Kỷ luật tích cực với con cái
   Não bộ kỳ diệu: Khuyến khích sự ham học hỏi, khám phá an toàn và học hỏi tại chỗ
 

Cha mẹ và người trông trẻ có thể tạo ra nhiều cơ hội an toàn để trẻ có thể chạy, nhảy, leo trèo và khám phá. Khuyến khích những sở thích của con: trẻ hiếm khi phát triển được khi bị ép trong các hoat động mà chúng không thích hay thực sự làm chúng sợ. Không cần thiết phải đăng ký cho trẻ học các hoạt động có tổ chức; chúng có thể học vẽ, chơi bóng chày, học hát hay làm vườn bằng cách cùng làm với người lớn.

 

Trẻ mẫu giáo thường thích được làm cùng hơn là chỉ xem thôi, vì vậy hãy chuẩn bị cho trẻ một vài dụng cụ mang theo. Cũng nên nhớ rằng một số trẻ thể hiện sự ham hiểu biết và tài năng ngay ở độ tuổi này, đây là một điều thực tế và nó rất quan trọng cho toàn bộ cuộc đời của trẻ.

Không phải tất cả những sở thích ở tuổi mẫu giáo đều là biểu hiện của năng khiếu hay tài năng của cả cuộc đời trẻ. Cũng bởi vậy, tạo ra càng nhiều cơ hội phù hợp để trẻ có thể được trải nghiệm trong nhiều hoạt động khác nhau, sẽ giúp trẻ càng có được nhiều phương pháp để xây dựng lòng tự trọng, tính tự tin, phát triển trở thành con người năng động và khoẻ mạnh.

Giới hạn thời gian xem truyền hình

Ngày nay, vào trong phòng khách của bất cứ một gia đình nào, bạn sẽ thấy ngay một đồ vật rất được coi trọng, được đặt ở vị trí trung tâm giải trí, được hỗ trợ bởi vệ tinh, đường truyền cáp, điều khiển từ xa, và các thiết bị tinh vi, ti-vi trở thành trung tâm của sinh hoạt gia đình trong hầu hết các gia đình. "Thời gian dành cho gia đình" thường được chiếu rọi bởi ánh đèn xanh bập bùng của chiếc màn hình ti-vi - và màn hình càng to thì càng tốt.

Thật không may rằng có quá nhiều điều mà chúng ta vẫn hoàn toàn chưa hiểu hết, về cách mà truyền hình ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não. Và điều mà chúng ta thực sự đã biết thì không mấy tốt đẹp. Hầu hết trẻ em thường dành phần lớn thời gian để xem truyền hình, xem phim, những đoạn phim hay chương trình ưa thích - hay là bất cứ điều gì mà người lớn đang xem. Điều này có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển bộ não của trẻ, có ảnh hưởng thế nào đến khả năng học hỏi và khả năng chú ý?

 

Các nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý giáo dục như là Jane Haely tin rằng xem truyền hình quá nhiều thực sự làm thay đổi cách mà bộ não hoạt động. Xem ti-vi thực chất là một hoạt động thụ động: hầu như không có sự tư duy hay phê bình nào diễn ra trong ý nghĩ của trẻ khi ngồi trước màn hình. Thậm chí những chương trình giáo dục được gọi là Sesame Street cũng không mang lại nhiều lợi ích: dạng thức loé sáng không khuyến khích sự chú ý được liên tục, và một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi trẻ bắt đầu đi học lại, trẻ muốn được chơi, trẻ có những hành vi chịu ảnh hưởng đặc biệt giống như những gì được xem trên truyền hình, và chán ngồi học trên lớp. Rất nhiều giáo viên cho biết rằng các kỹ năng chú ý, thấu hiểu và viết đã bị suy giảm nghiêm trọng trong thập kỷ qua, và vẫn đang tiếp tục. Chúng ta sẽ khám phá sự ảnh hưởng của văn hoá, máy tính và những phương tiện truyền thông điện tử khác sâu hơn trong chương 17. Nhưng cho đến lúc này, hãy chú ý rằng tốt nhất là bạn phải giới hạn thời gian con mình ngồi trước màn hình ti-vi.

Sử dụng hình thức kỷ luật để dạy dỗ, không làm trẻ xấu hổ hay làm nhục trẻ

Hãy luôn ghi nhớ rằng, các khớp thần kinh mà trẻ sẽ giữ là những khớp được sử dụng thường xuyên nhất, sự xấu hổ, trừng phạt và sự làm nhục có thể hình thành nên những cách thức không mong muốn bao bọc bộ não của trẻ. Đây chỉ là một trong số rất nhiều lý do mà chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng loại kỷ luật tốt nhất là dạy dỗ. Trẻ rất biết đáp lại tình yêu và những kỷ luật hiệu quả, trẻ sẽ khoẻ mạnh hơn khi được thực hiện những điều này. Không tốt sao khi biết rằng kỹ năng kỷ luật tích cực của bạn đang khuyến khích sự phát triển một bộ não khoẻ mạnh cho con mình?

Nhận ra và chấp nhận sự duy nhất của trẻ

Trẻ học về chính bản thân mình và thế giới xung quanh trẻ bằng việc quan sát và lắng nghe; những điều mà trẻ quyết định về chính mình phụ thuộc phần lớn vào những thông điệp mà trẻ nhận được từ bố mẹ và người trông trẻ. Học để chấp nhận trẻ một cách chính xác rằng trẻ là ai, thì không chỉ xây dựng cho trẻ khả năng tự tôn trọng mình, mà còn giúp cho sự phát triển một bộ não khoẻ mạnh, khuyến khích trẻ đánh giá được những phẩm chất và khả năng đặc biệt của bản thân, để có đủ dũng cảm thử sức với những điều mới mẻ - đây chính là hợp đồng bảo hiểm tốt nhất bạn có thể mang lại cho trẻ, khi đối mặt với những khó khăn, áp lực trong suốt thời niên thiếu và cả khi đã trưởng thành.

Đưa ra những trải nghiệm học hỏi phối hợp nhiều giác quan

Trẻ trải nghiệm thế giới qua các giác quan, những trải nghiệm này từng bước hình thành nên những bộ não phát triển. Tạo ra cho trẻ thật nhiều cơ hội để có thể nhìn, nghe, ngửi, chạm, và nếm thế giới của bé - tất nhiên cùng với nó là việc quan sát tỉ mỉ phối hợp các giác quan. Những cảm nhận từ các giác quan của trẻ sẽ làm phong phú thêm nhiều kinh nghiệm và nâng cao năng lực học hỏi của bộ não.

Tạo ra thời gian học hỏi cho trẻ qua việc vui chơi

Đối với một trẻ mẫu giáo, việc vui chơi có vai trò thực sự quan trọng. Vui chơi là phòng thí nghiệm trong đó trẻ trải nghiệm thế giới, thử nghiệm những ý tưởng và vai trò mới, học cách để cảm thấy thoải mái trong một thế giới đang vận động và cảm nhận. Thông thường, sẽ tiện lợi hơn cho cha mẹ khi lên sẵn lịch trình về thời gian chơi của con, nhưng trẻ lại cần những khoảng thời gian vui chơi không được sắp đặt, để luyện tập trí tưởng tượng và vận động cơ thể. Hãy cung cấp cho trẻ những nguyên liệu thô, sau đó để cho bé tự chơi và học theo cách mà bé muốn.

 

Chọn lựa sự chăm sóc trẻ cẩn thận và luôn giám sát

Chăm sóc trẻ mầm non đặc biệt quan trọng. Đa phần trẻ em trải qua phần lớn thời gian mỗi ngày trong sự chăm sóc của một ai đó, chứ không phải của cha mẹ chúng. Và dĩ nhiên, điều quan trọng là người trông trẻ hay giáo viên cũng cần phải biết bộ não của trẻ phát triển như thế nào, để họ có thể làm được những điều tốt nhất trong việc nuôi dưỡng sự học hỏi và sức khoẻ cho trẻ. Để con của bạn cho người khác chăm sóc có lẽ là điều hết sức khó khăn, nhưng nó giúp bạn có thể nhận ra rằng sự chăm sóc chuyện nghiệp có chất lượng cao sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Một điều quan trọng, hãy luôn lưu ý để đảm bảo rằng sự chăm sóc mà trẻ nhận được khi trẻ rời xa bạn phải là sự chăm sóc có chất lượng. (Chương 15 sẽ giải thích sự chăm sóc chất lượng là thế nào và làm thế nào để tìm được sự chăm sóc có chất lượng.)

Tự chăm sóc bản thân

Có thể đôi lúc bạn đã tự hỏi mình rằng: cần làm điều gì để chăm sóc bản thân khi bạn đang phải chăm sóc con. Hãy suy nghĩ một chút: nuôi dưỡng và dạy dỗ để một đứa trẻ trở nên năng động và ham hiểu biết là một công việc khó, và chiếm mất nhiều thời gian. Cha mẹ và người trông trẻ rất cần phải có sức khoẻ và sự minh mẫn. Khi khủng hoảng xảy ra, thì việc cha mẹ trở nên kiệt sức là điều rất ư bình thường.

Bạn sẽ làm tốt nhất công việc của một bậc cha mẹ khi bạn được nghỉ ngơi và có lịch trình sắp xếp hợp lý. Dĩ nhiên, mệt mỏi và căng thẳng với những đứa con dường như là một phần của cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khi bạn còn có cả một công việc cần phải giải quyết. Vì vậy, việc quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của chính mình phải được ưu tiên hàng đầu. Hãy tập thể dục, ăn thức ăn tốt cho sức khoẻ, ngủ đủ giấc. Dành thời gian để làm những điều mà bạn thích (một năm một lần thì không đủ). Dành thời gian cho chồng, đi uống cà phê với bạn bè, đi hát trong dàn hợp xướng, tham gia một lớp học, đọc sách - làm bất cứ điều gì để nạp năng lượng cho bạn, nó cũng đồng thời có lợi cho con cái. Con cái sẽ học được sự tôn trọng bạn (và tôn trọng chính mình) khi con nhìn thấy bạn luôn tôn trọng chính bản thân mình. Và con cái sẽ nhìn thấy bạn như là một người lớn luôn vui vẻ, luôn giữ được bình tĩnh, biết cách nghỉ ngơi hợp lý; chứ không phải là một người luôn bị kiệt sức, luôn càu nhàu, và bực bội. Giữ cho bản thân mình luôn luôn khoẻ mạnh không phải là ngốc nghếch, mà là sự khôn ngoan.

Mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Não bộ kỳ diệu : Đi học: “con của bạn đã thật sự sẵn sàng?” (11/1)
 Phần V: Con có thể làm được: Niềm vui (và những thách thức) của sự khởi đầu (11/1)
 Con có thể làm được: Sáng kiến trong hành động (11/1)
 Con có thể làm được: Kỷ luật tích cực trong hành động (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: 9 yếu tố tính khí (11/1)
 Phần VI: Chấp nhận những gì thuộc về con : Hiểu về tính khí (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: Các kỹ năng kỷ luật tích cực dành cho giáo viên và phụ huynh (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: Tính cách – khó khăn hay cơ hội? (11/1)
 Phần VII: "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Cảm xúc và nghệ thuật giao tiếp. (11/1)
 "Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”:Sức mạnh của giao tiếp không lời (11/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i