Tâm lý
   Khó, dễ làm bạn với con?!
 

Gia đình là chiếc nôi đầu đời tạo bước đệm thành công cho con trẻ. Vì vậy, cha mẹ không chỉ là người thầy mà còn phải là người bạn thân thiết và gẫn gũi con.


Cha mẹ nên tập làm quen với việc không chỉ trông chờ vào khoảng thời gian mà các con học ở trường, với những triết lý giáo dục đang ngày càng bị xói mòn, mà nên tự tìm ra phương pháp, giáo án cho riêng mỗi gia đình.


Cha mẹ phải là những người thầy, người bạn, người tạo ra được những nhà lãnh đạo kiểu mới nhằm tôn trọng và phát huy khả năng độc đáo của mỗi đứa trẻ.


Làm bạn với con như thế nào và bắt đầu từ đâu?
Những người làm cha mẹ đã bao giờ tự đặt mình vào vị trí người bạn của chính con của mình hay chưa? Bạn của con mình lại chính là mình... khi đó bạn có cảm giác vui? hay buồn? hay hạnh phúc? Đó quả là điều thú vị sẽ theo bạn trong suốt cuộc đời làm cha làm mẹ.


Để trở thành một người bạn thực thụ của con, cần phải xem một ngày, bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho con trong quỹ thời gian của bạn? Đây là câu hỏi khó trả lời trong một xã hội phát triển như hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta nên làm bạn với con như thế nào và bắt đầu từ đâu? Một khái niệm tưởng là cũ nhưng lại rất mới.


Cha mẹ phải là những người thầy, người bạn, người tạo ra được những nhà lãnh đạo kiểu mới nhằm tôn trọng và phát huy khả năng độc đáo của mỗi đứa trẻ. (Ảnh minh họa).


Hơn ai hết, cha mẹ phải tự viết riêng cho con mình một hướng đi tốt đẹp, và làm sao để con chấp nhận bạn thực sự là một người bạn của chúng? Thử tưởng tượng xem khi bạn còn ở vào độ tuổi của con bạn, bạn cần gì nhất, mong đợi điều gì nhất từ một người bạn thân?


Khi bạn đã trả lời được những câu hỏi đó rồi thì hãy tôn trọng và lắng nghe những gì con bạn đang cần trong cuộc sống hàng ngày của chúng (theo từng lứa tuổi khác nhau). Chỉ có như thế, tình bạn của bạn và con bạn sẽ dần được vun đắp và hãy chờ xem, kết quả thế nào nhé!


Hãy lắng nghe những tâm sự của con
Có câu chuyện như sau: Cô con gái tâm sự với mẹ: "Mẹ ơi, hôm nay con cho bạn Nam mượn sách, lúc bạn ấy trả lại sách cho con, mở ra bỗng con thấy bạn ấy kẹp 1 lá thư gửi con mẹ ạ, bạn ấy viết là bạn ấy rất yêu con". Con gái chưa dứt lời đã bị mẹ gào lên: "Mày lại có tình ý gì với nó rồi phải không? Mày không có sao nó dám viết thư cho mày? Để tao gặp bố mẹ nó hỏi xem bố mẹ nó có dạy được nó không?". Nghe mẹ quát, cô con gái không sao kìm nổi nước mắt vì bị mắng oan.


Và cũng từ đó, không bao giờ mẹ còn được nghe những lời tâm sự chân thành của cô con gái nữa, mà thay vào đó là một vực sâu ngăn cách giữa mẹ và con.


Trên đây chỉ là một ví dụ điển hình trong muôn vàn những ví dụ về việc cha mẹ không biết cách lắng nghe mọi tâm sự của con cái. Điều đó cũng chính là cha mẹ chưa biết cách làm bạn với con cái của mình. Khi cha mẹ không bình tâm để lắng nghe con thì làm sao con có thể bình tâm để nghe họ dạy dỗ? Vô tình chính những bậc làm cha, làm mẹ lại gây ra điều phản tác dụng, khiến con biết giấu giếm và nói dối người lớn.


Làm bạn với con không phải là điều phổ biến trong thời đại ngày nay, vẫn còn có một số phụ huynh có khái niệm: Đã là con, cha mẹ nói là phải vâng lời, con cái không có quyền đưa ra chính kiến mà chỉ biết chấp hành. Đây quả là suy nghĩ phiến diện và chưa khôn khéo trong cách giáo dục con cái.


Tuy nhiên chuyện làm bạn với con ở đây không có nghĩa là "cào bằng" hay "cá mè một lứa" mà làm bạn bằng sự tinh tế, cảm thông và sẻ chia để khoảng cách "sợ" cha mẹ của con trẻ dần được giải tỏa. Bạn nên hiểu rằng, con bạn rất cần sự thông cảm và sẻ chia của bạn, thậm chí dù chỉ là một nụ cười, một ánh mắt chân thành.


Nếu bạn tạo ra được sự thân thiện, gần gũi với con cái thì khoảng cách giữa hai thế hệ có thể sẽ không còn. Con bạn sẽ coi bạn như một cái kho để chứa những khó khăn, vướng mắc mà chúng không sao giải quyết nổi.


Nếu bạn tạo ra được sự thân thiện, gần gũi với con cái thì khoảng cách giữa hai thế hệ có thể sẽ không còn. (Ảnh minh họa).


Những gợi ý hiệu quả nhất
• Bạn nên chủ động gợi chuyện với con một cách tự nhiên nhất. Có khi không phải là bạn muốn nghe chuyện của chúng mà là chúng đang muốn nghe chuyện của bạn, của gia đình vì chúng cũng là một thành viên trong gia đình. Bạn hãy thử xem, điều đó sẽ rất hiệu quả đấy.


• Bạn cũng nên tôn trọng và chấp nhận những bí mật của con. Nói đúng hơn là chúng cũng có những khu vực riêng bất khả xâm phạm, đó chính là bí mật của con.


• Đừng bao giờ dùng phương pháp "đánh phủ đầu" như câu chuyện ở trên, điều đó khiến bạn sẽ không còn cơ hội đi tiếp vào tâm hồn con trẻ được nữa. Hãy giữ thái độ quan tâm, lắng nghe và đôi khi phải khôi hài.


Khi gặp chuyện quan trọng, bạn hãy trấn an sự mất bình tĩnh của con trước đã, rồi sau đó mới lựa lời phân tích phải trái, đúng sai. Khi con trẻ đã nghe ra, chúng sẽ khâm phục bạn và lúc đó bạn quả là "sư phụ" của chúng.


• Bạn đừng bao giờ để cái tôi lên hàng đầu. Hãy tạo cho con trẻ cảm giác cha mẹ mình đang là những người bạn thân thiết nhất, là vị cứu tinh mà chúng không thể thiếu trong cuộc sống.


• Khi con gặp thất bại, bạn phải tập cho con biết sống chung với nó và bình tĩnh giúp chúng tìm ra nguyên nhân của sự thất bại đó. Từ đó, chúng sẽ sáng suốt hơn cho những việc làm lần sau.


• Một điều quan trọng nữa là thời điểm và ngôn ngữ chia sẻ những tâm sự với chúng. Bạn cũng cần là người biết giữ mồm giữ miệng, ngay cả đối với những người thân trong gia đình, nếu chưa được sự đồng ý của chúng, đó là chữ tín mà cha mẹ cần giữ với con.


Làm bạn với con không khó, nếu chúng ta có phương pháp và thực sự nỗ lực. Không gì hạnh phúc hơn khi cha mẹ được chứng kiến sự trưởng thành của con trẻ và được chúng tin tưởng và coi như những người bạn lớn...


Trẻ em ngày nay được sinh ra, lớn lên trong thế kỷ 21 và sau này chúng sẽ ý thức được những việc mà người lớn đã làm. Điều đó càng làm cho các bậc cha mẹ thấy rõ hơn rằng: Làm thế nào để tạo ra một thế hệ mai sau có tài, có tri thức, có thanh liêm, tôn trọng kỷ luật, có lòng tự tôn và ý thức sống.


1. Bạn đừng bao giờ để cái tôi lên hàng đầu. Hãy tạo cho con trẻ cảm giác cha mẹ mình đang là những người bạn thân thiết nhất, là vị cứu tinh mà chúng không thể thiếu trong cuộc sống


2. Vissarion Grigorievich Belinsky đã từng nói: "Giáo dục là sự nghiệp vĩ đại, nó làm thay đổi số phận con người". Bên cạnh sự giáo dục của nhà trường, những bậc làm cha mẹ cũng cần có phương pháp dạy con hiệu quả để tạo nền tảng giúp chúng lớn lên sẽ trở thành một đứa con ngoan, một công dân có ích cho xã hội.


Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giải đáp khi bé hỏi chuyện giới tính (24/11)
 Cha và con trai như 'cá với nước' (24/11)
 “Bắt thóp”… trẻ sợ đi học (23/11)
 Vãn hồi hòa bình cho trẻ (23/11)
 'Chinh phục' tính xấu ở bé 1-2 tuổi (23/11)
 Tuyệt chiêu nuôi dạy con "đỉnh" nhất cho bố mẹ (22/11)
 Dạy trẻ biết lắng nghe: Chơi mà học (22/11)
 Đừng chui vào vỏ ốc con nhé (22/11)
 Trẻ mẫu giáo: 4 bí mật chưa ai nói với bạn (21/11)
 Khi cha mẹ khẩu chiến trước mặt con trẻ (21/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i