Giáo dục mầm non
   “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cần, nhưng phải sửa nhiều
 

"Việc xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - độ tuổi học sinh sắp bước vào bậc tiểu học - là cần thiết. Đương nhiên, bộ chuẩn ấy cụ thể ra sao, những chỉ số có phù hợp không... thì phải bàn bạc và chỉnh sửa nhiều lần" - ThS Lê Thị Liên Hoan - phó phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, một trong những người tham gia khảo sát và đo mức độ phát triển của trẻ (trước khi đưa ra bản dự thảo "Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi") - đã khẳng định như thế. Nói về vấn đề này, bà cho biết:

Học sinh 5 tuổi ở Trường Mầm non TP.HCM - Ảnh: H.HG.

- Việc nghiên cứu, xây dựng chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ GD-ĐT thực hiện từ tháng 9-2005 với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục trong nước và nước ngoài. Đây là một hoạt động nằm trong dự án toàn cầu do UNICEF hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật. Tôi được biết đã có 17 nước trên thế giới tham gia dự án này.

Bà TRƯƠNG BÍCH HÀ (TS tâm lý học):Trên 70 chỉ số không phù hợp
Bà Hà cho biết để trẻ phát triển tự nhiên, bộc lộ hết những tố chất vốn có là một quan điểm khoa học. Đặt ra một bộ chuẩn chỉ có ý nghĩa để nhà trường và cha mẹ học sinh "đo được" những đặc điểm, sở thích, khả năng khác nhau của mỗi đứa trẻ và có cách chăm sóc, giáo dục phù hợp chứ không phải gom tất cả trẻ vào một chỗ để đạt đến một chuẩn chung. Trong giáo dục không nên có một công thức chung cho mọi đứa trẻ. Càng không nên đưa ra những chuẩn kiểu như "thích cái này hay thích cái khác". Nếu chúng ta ép trẻ phải đạt được một chuẩn như chúng ta mong muốn, bắt trẻ phải yêu động vật, thích thiên nhiên, trong khi chúng không muốn thế, có nghĩa chúng ta đã bắt trẻ học cách đối phó, cách nói dối từ tấm bé. Bên cạnh đó biết đâu lại tạo ra một làn sóng từ các bậc cha mẹ đưa con vào các lò "luyện chuẩn".Và bà cũng ngạc nhiên: "Đã có trên 70 chỉ số (trong số 125 chỉ số) không thể thực hiện được. Tôi thấy lạ tại sao người ta có thể đưa ra những chỉ số đó để áp dụng với trẻ lên 5".
T.V.HÀ ghi
Ở VN bộ chuẩn đã được tiến hành theo trình tự: tập huấn về kỹ thuật xây dựng chuẩn phát triển trẻ, xây dựng bộ công cụ để đo mức độ phát triển của trẻ, đến nhiều vùng khác nhau để đo, hội thảo góp ý nhiều lần... để sau ba năm mới có bản dự thảo như hôm nay mọi người đã biết. Trong đó, tôi chỉ là thành viên trong nhóm đi đo mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi (trẻ thuộc nhiều thành phần khác nhau như đang đi học trường mầm non, chưa đi học trường mầm non, ở nông thôn, thành thị, vùng cao...). Còn việc xử lý kết quả đo rồi viết dự thảo là của nhóm khác.

* Nhiều người lo ngại việc đưa bộ chuẩn vào áp dụng sẽ tạo hiệu ứng ngược: giáo viên mầm non sẽ chịu áp lực nặng nề hơn, kết quả đánh giá lại được ghi vào hồ sơ cá nhân của trẻ, những trẻ bị đánh giá chưa đạt sẽ rất mặc cảm...
- Ở đây nên hiểu rằng dựa vào chuẩn phát triển trẻ, giáo viên, phụ huynh sẽ nhận biết được trẻ yếu mặt nào, có năng khiếu gì để giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn. Chứ đã 10 năm nay, ngành giáo dục mầm non không xếp hạng trẻ em và không ghi vào hồ sơ học sinh.

* Thưa bà, dư luận phản ứng khá gay gắt về nhiều chỉ số "không thực tế" trong bản dự thảo?
- Tôi cũng thấy thế. Và TP.HCM đã họp các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non để lấy ý kiến về dự thảo này. Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổng hợp các ý kiến đề nghị chỉnh sửa một số điều trong dự thảo. Ví dụ như bắt trẻ 5 tuổi không được nhận quà của người lạ sẽ không phù hợp bởi tâm lý trẻ em rất thích nhận quà, thấy người đối diện tỏ ra yêu thương, thân thiện, tặng quà trẻ sẽ nhận ngay.

Tôi nghĩ bộ chuẩn sẽ phải chỉnh sửa nhiều lần và ngay cả khi nó đã được ban hành chính thức thì sau vài năm cũng cần đánh giá lại rồi chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của trẻ cũng như sự mong đợi của xã hội.

* Nhưng dư luận cũng đặt câu hỏi "Có cần thiết phải ban hành một bộ chuẩn phát triển trẻ"?
- VN đang trong giai đoạn cải cách giáo dục. Ở bậc mầm non, chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới đã được thí điểm ở một số trường từ ba năm nay. Được biết, hai năm nữa chương trình này sẽ được thực hiện đại trà trên cả nước. Trước khi đưa ra một chương trình mới nhất thiết phải có một chuẩn phù hợp chương trình đó. Chuẩn này sẽ thể hiện rằng chúng ta cần đào tạo ra con người có những phẩm chất gì. "Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" sẽ là kim chỉ nam để xây dựng một chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp với sự phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật - công nghệ như ngày nay. Tiếp theo đó là xác định nội dung - phương pháp giảng dạy tương ứng.

Như đã nói ở trên, bộ chuẩn nhằm đo đạc kết quả của giáo dục, theo dõi sự phát triển của trẻ, đánh giá trẻ đang ở mức độ nào và giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn.

Theo TuoiTre

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
Ngày gửi: 2/11/2009 11:31:11 AM

Thật đáng mừng khi Bộ Giáo Dục chuẩn bị ban hành bộ chuẩn PTT 5 tuổi, đây đúng là kim chỉ nam để các cô theo đó mà dạy dỗ cháu, cha mẹ theo đó mà uốn nắn, phát triển con mình. Nếu bộ chuẩn này được ra đời và áp dụng trong việc day dỗ, phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ thì chắc chắn lớp trẻ sau này khi lớn lên sẽ tạo ra một xã hội có văn hóa, một lớp trẻ đầy năng lực và tự tin bước vào đời. Nếu cha mẹ trẻ dành thời gian quan tâm, hướng dẫn cho trẻ phát triển theo những điều phù hợp với con mình, các cô có những giáo án, bài tập, cho trẻ trải nghiệm thực tế thì chắc chắn bộ chuẩn này không quá khó đối với trẻ được quan tâm đúng mức. Kết quả đánh giá chỉ để xem xét, điều chỉnh nội dung phương pháp giảng dạy của nhà trường đồng thời phụ huynh qua đó sẽ biết được những mặt cần khắc phục, những năng khiếu cần phát triển của con mình, nhưng mục đích cuối cùng của bộ chuẩn PTT 5 tuổi là tạo ra một lớp trẻ tự tin, năng động, ham học hỏi và điều cơ bản nhất là có một nếp sống văn hóa, chứ không phải để trẻ tự do phát triển rồi sau này thành người lớn mới hô hào "Hãy thể hiện nếp sống văn minh, hãy cư xử hòa nhã thân thiện..."


guest
Một số ý kiến.
Ngày gửi: 2/14/2009 10:16:26 AM


Cám ơn sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo cho ngành mầm non. Tôi nghĩ đó là những điều trong tầm tay của gv mầm non. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng có những điều chung nhất mà nước ta còn thấp kém hơn các nước khác là chưa có một bộ bài tập nào chuẩn đi từ 2 tuổi đến năm tuổi có thể áp dụng trong cả nước (vùng xa đến Thành Phố- vd : Sách mà trẻ có thể nhận màu sắc, cách pha màu, các trò chơi để trẻ phát triển trí tuệ, các hoạt động nên làm và không nên làm đi kèm. Trẻ có thể nhìn hình ảnh các bức tranh có thể đoán ra yêu cầu bài tập). Các hình ảnh, màu sắc phù hợp lứa tuổi, để giúp giáo viên của từng nơi ngoài việc thực hiện theo sự sáng tạo phù hợp với từng vùng còn có một thống nhất chung. Có lẽ hiện nay bậc học mầm non chưa có một bộ bài tập nào chuẩn để phát triển cho bé cả. Các bộ sách hay có một số tiến sĩ, thạc sĩ cũng chỉ sử dụng nội bộ nơi nào đó. Còn các sở giáo dục thì mỗi nơi mỗi kiểu, giáo viên đã gặp khó khăn cơ sở vật chất. Chuyện trao dồi chuyên môn cập nhật chương trình mới những cái hay, các Sở GD cố gắng lắm mới đi được tới Phòng GD và một số trường điểm, thử hỏi trong một Sở GD các trường điểm, trường chuẩn, lấy đâu ra đến trường bình thường, trường . Có lẽ Bộ ở cao , xa và nhiều việc quá nào là truờng ĐH, Dạy nghề,..còn thời giờ nào mà nghĩ đến bộ sách phát triển cho các bé mầm non nữa, thôi thì đành giao cho mỗi nơi tự lo lấy, tốt hơn chăng ? Để giáo viên mầm non có điều kiện giúp trẻ phát triển tôi nghĩ nên có sự hổ trợ chứ, cần phải có những sự đầu tư về chất. Các bé rất cần có các chuyên viên tài giỏi bên cạnh các cô giáo của mình. Còn điều này nữa xin ở Bộ có chỉ đạo thế nào để giáo viên khi đã được qua các trường lớp Cao Đẳng , Đại học có thể cầm tấm bằng đó làm việc được tất cả các nơi trong nước cũng như khu vực chứ không dám nói rằng thế giới. Như thế có lẽ các nước lân cận đổ xô đén Việt Nam học Đại học , làm việc , khi đó không lo gì thiếu giáo viên nữa.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các ý kiến về: Dự thảo bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi (9/2)
 Giáo viên mầm non được trả tiền phụ trội 200 giờ/năm (6/2)
 Chuẩn trẻ 5 tuổi: Nhiều chỉ số “có vấn đề” (6/2)
 Trẻ 5 tuổi phải biết đi lùi, bật xa, dự đoán thời tiết (5/2)
 Giáo dục TP HCM quyết liệt đổi mới (4/2)
 Hà Nội ban hành mức thu học phí mới (3/2)
 Cần bắt đầu từ lứa tuổi mầm non (2/2)
 Thưởng tết giáo viên: Xã hội hóa… niềm vui (20/1)
 Từ bức thư của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nên đề xuất lương tháng 13 cho giáo viên (19/1)
 Trả lương giáo viên bằng... ổ chó con (16/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i