Giáo dục mầm non
   Dự thảo giáo dục trẻ 5-6 tuổi: 'Chuẩn' có hợp chương trình?
 

Khi đưa ra kế hoạch chi tiết về việc giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các trường mầm non bắt đầu từ năm học này, lãnh đạo Sở GD&ĐT nhận định: Việc giáo dục lễ giáo trong các trường mầm non ở Hà Nội không phải bây giờ mới được bàn tới mà các trường đã triển khai trong nhiều năm qua theo các chuyên đề của Bộ GD&ĐT.

Hơn nữa, trong các cuộc vận động như "Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch"... giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống văn minh cũng đã đan xen ở đó. Nhưng mọi chuyện mới chỉ dừng lại ở nhắc nhở trẻ phải làm theo yêu cầu của bài dạy, kết quả không được như mong muốn. Thế nên chương trình lần này được triển khai mạnh và cụ thể, mong giúp trẻ hiểu và thấm nhuần hơn lễ giáo và đạo đức thuở ban đầu. Đây cũng là một hoạt động của ngành giáo dục hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thực tế từ các trường cho thấy, giáo dục lễ giáo cho trẻ thường được thực hiện bằng cách cho trẻ xem tranh tuyên truyền, tổ chức hội thi "Ngôi nhà tuổi thơ" có giáo viên, cha mẹ và trẻ cùng tham gia thi. Trường nào linh hoạt hơn thì tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống để khơi dậy lòng nhân ái trong trẻ. Tuy nhiên, do tác động ngoại cảnh nên đạo đức của một số giáo viên, học sinh cũng bị sa sút. Và hình như do trẻ ở thành phố được nuông chiều và đáp ứng mọi thứ theo nhu cầu nên có những biểu hiện không đúng trong lễ giáo với mọi người trong gia đình và bạn bè.

Theo nhận định của nhiều giáo viên, do lớp có số lượng trẻ quá đông, số giáo viên trong một lớp cũng chưa đủ theo quy định nên việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề khó khăn. Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực tế cũng còn nhiều khiếm khuyết nên việc giáo dục chỉ dừng ở cung cấp kiến thức. Nội dung giáo dục lễ giáo trong chương trình chăm sóc,giáo dục trẻ mầm non cũng nặng về lý thuyết, thiếu thực hành kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống. Việc đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo cũng thường dựa vào kiến thức của trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống.

Dựa trên những kiểm chứng thực tế, Sở GD&ĐT Hà Nội kỳ vọng kế hoạch đẩy mạnh giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non lần này sẽ tạo ra được bước đột phá. Hành trình giáo dục lễ giáo sẽ bắt đầu từ "động tác" cung cấp kiến thức và hình thành những cảm xúc, những rung động tình cảm để trên cơ sở đó hình thành những hành vi lễ giáo của trẻ. Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi, đứng, ngồi lịch sự, yêu thương, quý mến những người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ, không nói trống không, không nói leo, xưng hô thân mật... Giáo viên sẽ dùng lời giải thích, trò chuyện với trẻ, dùng câu chuyện kể, cho trẻ xem tranh và nhận xét nội dung tranh, giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các trò chơi... Ở đó, trẻ là chủ thể tích cực hoạt động, trò chuyện, giao tiếp, thể hiện tự lực, tự tin, tự nguyện, thể hiện cảm xúc, tình cảm, nhận thức và các mối quan hệ và như vậy thông qua hoạt động chơi, trẻ được rèn tính cách, hành vi ứng xử... Trong trường mầm non không có giờ dạy đạo đức riêng, mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo.

Sở sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động trong nhà trường về nâng cao chất lượng và đạo đức nhà giáo, học sinh, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh, thanh lịch trong các trường mầm non. Ấy cũng là một góc quan trọng để có một Hà Nội thực sự văn minh, thanh lịch.

Theo NVM

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


Graphic

Không thống nhất giữa "chuẩn 5 tuổi" và "chương trình giáo dục"
Ngày gửi: 2/24/2009 7:11:07 AM

Có một điểm không thống nhất giữa hai dự thảo cùng ra đời song song:
- Chuẩn trẻ nói rõ: dành cho trẻ 5 tuổi là từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi - Trong khi dự thảo Chương trình giáo dục mầm non (phần Mẫu giáo) dành cho trẻ từ 3 đến 5-6 tuổi.
Nếu bé sinh vào tháng 1 thì hết học kỳ 1 của lớp lá, bé đã sang tuổi thứ sáu. Lúc đó chương trình học của học kỳ 2 vẫn còn thì việc đánh giá chuẩn của bé thế nào? Còn những bé sinh vào tháng 12 thì lên lớp 1 học hết một học kỳ mới đánh giá theo chỉ số chuẩn trẻ 5 tuổi?



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "5 sao" và "2 chiều" (14/2)
 Tiếp thu, tập hợp ý kiến về "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" (13/2)
 Giáo viên mầm non – thăng hoa sáng tạo (13/2)
 Công bố dự thảo chương trình mầm non mới (12/2)
 Trường mầm non nhận trẻ từ 8 giờ: Phụ huynh kêu… trời! (13/2)
 Cần rạch ròi phần đánh giá và phần dạy (12/2)
 Học trước chương trình lớp 1 với trẻ 5 tuổi: Lợi ít, hại nhiều (12/2)
 TPHCM thiếu khoảng 2.000 giáo viên mầm non (11/2)
 Sẽ "chốt" chuẩn trẻ 5 tuổi sau 60 ngày (11/2)
 “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cần, nhưng phải sửa nhiều (10/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i