Tâm lý
   Dạy con không quên nguồn cội
 

Ở trường mẫu giáo của con tôi, mỗi trẻ được chọn một bức tranh hoặc ảnh rồi ghi tên của mình để điểm danh mỗi ngày. Nhiều bé chọn hình siêu nhân, nữ hoàng, công chúa, bông hoa... Riêng con gái tôi chọn một phụ nữ nông dân đội nón lá, tay cầm liềm.

Nhắc con không quên nguồn cội
Con gái tôi giải thích: con chọn hình nông dân vì bà nội, bà ngoại của con là nông dân. Có lẽ con gái tôi - một đứa trẻ năm tuổi chưa hiểu hết rằng, họ hàng nội ngoại của nó bao đời nay đều là nông dân, chỉ có ba mẹ nó là những người vừa rời khỏi cuộc sống tay lấm chân bùn... Chắc nó cũng chưa biết gần 70% người dân Việt Nam là nông dân hoặc sống ở nông thôn. Và, hầu hết những người sống ở thành phố đều có nguồn gốc nông dân hoặc có họ hàng đang sống ở nông thôn.

Ảnh: Gettyimages.com

Tôi vẫn thường nghe con kể nhà bạn này có xe hơi, nhà bạn kia có hồ bơi... với đầy khao khát. Nhưng khi tôi hỏi con có kể gì về nhà mình cho các bạn nghe không, con gái hồn nhiên đáp: "Con nói nhà nội con có nhiều trái cây, nhiều chó, vườn rộng ơi là rộng; nhà ngoại con có nhiều lúa, nhiều gà...". Bởi vậy, tôi thường xuyên kể chuyện ở quê cho con gái nghe, chuyện vất vả của những người nông dân. "Nếu không có nông dân, ai làm ra lúa gạo cho con ăn, ai trồng bông để dệt vải cho con mặc...". Tôi tin là con tôi hiểu ít nhiều.

Đừng vô tình gieo hình tượng không đẹp
Trên Tuần Việt Nam (Báo điện tử Vietnam.net) cách đây ít lâu có một người kể chuyện không vui về nông dân. Con gái của người viết bài đó từ trường học trở về tỏ ra buồn bã. Hỏi ra mới biết, trường con bé tổ chức cắm trại, có diễn hoạt cảnh, trong khi nhiều bạn được đóng vai vua, hoàng hậu, công chúa, được mặc đồ đẹp thì em chỉ được đóng vai nông dân, phải mặc đồ xấu, phải đi cày cấy, phải nấu bánh chưng, phải hầu hạ, phục vụ các bạn đóng vai vua chúa... Con bé bảo: con ghét nông dân.

Câu chuyện hẳn làm nhiều người buồn lòng, không chỉ những người xuất thân từ nông dân. Gần như tất cả chúng ta đều thấy đó là một sự phủ định đầy đau đớn. Con ông nông dân thì ghét nông dân; con anh đạp xích lô thì ghét xích lô; con chị bán hàng rong thì ghét bán hàng rong... Không phải chúng không thương cha mẹ mà chính vì chúng thấy tủi thân, xấu hổ với nguồn gốc không lấy gì sang trọng của gia đình. Có phải tại chúng đâu, tại người lớn đấy chứ. Bởi những người lớn trong xã hội này vẫn thường kính trọng những giáo sư, kỹ sư, bác sĩ; những người giàu có, sang trọng... Người ta ít hoặc có nhưng phải giấu đi sự tôn trọng đối với những người nghèo khó, lam lũ.

Dĩ nhiên, trong nhà trường, thầy cô cũng phải gieo cho học sinh những ấn tượng tốt đẹp về mọi thành phần lương thiện trong xã hội. Xét cho cùng, mỗi thành phần, dù có vị trí khác nhau nhưng đều tham gia đóng góp cho xã hội, chứ không phải người giàu thì có ích cho xã hội hơn người nghèo, ông doanh nhân thì có ích hơn chị lao công...

Nguồn cội gia đình và nguồn cội dân tộc
Bắt một đứa trẻ năm - sáu tuổi hiểu về nguồn cội gia đình đã khó, bắt chúng hiểu về nguồn cội dân tộc lại càng khó hơn. Nhưng không phải vì khó mà chúng ta lơ là, bỏ qua. Một đứa trẻ biết yêu quý gia đình, biết tôn trọng xuất thân của gia đình hẳn có những tiền đề thuận lợi để hiểu biết đầy đủ hơn và yêu quý dân tộc mình hơn.

Yêu cầu một đứa trẻ phải có trách nhiệm với đất nước dĩ nhiên là quá cao, nhưng có lẽ nên hun đúc tinh thần ấy từ tuổi nhỏ, bằng những việc đơn giản cụ thể. Đâu thể bảo yêu nước là phải ra trận đánh nhau, phải góp công xây dựng đất nước, đơn giản chỉ có thể là không vứt rác bừa bãi, học hành chăm chỉ... Một khi tinh thần ấy ngấm vào tiềm thức thì sau này dễ trở thành hành động cụ thể, thiết thực.

Tình cảm gia đình gần như bao giờ cũng gắn chặt với tình cảm quốc gia, dân tộc. Cũng như những người con chí hiếu thường là những công dân tận trung; một người con thảo thường là một công dân tốt. Vì vậy, giáo dục con cái biết tôn trọng nguồn cội gia đình mình cũng là một tiền đề, là một cách để giáo dục tinh thần yêu quý dân tộc của mình.

Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thứ bậc trong gia đình và tính cách của con – Phần cuối (19/11)
 Không khoan nhượng với sự bừa bộn? (19/11)
 Đồ chơi khiến con trở nên... bạo lực (19/11)
 Tách khỏi mẹ và phát triển độc lập (18/11)
 Lo cho con (18/11)
 Cha mẹ cũng cần học cách chơi cùng con (18/11)
 Dạy con theo trình tự mới (17/11)
 3 cách để bé tự dọn đồ chơi (17/11)
 Phát hoảng vì lời nói của con (17/11)
 Sinh nhật vắng mẹ, bố con mình xõa thôi! (17/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i