Kỷ luật tích cực với con cái
   Phần V: Con có thể làm được: Niềm vui (và những thách thức) của sự khởi đầu
 

Nuôi dạy một đứa trẻ 3 tuổi sẽ là một công việc dễ dàng nếu như trẻ không tự nghĩ ra quá nhiều ý tưởng - và mất quá nhiều công sức để thực hiện những ý tưởng đó. Hãy xem ví dụ về 1 em bé đáng yêu sau đây:

Câu hỏi: Con trai tôi chẳng chịu ngồi yên một lúc nào cả - người cha nói nhanh. Con trai tôi thường rượt đuổi chim trên bãi biển, nhảy vào bể bơi để học bơi, và sáng nay, cậu bé đã cố gắng tìm cách trèo lên con chó với một cái chăn bởi vì nó rất muốn cưỡi lên lưng con chó. Tôi đã phải giải thích với con rằng những chú chó không đủ khỏe để chở bất cứ một ai trên lưng. Cậu bé đã từ bỏ kế hoạch cưỡi chó, nhưng tôi biết rằng con sẽ có thể làm bất kỳ một điều gì khác thường ở bất cứ thời điểm nào. Nó dường như không hề biết sợ, và tôi đã rất lo lắng rằng con có thể sẽ bị đau. Tôi đang cảm thấy mệt lử vì phải đuổi theo con suốt ngày. Tôi có nên để con tôi làm những điều như vậy?

 

Trả lời: Bạn cảm thấy kiệt sức khi phải cố gắng giám sát và hướng dẫn cậu con trai năng động của mình! Bé không bao giờ biết sợ hãi. Hầu hết các bậc cha mẹ đều có những lúc phân vân tự hỏi không biết tại sao đứa con 3 tuổi của mình lại có quá nhiều sức lực như thế, và thậm chí còn tỏ ra sáng tạo hơn cả cha mẹ chúng. Tuy nhiên, bạn hãy thử suy nghĩ một chút: Con trai của bạn đang thể hiện một loạt những phẩm chất tuyệt vời. Bé dũng cảm, và không sợ khi thử làm một điều mới lạ. Bé có thể kết nối được những ý tưởng với hành động của mình, và bé tiếp xúc với thế giới bằng sự tò mò đầy nhiệt huyết. Những tính cách này của bé hiện giờ đang làm bạn kiệt sức, nhưng chính những tính cách này có thể giúp bé mai sau khi lớn lên trở thành một người lớn thành công và có năng lực.

Erik Erikson - một người tiên phong trong nghiên cứu hiểu biết sự phát triển con người, cho biết rằng trong khoảng độ tuổi từ 2 đến 6, trẻ em sẽ trải qua một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, mà Erik Erikson gọi là "initiative versus guilt" (sáng kiến là vô tội) (Erik H Erikson, Childhood and Society, Norton, 1963). Những trẻ mà khi lớn lên không có khả năng nuôi dưỡng và phát triển các khả năng sáng tạo chủ yếu là do bị ngăn cấm "sáng tạo" trong giai đoạn này. Những trẻ này khi phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thường có một chút cảm giác tội lỗi. Chúng tin rằng chẳng có điều gì mình làm là đủ tốt cả.

Khi chúng tôi nói rằng một đứa trẻ cần được rèn giũa kỹ năng sáng kiến, chúng tôi không hàm ý là trẻ phải được phép thực hiện bất cứ ý tưởng nào hiện ra trong đầu bé. Ý của chúng tôi là trẻ cần có và hiểu được những ranh giới hay giới hạn an toàn, mà ở trong đó trẻ có thể khám phá, trải nghiệm và học hỏi để phát triển niềm tin vào khả năng và năng lực của chính bản thân mình. Tạo ra sự cân bằng giữa an toàn (hành vi thích hợp) và sự sáng tạo, dĩ nhiên cả sự dũng cảm nữa, là điều cơ bản trong việc nuôi dạy những đứa trẻ 3 tuổi. Các bậc cha mẹ có thể tạo ra sự cân bằng này, tránh được việc gây ra cảm giác tội lỗi, bằng các hành động đúng và kiên trì, chứ không phải là làm nhục hay trừng phạt con. "Trèo lên tủ sách là nguy hiểm đấy!", "Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi con trèo lên đó?". Đó là đúng và bền bỉ. "Mẹ không thể tin được là con lại bất cẩn như thế !", "Con không biết là con có thể tự làm đau mình sao?" Đó là làm nhục con. Trong giai đoạn này, cha mẹ sẽ thường xuyên được nghe thấy cụm từ "con có thể làm nó". Trẻ đang cố gắng thể hiện cho bạn thấy trẻ có nhiều khả năng hơn bạn nghĩ. Trong những năm đầu của tuổi mẫu giáo, trẻ rất muốn thử làm mọi thứ: trẻ muốn đẩy máy hút bụi, rửa bát, và đào những cái hố trong vườn. Cha mẹ vẫn thường cho rằng mình đang giúp đỡ con khi nói với trẻ rằng: "Không, con còn quá nhỏ, hãy đợi cho đến khi con lớn hơn. Như thế con sẽ có thể làm việc đó dễ dàng và nhanh hơn". Thường thì người lớn làm những công việc này dễ dàng hơn, nhưng việc phủ nhận cơ hội để một đứa trẻ học hỏi và thực hành những kỹ năng mới thì có thể gieo lên hạt giống tội lỗi thay vì tạo ra sáng kiến hay. Và những năm sau đó, những bậc cha mẹ này có thể nhận thấy chính mình đang tự hỏi rằng tại sao con của họ "chẳng làm bất cứ thứ gì". Sự nuôi dưỡng để phát triển những sáng kiến vô tội và mạnh dạn sẽ diễn ra trong suốt những năm mẫu giáo. Hơn nữa, chúng tôi đang nói về một kỹ năng sáng tạo - không phải là khả năng thực sự. Những cha mẹ, giáo viên và người trông trẻ hiểu được giai đoạn phát triển quan trọng này có thể tạo nên một môi trường thúc đẩy tạo ra sáng kiến trong mọi hoạt động thay vì gây cho con cảm giác mặc cảm, sự mất can đảm hay thực hiện các mánh khoé.

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con có thể làm được: Sáng kiến trong hành động (11/1)
 Con có thể làm được: Kỷ luật tích cực trong hành động (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: 9 yếu tố tính khí (11/1)
 Phần VI: Chấp nhận những gì thuộc về con : Hiểu về tính khí (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: Các kỹ năng kỷ luật tích cực dành cho giáo viên và phụ huynh (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: Tính cách – khó khăn hay cơ hội? (11/1)
 Phần VII: "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp. (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”:Sức mạnh của giao tiếp không lời (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Nghệ thuật lắng nghe tích cực (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó (13/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i