Thông tin tư vấn
   Chuẩn bị kĩ năng xã hội- kĩ năng cảm xúc cho trẻ
 

Theo: Helping your preschool child

Dự án: "No child left behind"

Trẻ em bắt đầu bước vào giai đoạn học tập ở trường phổ thông theo những cấp độ về kỹ năng xã hội và xúc cảm khác nhau. Những chuẩn này cần thời gian và sự luyện tập để có thể hình thành được.

Các bậc phụ huynh hãy cung cấp cho bé nhiều cơ hội ngay khi bé còn ở lứa tuổi Mẫu giáo để bắt đầu phát triển những phẩm chất tích cực:

Ảnh: Nguồn Internet

1. Sự tự tin: Trẻ phải cảm thấy tốt về bản thân mình, và tin rằng mình có thể thành công. Những đứa trẻ tự tin thường có nhiều nỗ lực hơn cho việc thực hiện những nhiệm vụ mới, cũng như chúng sẽ biết cách nỗ lực, cố gắng lại nếu như không thành công trong lần đầu tiên.

2. Sự độc lập: Trẻ phải học làm mọi thứ tự mình trong chừng mực có thể.

3. Động cơ: Trẻ phải thấy rằng mình muốn học.

4. Sự tò mò: Trẻ có bản tính tự nhiên là tò mò, và sự tò mò lại tạo cơ hội cho người lớn tạo ra những tình huống kích thích bé khám phá. Khi thấy tò mò, bé sẽ kiên quyết không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội khám phá nào.

5. Sự kiên trì, tính bền bỉ: Trẻ phải học cách hoàn thành những gì mà mình đã bắt tay vào làm.

6. Hợp tác: Trẻ phải có thể cảm thấy hòa đồng với người khác, và học cách chia sẻ cũng như biết cách đợi đến lượt mình trong các hoạt động chung.

7. Tự kiểm soát: Trẻ phải nhận thức được rằng có các cách thức phù hợp cũng như không phù hợp trong bộc lộ cảm xúc, nhất là khi giận dữ. Chúng phải hiểu rằng: Một số hành vi (như đánh - đấm - cấu chí nhau...) là không được chấp nhận.

8. Sự nhiệt tình, say mê: Trẻ phải có một sở thích với một hay một vài hoạt động, hoặc đồ vật nào đấy; đồng thời chúng cũng phải hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác trong những tình huống nhất định.

Dưới đây là một số điều phụ huynh có thể làm để giúp con mình phát triển những phẩm chất cần thiết trên:

1. Thể hiện cho bé biết rằng bạn quan tâm đến bé: Những trẻ em cảm thấy mình được yêu thương, quan tâm dường như tự tin hơn nhiều so với những trẻ ít được dành sự quan tâm chăm sóc. Con bạn phải tin tưởng vào tình yêu của bạn. Hãy dành sự quan tâm, sự khuyến khích, những cái ôm và thời gian vui chơi, thực hành bên con nhiều nhất bạn có thể.

2. Hãy là một tấm gương tốt: Trẻ nhập tâm bất cứ cái gì mà chúng thấy người khác làm, những gì chúng nghe người khác nói. Khi bạn tập thể dục và ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, con bạn chắc chắn cũng sẽ làm theo như thế. Khi bạn cư xử với người khác một cách lịch sự, có trách nhiệm, con bạn có thể sẽ làm theo thế. Nếu bạn chia sẻ và giúp đỡ mọi người, con bạn cũng sẽ học cách phát huy lòng tốt, sự suy nghĩ thấu đáo hơn và quan tâm nhiều tới cảm giác của người khác.

3. Cung cấp các cơ hội để bé lặp lại hành vi: Sẽ cần phải luyện tập để bé làm thành thạo bất cứ thứ gì: bò, đi, phát âm từ mới, cách uống nước từ một cái cốc... Con bạn không bao giờ cảm thấy chán việc lặp đi lặp lại nhiều lần. Thay vào đó, bằng cách thực hiện đi thực hiện lại một việc cho tới khi bé học được chúng; nhờ vậy, con bạn cũng xây dựng được sự tự tin cần thiết để khám phá những thứ mới mẻ.

4. Sử dụng những luật lệ, quy tắc phù hợp: Tất cả trẻ em đều cần một giới hạn được đặt ra cho riêng bản thân. Trẻ em có bố mẹ là người đặt ra cho trẻ những quy tắc kỷ luật phù hợp, vừa phải, tự nhiên sẽ phát triển những kỹ năng xã hội và kỹ năng xúc cảm, mặt khác, việc học tập ở trường của chúng cũng sẽ tốt hơn so với những trẻ có cha mẹ đặt ra quá ít, hay quá nhiều luật lệ giới hạn.

Một số lời khuyên dành cho phụ huynh:

Ảnh: Nguồn Internet

1. Đưa ra những lý do khi bạn yêu cầu con làm gì đó. Nói, ví dụ: "Con hãy nhặt cái xe ô tô đang để ở trên bậc cầu thang lên giá đi nào, vì nhỡ ai đó sẽ ngã khi dẫm phải nó thì sao?", đừng nói: "Hãy nhặt cái ô tô ra chỗ khác, vì mẹ yêu cầu con làm nó, ngay bây giờ!".

2. Lắng nghe con bạn để tìm hiểu bé đang cảm nhận thế nào, và bạn nhận ra khi nào bé cần có sự giúp đỡ của mình.

3. Thể hiện tình yêu và sự tôn trọng kể cả khi bạn tức giận với bé. Phê bình hành vi của bé chứ không phải lên án bản thân trẻ. Ví dụ, hãy nói: "Mẹ yêu con, nhưng mẹ hoàn toàn không tán thành việc con vẽ tranh lên tường. Mẹ thấy rất buồn và tức giận khi con có hành vi như thế!".

4. Giúp con đưa ra những lựa chọn và hướng giải quyết vấn đề. Bạn có thể hỏi đứa con 4 tuổi của mình: "Chúng ta có thể làm gì để tránh việc em con cứ phá những khối gỗ xây dựng của con nhỉ?"

5. Thật tích cực và khuyến khích, cổ vũ bé thường xuyên. Khen ngợi con khi con làm tốt một điều gì. Nụ cười và sự động viên có tác dụng lớn và tích cực hơn trong việc định hình thói quen và hành vi ứng xử của trẻ so với các hình phạt hà khắc.

6. Hãy cho phép bé được chủ động tự mình làm nhiều thứ. Trẻ nhỏ cần được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, trẻ học được sự tự lập và phát triển được sự tự tin thông qua phương pháp thực hiện những nhiệm vụ cá nhân như: Tự mặc quần áo, tự cất và lấy đồ chơi... Điều quan trọng là hãy để bé tự lựa chọn tốt hơn là ra quyết định thay cho bé.

7. Khuyến khích bé chơi với các trẻ em khác, cũng như mạnh dạn tiếp xúc với người lớn (không chỉ là thành viên trong gia đình). Trẻ mãu giáo cần các cơ hội giao tiếp xã hội để học mục tiêu, và các nhìn nhận theo quan điểm của người khác. Trẻ nhỏ có vẻ dễ yêu quý giáo viên và bạn bè cùng lớp nếu chúng có cơ hội trải nghiệm với nhiều người lớn và nhiều trẻ em khác nhau.

8. Thể hiện các quan điểm, thái độ tích cực hướng tới việc học và hướng tới hoạt động trường lớp. Trẻ em đến với thế giới chúng ta với nhu cầu vô cùng mạnh mẽ là khám phá và trải nghiệm. Nếu con bạn vẫn còn tò mò với nhiều thứ quanh mình, đó là một điều tuyệt vời, bé cần được khuyến khích điều đó. Khi con bạn thực hiện một việc gì, bạn hãy thể hiện niềm yêu thích và quan tâm tới việc bé làm, điều đó đem tới cho bé sự khích lệ và tự hào, đặc biệt khi bé đạt được thành quả nhất định trong hoạt động. Ví dụ, hãy khen bé: "Bức tranh của con mới tuyệt vời làm sao!"

Trên thực tế, trẻ em trở nên vô cùng hào hứng với việc bắt đầu đi học khi được bố mẹ khơi gợi về sự hấp dẫn trong bước ngoặt thay đổi lớn này. Khi bé sẵn sàng đi học, hãy kể cho bé những mẩu chuyện ngắn và hay về trường lớp, hãy nói về những điều lôi cuốn hấp dẫn mà trẻ chỉ có thể làm được nếu bé đi mẫu giáo, như việc: Vẽ các bức tranh thần kỳ - hát những bài hát vui nhộn - những điệu múa uyển chuyển - các trò chơi đầy trí tuệ...

Điều cần thiết, khi diễn tả cho con điều quan trọng đó, bạn cần phải thể hiện sự chân thành, niềm vui thích và đam mê trong cả lời nói, ánh mắt. Nói thật tỉ mỉ bé sẽ gặp những giáo viên thế nào, học đọc học viết ra sao, kết bạn mới đem lại cho bé sự thú vị gì, bé sẽ khám phá điều gì ở môi trường học mới.

Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Một số lời khuyên của chuyên gia về chuẩn bị cho lớp một (4/9)
 Sử dụng biểu đồ đa trí tuệ để học thành công (4/9)
 Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ (25/8)
 Phát triển một môi trường chữ viết trong lớp (24/8)
 Khi bé quá chú ý đến những người xung quanh (22/8)
 Bé ném đồ vào bạn bè khi tức giận! (22/8)
 Bé lo lắng vì bạn bè không thích mình (11/8)
 Chọn trường tiểu học cho con bạn (30/7)
 Củng cố khả năng đọc - viết cho trẻ lớp Một (29/6)
 Giúp trẻ mẫu giáo tăng khả năng đọc (29/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i