Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 36 của thai kỳ
 

SẢN PHỤ
Đỉnh tử cung bây giờ đạt đến điểm cao nhất, ngay dưới xương ức của bạn, làm bạn khó thở và có thể thấy đau nhói trong lồng ngực. Các lớp tiền sản đang hoạt động sôi nổi và có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ hàng tuần. Thực ra, toàn bộ đời bạn đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở. Nếu bạn cảm thấy nhiều việc phải làm, thì hãy nhớ rằng thai là của bạn và bạn là người chịu trách nhiệm. Bạn hãy đặt ưu tiên hàng đầu cho việc sinh nở của mình bằng một kế hoạch sinh nở (xem các trang 92-93), và quyết định xem loại giảm đau nào bạn định dùng (xem trang 70).

Một tác dụng phụ xui xẻo của hoóc-môn thai nghén là làm nang lông phát triển đồng bộ. Thông thường tóc mọc và rụng ở những thời điểm khác nhau. Bây giờ chúng được đồng bộ hóa, nên rất nhiều tóc sẽ rụng cùng một lúc, có lẽ sau khi ra đời.

EM BÉ
Khuôn mặt bé đã đầy đặn và trông có vẻ mịn và bụ bẫm, với đôi gò má phúng phính kiểu em bé. Má bé phúng phính là do mỡ tích tụ kết hợp với mấy cơ bú mạnh, có lẽ đã hoàn chỉnh nhờ mấy tháng bú ngón cái Sọ bé chắc nhưng không cứng, vừa đủ để bị móp méo khi chui qua đường sinh. Bé có thể chui ra trong tuần này hoặc tuần tới (xem trang 79).

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ

Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ khoảng 13.2 in-sơ (33 cm) và bé sẽ nặng khoảng 6 lb (2750g)


NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy bắt đầu xếp đồ đạc vào mấy túi đồ chuẩn bị cho việc sinh nở và túi dùng trong phòng sanh.

Thứ hai...........................................

Thứ ba...........................................

Thứ tư............................................

Thứ năm.........................................

Thứ sáu..........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật...........................

QUÁ NGÀY SANH

Mang thai thường kéo dài 40 tuần, nhưng bạn nên chuẩn bị chào đón bé bất cứ lúc nào trong vòng hai tuần trước và sau ngày dự đoán sanh. Chỉ 5% các bé chào đời đúng ngày đúng tháng, và chừng nào hai mẹ con đều được theo dõi cẩn thận để đảm bảo sức khỏe tốt, thì chừng đó bạn vẫn có thể tiếp tục mang thai cho đến khi chuyện sinh nở diễn ra tự nhiên.

NHỮNG RỦI RO
Nếu con bạn quá kỳ sinh nở, bé có thể phát triển quá mức trong môi trường của mình và điều này có thể gây rắc rối. Đầu bé không thể nằm lọt vào trong xương chậu của bạn và cổ tử cung có thể mất thời gian lâu hơn để làm mỏng và giãn ra, làm việc sinh nở khó khăn. Chức năng nhau thai có thể suy giảm, dẫn đến giảm lượng nước ối quanh bé. Đây có thể lý do bạn được giục sanh (xem trang 72).

GIỤC SANH TỰ NHIÊN
Đôi khi thai nhi chẳng bị sao cả- chỉ là bé chưa muốn rời bỏ môi trường ấm áp và an toàn của mình, hoặc dự đoán ngày sanh của bạn không chính xác mà thôi. Nếu bác sĩ hoặc bệnh viện có áp dụng biện pháp giục sanh sau một thời gian nào đó, thì bạn có thể muốn thử và chuyển dạ một cách tự nhiên. Những cách để giục sanh tự nhiên này gồm tiếp tục hoạt động, kích thích nhẹ nhàng lên núm vú, hoặc làm tình thường xuyên. Tuy nhiên, các bác sĩ đôi khi không nhất trí về tính hiệu quả của những kỹ thuật này.

BIỂU ĐỒ THEO DÕI THAI MÁY
Nếu có lý do gì đó làm bạn lo lắng, bạn có thể được giúp theo dõi sức khỏe của bé bằng một biểu đồ theo dõi thai máy. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn mấy mẫu in sẵn để dùng, nhưng bạn cũng có thể tự làm bằng giấy ca rô. Đánh dấu ngang trên đầu tờ giấy là các ngày trong tuần khoảng 3 tuần. Chọn thời gian 6 tiếng thuận tiện (ví dụ, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều hoặc từ 4 giờ chiều đến 10 giờ tối) để đếm số cử động của bé, và đánh dấu các giờ này ở bên hông tờ giấy. Khi cảm nhận được cử động thứ mười của bé trong khung thời gian sáu giờ đồng hồ, hãy tô màu trong ô vuông tương ứng trên biểu đồ. Nếu thấy có bất kỳ sự thay đổi nào hoặc bạn không thể đếm đủ 10 cử động trong thời gian 6 tiếng, hãy báo cho bác sĩ biết.

NHỮNG ĐỨA BÉ QUÁ NGÀY SANH
Một đứa bé già tháng được gọi là "quá kỳ" khi môi trường của nó bắt đầu xấu đi. Tùy vào bé già tháng cỡ nào mà bé sẽ trông khác hơn những bé sinh đủ ngày. Bé có lẽ sẽ nặng cân hơn và không có bã nhờn bao phủ cơ thể. Điều này có thể làm bé bị lột da. Do đã sử dụng chút mỡ lưu trữ của mình làm thức ăn. Bé cũng có thể bị da nhăn nheo và lùng nhùng- nhất là quanh bụng. Móng tay cũng có thể rất dài và có nhiều tóc trên đầu.

HÃY BÁO CHO BÁC SĨ BIẾT
Nếu bạn cảm thấy trong suốt 6 tiếng đồng hồ có ít hơn 10 cử động, hãy đánh dấu vào dưới cùng của biểu đồ và báo cho bác sĩ biết.

THEO DÕI NHỊP TIM
Y tá sẽ nghe nhịp tim của bé để xem bé có bị kiệt sức hay không.

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 37 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 39 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 40 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i