Giáo dục mầm non
   'Khát' giáo viên mầm non
 

Tin từ Vụ GD Mầm non của Bộ GD-ĐT, trẻ mầm non (MN) đến trường ngày một tăng cao, nhưng chỉ tiêu đào tạo giáo viên cấp này lúc nào cũng thiếu.

Ông Tạ Quang Lâm, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM cho biết, mỗi năm trường chỉ có khả năng đào tạo khoảng 100 SV, dù có tới trên dưới 2.000 thí sinh (TS) đăng ký thi; ĐH Sài Gòn, tuyển đào tạo 300 SV bậc ĐH, CĐ; CĐ Sư phạm mẫu giáo Trung ương TP HCM khoảng 380 chỉ tiêu.

Không lo thất nghiệp
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng MN Sở GD-ĐT TP HCM, với chừng ấy chỉ tiêu đào tạo, không thể làm dịu "cơn khát" giáo viên MN trên địa bàn hiện nay.

Nhu cầu lớn lớn nhưng giáo viên mầm non hiện rất thiếu.

Tại Bình Dương, ngành MN đang thiếu gần 600 giáo viên, nhưng mỗi năm CĐ Sư phạm tỉnh chỉ dành 150 - 300 chỉ tiêu đào tạo. Bà Phạm Thị Huệ Trang, Trưởng phòng MN, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh có nhiều khu công nghiệp và người nhập cư đông, dân số tăng cơ học đã tăng từ 800.000 lên mức 1.500.000 người nên tỉnh luôn rộng cửa chờ đón giáo viên MN đến đây làm việc. Các địa phương khác như Kon Tum, Kiên Giang, Cao Bằng, Gia Lai, Đồng Nai... đều đang "khát" SV tốt nghiệp ngành MN sư phạm.

Chỉ tiêu đào tạo tại các trường sư phạm của những tỉnh này luôn ở mức 100 - 500 người, nhưng nhu cầu tuyển dụng lại gấp đôi, thập chí gấp 5 lần. Theo lãnh đạo các phòng giáo dục MN địa phương, dù kinh tế biến động, các ngành khác giảm nhân lực, nhưng giáo viên MN không bao giờ sợ thất nghiệp.

Điểm tựa cho giáo sinh
Theo ông Nguyễn Hữu Long, giảng viên trường CĐ Sư Phạm TƯ2, giáo viên MN là người nghệ sĩ đa năng vì vừa làm cô giáo, vừa kiêm bảo mẫu, vừa làm người bạn nghe hiểu trẻ, thậm chí trở thành một nghệ sĩ hát, múa, hay một y tá chăm sóc trẻ khi cần. Tuy nhiên, trên thực tế không phải thí sinh nào cũng hiểu hết ý nghĩa của nghề này, nên phải có đủ ý chí, niềm tin, đam mê và yêu trẻ mới có thể đến với nghề.

Ông Long cho rằng, đối với thí sinh đang có ý định thi vào ngành MN, việc giúp cho các em có cái nhìn đúng, chọn đúng nghề là điều hết sức quan trọng. Mặt khác, theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, các trường, khoa đào tạo ngành MN nên lắng nghe từ phía "nhà tuyển dụng" (Sở GD-ĐT, phòng giáo dục, các trường MN) để có phương pháp đào tạo phù hợp. Bà Thanh cho biết thêm, nên tăng đơn vị học trình cho các học phần, khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm, giảm bớt phần lý thuyết đại cương, để giáo sinh kiến tập từ năm nhất, tiếp xúc trường lớp, với trẻ sớm.

Theo các chuyên gia giáo dục, để thu hút thí sinh dự thi ngành sư phạm MN, yên tâm đeo đuổi nghề dạy trẻ, nhà nước cần duy trì chính sách miễn giảm học phí, cho vay. Ngành cần có những chính sách hỗ trợ như nâng phụ cấp, thường xuyên quan tâm, cải tiến điều kiện làm việc cho giáo viên để bức tranh u ám về đời sống giáo viên thôi không còn ám ảnh thí sinh muốn thi ngành sư phạm MN nữa.

Còn theo bà Lê Minh Hà, Vụ Trưởng Vụ giáo dục MN, để giải quyết nhu cầu giáo viên mầm non, các địa phương cần chủ động đề xuất tăng chỉ tiêu đào tạo hoặc phối hợp đào tạo chuyên tu, ngắn hạn.

TP HCM đang thiếu từ 5.000 - 7.000 giáo viên mầm non. Tại Cao Bằng, năm 2008 kế hoạch ngành cần tuyển 339 giáo viên, nhưng biên chế chỉ có 94 giáo viên nên không thể tổ chức cho trẻ học 2 buổi/ngày. Tính trên cả nước, tổng cộng có gần 234.000 giáo viên, cán bộ MN, nhưng nhiều tỉnh còn thiếu GV đạt chuẩn và trên chuẩn, như: Trà Vinh thiếu 22.4%, Hưng Yên 31.9%, Bình Phước 42.8%.

Theo Báo Đất Việt

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Có nhiều cách để khắc phụ tình trạng thiếu giáo viên Mầm Non.
Ngày gửi: 3/1/2009 10:14:16 AM

Có nhiều giáo viên sau khi học xong thì lại bỏ nghề: lí do quá cực, làm cả ngày mà lương không có bao nhiêu, chúng ta có thể chia ca cho giáo viên, họ có thể làm nửa ngày giống như cấp 1. Giáo án nên bớt thay đổi, ai cũng cần sáng tạo, tiết nào cũng muốn có sáng tạo thì ai mà làm nổi, sổ sách thì ngập đầu, trưa thức làm sồ sách, tối về soạn giáo án, công việc thì vô vàn áp lực, trẻ mà té thì có bao nhiêu chuyện xảy ra. Tôi mong khi có diễn đàn thì các cấp trên nên lắng nghe và chia sẻ chứ đừng lúc nào cũng tỏ vẻ tội cho giáo viên mà hàng ngày cứ bày đủ thứ chuyện cho giáo viên làm


guest
Tôi rất đồng tình.
Ngày gửi: 3/2/2009 7:33:05 PM


Tôi rất ủng hộ với lời của bạn đã nói, bản thân tôi cũng vậy .



guest

Để thu hút giới trẻ đến với nghề giáo viên Mầm Non
Ngày gửi: 3/3/2009 1:39:43 PM

Để thu hút giới trẻ đến với nghề giáo viên Mầm Non cần có chính sách hỗ trợ cho ngành này. Tôi rất ủng hộ với lời bạn nhận xét, tôi tha thiết mong cấp trên xem xét. Nếu quan tâm đến trẻ 10 thì quan tâm đến giáo viên 1 cũng được. Như thế mới mong việc chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả.


guest
Cũng có những nơi đang thừa giáo viên
Ngày gửi: 3/3/2009 3:01:45 PM


Chúng tôi vận động các cháu trong độ tuổi đi học, nhưng các bậc phụ huynh chưa ý thức được việc đưa trẻ đến trường. Vì thế nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển giáo dục.



guest

Tốt nghiệp Đại Học Mầm Non ra trường nhưng tỉnh nhà không tuyển
Ngày gửi: 3/3/2009 8:15:05 PM

Tôi tốt nghiệp năm 2008, bằng loại Khá. Sau khi ra truờng tôi có làm hồ sơ xét tuyển vào vùng 3 của tỉnh Cao Bằng nhưng không được gọi đi làm. Vậy tỉnh Cao Bằng là thừa giáo viên MN hay là thiếu giáo viên???


guest
Vì sao thiếu GVMN?
Ngày gửi: 3/3/2009 11:00:55 PM


Ai hỏi tôi có nên thi vào MN không? Tôi bảo: không nên. Đó là sự thật vì quá cực! Mỗi ngày phải nói nhiều, làm nhiều, suy nghĩ nhiều. Chưa hết đâu, còn kiểm tra, thanh tra toàn diện, thanh tra GV, dự giờ, nhận xét. Nhưng, đồng lương thì không có bao nhiêu! Tôi thấy thiếu GVMN là đúng rồi, những bạn trẻ không ai dám làm, những cô lớn tuổi thì cũng phải nghỉ hưu, mòn mỏi sức, thậm chí hy sinh cả chuyện gia đình. Các cấp lãnh đạo ơi, có hiểu được nỗi lòng của chúng tôi- những GVMN chăng? Hãy lắng nghe, chia sẻ, và thực hiện những mong ước của GVMN, chúng tôi tha thiết đấy!



guest

Chính các ngành cấp trên có thẩm quyền làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu GVMN
Ngày gửi: 3/6/2009 8:28:47 PM

Ai cũng biết gời giấc của giáo viên mầm non một ngày làm bao nhiêu giờ? Ai cũng biết khối lượng công việc của GVMN là gồm những gì? Ai cũng biết lương GVMN là bao nhiêu? Tại sao chúng ta không đi giải quyết những vấn đề đó? Hỡi các ngành cấp trên có thẩm quyền, Hãy quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách, lương bổng dành cho GVMN.


guest
Cần có chính sách hợp lý và quan tâm GVMN
Ngày gửi: 3/8/2009 4:17:19 PM


Thống nhất nên đề nghị các cấp lãnh đạo cần giảm bớt hồ sơ cho giáo viên vì chúng tôi rất khổ không có thời gian làm, nên cải tiến lương cho chúng tôi vì hiện nay đời sống chúng tôi quá khó khăn.



guest

Các trường hãy tuyển dụng công khai
Ngày gửi: 3/18/2009 11:59:24 AM

Tôi thấy các trường, các địa phương thiếu giáo viên trầm trọng. Nhưng có một thực tế là các địa phương, các trường là nhiều giáo viên sau khi ra trường xin việc vào làm ở các trường công rất khó khăn. Khi đến trường nào bạn hỏi cũng vậy. Nếu bạn hỏi thẳng thừng, không phải "người quen" thì tôi chắc chắn rằng câu trả lời bạn nhận được bao giờ cũng là không. Mặc dù trường đang thiếu giáo viên đấy. vậy thì tại sao các trường mầm non công lập không tiến hành tuyển dụng công khai như các trường MNTT. Tôi nghĩ rằng làm được như vậy trường sẽ thu hút được rất nhiều giáo viên và giáo viên chúng tôi cũng không phải khổ sở như thế khi đi xin việc.


guest
Giáo dục mầm Non
Ngày gửi: 3/22/2009 7:27:46 PM


Tôi thấy GVMN tỉnh tôi thiếu thốn rất nhiều, hệ thống giảng dạy của trường tôi thì lại chỉ là lý thuyết. Tôi không biết sau khi ra trường tôi lấy gì để dạy khi chúng tôi không được thực hành cũng như đi thực tế.



guest

Có thực mới vực được đạo
Ngày gửi: 3/24/2009 3:44:46 PM

Tôi cũng đồng tình với các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh về việc làm thế nào để giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện? Giáo viên cần phải sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy. Nhưng các cụ xưa có câu: "Có thực mới vực được đạo", cần phải nâng cao mức lương cho giáo viên mầm non để họ có thể có thêm tâm huyết với nghề.


guest
Tuổi trẻ đang quay lưng với nghề giáo viên? Tại sao??
Ngày gửi: 3/28/2009 10:41:31 AM


Đã biết thiếu thốn nhưng sao phòng Giáo Dục chỉ nói mà không làm? Tiền phụ trội trước đây lãnh từng tháng giờ mỗi học kỳ lãnh 1 lần. Tính ra bình quân mỗi tháng còn thấp hơn cả trước đây. Giảm tải sổ sách đã có. Người giáo viên dẫu có yêu nghề nhưng với mức lương thấp làm sao có thể tiếp tục công việc. Chương trình mới cứ thay đổi nhưng mỗi người lãnh đạo về giảng giải 1 ý. Chỉ đến khi phòng xuống mới biết mình đúng thế nào? Sai thế nào. Đừng trách sao các em nhỏ cảm thấy sốc khi mới bước vào nghề đã nghỉ và chuyển sang hướng đi mới trong cuộc sống. Cần xem xét và đi từng bước 1 để giúp cho người giáo viên chúng tôi yên tâm với công việc.



guest

Tại sao chúng tôi bỏ nghề ngay sau đợt thực tập lần 1.
Ngày gửi: 4/5/2009 9:39:51 AM

Chán nản, thất vọng, mình đã chọn nhầm nghề. Đó là tâm lý của hầu hết những SV trẻ chúng tôi. Có những bạn đã khóc trong đợt thực tập đó. Bị "đì", cả núi công việc :chà rửa bàn ghế giữa trưa nắng nóng, rửa đồ chơi, chà rửa kệ sách...Hàng đống công việc cứ như các cô "chờ đợi" chúng tôi đã lâu lắm rồi. Chúng tôi làm việc như những tay lao động phổ thông thực thụ. Nếu thực tập mà như thế thì ở nhà chúng tôi tự thực tập cũng được.


guest
Tại sao giáo viên MN bỏ nghề nhiều?
Ngày gửi: 4/9/2009 9:30:25 PM


Tôi nghĩ giáo viên Mầm Non bỏ nghề nhiều cũng đúng thôi! Vì thời gian làm việc gần 11h/ ngày, yêu cầu công việc lại cao, mức lương trả không thỏa đáng với sức lao động thì thử hỏi xem ai có thể tâm huyết được với nghề chứ??? Các cấp chính quyền nên xem xét lại!



guest

Nên nhận xét giờ dạy và trình độ giáo như thế nào cho đúng
Ngày gửi: 6/3/2009 9:35:57 PM

Tôi nghĩ không chỉ vì chế đô đãi ngộ giáo viên muốn bỏ nghề mà còn do trống đánh xuôi kèn thổi ngược khi đánh giá nhận xét, giáo viên dạy lớp 4 tuổi thì yêu cầu theo chương trình đổi mới trong khi triển khai lại yêu cầu chỉ đổi mơi phương pháp còn nội dung vẫn thực hiện chương trình cũ không biết đúng sai thế nào mỗi người một ý giáo viên có tâm lý chán nản. Vì vậy nên đưa ra chương trình nhất quán khuyến khích giáo viên sáng tạo và tâm huyết với nghề.


guest
tại sao ngành mầm non càng ngày càng nhiều tai tiếng?????????
Ngày gửi: 12/1/2010 7:51:46 PM


Không biết Bộ, Sở thực hiện cải cách, đổi mới cái kiểu gì mà giáo viên mầm non tốt nghiệp Đại học Chính quy như tôi đây hàng ngày từ 7h thiếu 15 sáng đến 17h 15 phải làm những việc sau: Chà bồn cầu,chà nhà vệ sinh, hốt ói, rửa đít, giặt quần áo nếu cháu ị đùn ra quần,lau nhà, đút cho cháu ăn, .......... Mà tôi là giáo viên chủ nhiệm tại một trường chuẩn quốc gia ở TP HCM đấy nhé!Tôi cũng đang muốn bỏ nghề đây!Bọn bạn tốt nghiệp cùng khóa với tôi phần lớn cũng chuyển nghành rồi. Đừng chửi GVMN, chửi là chửi cái tài cải cách, đổi mới của Bộ, Sở ấy!



guest

Không có biên chế
Ngày gửi: 1/15/2011 12:54:49 PM

Gvmn k được biên chế, lương quá thấp, nhiều trường mầm non tư thục đầy đủ chế độ, lương cao hơn trường công. Vậy nhất thiết gì phải làm trườg công? Mà chưa kể làm nghề này vào bóc lịch lúc nào không biết. Em đang là sinh viên CĐSPTW1 năm cuối khoa giáo dục đặc biệt(giáo dục trẻ khuyết tật), ra trường với bằng khá trong tay nhưng chưa chắc xin được việc ở trường công. Các bác xem thế nào chứ đầu ra không có thì sau này ai dám thi vao ngành này nữa? Trẻ khuyết tật ai sẽ là người dạy? Tiếp tục là những giáo viên không có chuyên môn? Chỉ là dựa vào mối quan hệ và tiền bạc ư?


guest
Một nghề quá cực
Ngày gửi: 4/21/2014 9:56:43 PM


Tôi là giáo viên mầm non 29 năm công tác rồi, tôi rất yêu nghề nhưng tôi cũng thấy rất mệt mỏi và áp lực. Tôi đã cố gắng cho con gái tôi đi nghề khác không phải vào nghề của mẹ. Tôi mong chờ từng ngày về hưu. Nếu còn trẻ tôi đã bỏ nghề từ lâu rồi. Một nghề quá cực thế mà lại có dự thảo tăng tuổi nghỉ hưu, tôi nghe mà sốc quá.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hơn 4.000 nhóm lớp trẻ mầm non không phép (26/2)
 Giáo dục mầm non Hà Nội: Quá tải học sinh, thiếu giáo viên và trường lớp (25/2)
 Vụ GDMN về thẩm định trường MN của Bộ GD&ĐT. (24/2)
 Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi: Định hướng sự phát triển của trẻ (23/2)
 Trường mầm non nhận trẻ từ 8 giờ: Không khả thi (20/2)
 Hà Nội: Trẻ mầm non phải biết lịch sử địa phương (19/2)
 Dạy trẻ mầm non học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (18/2)
 Dự thảo giáo dục trẻ 5-6 tuổi: 'Chuẩn' có hợp chương trình? (16/2)
 "5 sao" và "2 chiều" (14/2)
 Tiếp thu, tập hợp ý kiến về "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" (13/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i