Mang thai và sinh đẻ
   Nguyên tắc khi thai phụ đi bộ
 

Đi bộ, vận động khi mang thai là cách giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải càng cố đi bộ nhiều thì càng có lợi. Quy tắc vận động trong thai kỳ là nhẹ nhàng, thoải mái và phù hợp với thể trạng từng thai phụ.

Khởi động

Trước khi đi bộ, bạn có thể thử vài động tác khởi động dưới đây:

- Đứng thẳng: Đứng thẳng người để bụng bầu không gây sức ép lên cơ lưng. Nếu bụng bầu đã to, bạn có thể dùng đai nâng bụng bầu để cuộc đi bộ thoải mái hơn.

- Nhìn thẳng: Giữ đầu thẳng rồi nhìn thẳng về phía trước (không phải nhìn xuống sàn nhà), giữ trong vài giây để cơ cổ của bạn không bị căng trước khi đi bộ.

Đi bộ 4 lần vào 4 ngày một tuần

Hành trình này có thể được thực hiện vào 4 ngày bất kỳ trong tuần nhưng tốt nhất nên cách quãng để cơ thể bạn có thời gian hồi phục. Bạn có thể tham khảo kiểu đi bộ 4 lần mỗi tuần dưới đây:

- Thứ hai: Đi bộ chậm trong 5-10 phút để làm ấm cơ thể. Sau đó, đi bộ thoải mái ở một bề mặt bằng phẳng trong 10 phút. Cuối cùng, đi bộ chậm lại trong 5 phút trước khi dừng hẳn lại.

- Thứ tư và thứ sáu: Hành trình như ngày thứ hai.

- Thứ bảy (hoặc chủ nhật): Một cuộc đi bộ vui vẻ, có thể với bạn bè, chồng (hoặc người thân) nhưng tránh đi bộ với thời gian dài.

Đi bộ theo từng giai đoạn

Cơ thể của bạn thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Vì thế, bạn cần điều chỉnh nhịp độ đi bộ sao cho phù hợp.

- Quý I: Lượng máu vận chuyển trong cơ thể mẹ tăng gấp đôi, đòi hỏi cần nhiều oxy hơn cho bào thai. Bạn có thể giảm (hoặc thêm) 5 phút vào hành trình đi bộ của mình nếu bạn cảm thấy dễ chịu. Tổng thời gian đi bộ một ngày có thể là 10-20 phút.

- Quý II: Trọng lượng mẹ và bé tăng lên khiến việc đi bộ khó khăn hơn. Bạn có thể duy trì lượng thời gian đi bộ như bình thường nhưng tránh căng thẳng. Nói cách khác, tránh đi bộ quá nhanh.

- Quý III: Bạn có thể duy trì kế hoạch đi bộ 4 lần trong 4 ngày một tuần nhưng nên giới hạn thời gian phù hợp. Tránh đi bộ trên bãi biển, đường gồ ghề vì khi bụng bầu to lên, khả năng giữ cân bằng kém nên bạn dễ bị ngã.

Lưu ý: Một số trường hợp, chế độ đi bộ dành cho thai phụ phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh đi bộ khi mệt mỏi, đau bụng, ra máu... Bạn cũng không nên ép bản thân phải đi bộ theo đúng lịch trình. Cơ chế đi bộ dành cho thai phụ là thoải mái, dễ chịu và vui vẻ, chứ không phải lịch luyện tập của vận động viên.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sự khác biệt bất ngờ sau mỗi lần sinh bé (25/11)
 Xét nghiệm quan trọng trong quý II: Triple test (25/11)
 Các biến cố thường gặp khi chuyển dạ (24/11)
 Trứng ngỗng không tốt như bà bầu tưởng (24/11)
 Kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh (23/11)
 Nhận biết những dấu hiệu ban đầu của thời kỳ thai nghén (20/11)
 Cung cấp thêm oxy cho thai (20/11)
 Chứng chlamydia trong thai kỳ (19/11)
 Một số bài thuốc Đông y tạo dáng sau sinh (19/11)
 Bị ung thư vú có thể sinh con? (18/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i