự nhiệt tình, tình thương yêu con trẻ và nắm vững chuyên môn" còn thông qua thi thì chưa thể nói gì về họ thật sự là giỏi hay không. Để họ thật chuyên tâm với nghề điều quan trọng hiện nay nâng cao chế độ để họ ổn định cuộc sống ông cha ta đã có câu"có thực mới vực được đạo" chứ còn mới là khởi sắc thì mọi công cuộc cũng chỉ là mới là bước đầu ?


guest
Em chọn nghề Mầm Non
Ngày gửi: 5/13/2009 9:12:03 AM


Từ khi mới bước vào cấp 3 em đã quyết định chọn nghề mầm non. Em cũng không hiểu vì sao cả nhưng khi em đã học nghành mầm non được 2 năm rồi và chỉ còn 2 năm nữa là ra trường và thực sự em rất yêu quý nghành này. Cho dù có bao người nói nghành này rất mệt, khổ và ít lương nữa. Nhưng điều đó không quan trọng đối với em, em chỉ cảm thấy rất yêu trẻ mỗi khi thấy trẻ, cứ được nói chuyện chơi đùa với trẻ là em cảm thấy vui và dường như tuổi ấu ngày xưa lại ùa về trong em. Tuy mỗi người có 1 ý kiến, quan niệm khác nhau về mầm non nhưng đối với em nghành mầm non thực sự là một nghành rất cao quý vì cô giáo mầm non vừa là một người mẹ vừa là một nghệ sĩ, vừa là một nhà giáo dục và cũng là một thầy thuốc.



guest

Nỗi khổ
Ngày gửi: 11/28/2013 7:40:36 PM

Làm 1 giáo viên mâm non rất khổ phải làm việc tới 11h/ 1 ngày. Không bít đến bao giờ mới hết đươc.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội nghị Tổng kết năm học tại Sở Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh (27/8)
 Năm học 2008-2009: Đầu tư xây mới, thay thế 17 trường mầm non (27/8)
 Năm học 2008-2009: “Siết chặt” các trường mầm non ngoài công lập (26/8)
 2.772 người trúng tuyển công chức ngành GD-ĐT (25/8)
 Tập huấn hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về GDMN (19/8)
 Ngày khai giảng gần kề. (19/8)
 Năm học mới vẫn thiếu giáo viên mầm non (18/8)
 Hướng dẫn chuẩn bị khai giảng (16/8)
 Hội nghị Tổng kết năm học 2007-2008 và triển khai phương hướng nhiệm vụ 2008-2009 (16/8)
 Năm học 2008-2009: Không tăng học phí - giáo viên “lao đao”? (14/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i