Giáo dục mầm non
   Công bố dự thảo chương trình mầm non mới
 

Công bố dự thảo chương trình mầm non mới: Trẻ 5 tuổi chỉ phải chạy 80m

Ngày 10-2, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình mầm non mới bao gồm chương trình giáo dục nhà trẻ cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi và chương trình giáo dục mẫu giáo cho trẻ từ 3-5 tuổi.

Nội dung chương trình giáo dục mầm non mới chia nhỏ các độ tuổi khác nhau nhưng không mang tính áp đặt, có thể dựa vào chương trình để xây dựng kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng, vùng miền.

Trong dự thảo này, nội dung chương trình cho trẻ 5-6 tuổi vẫn giữ nguyên nhiều yêu cầu trong dự thảo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đã công bố đang khiến dư luận bức xúc vì cho rằng không phù hợp và áp đặt, ví dụ yêu cầu trẻ thể hiện xúc cảm với đồ vật, hiện tượng và tác phẩm nghệ thuật đẹp, thể hiện sự thiện cảm với các con vật, sử dụng các từ gợi cảm để nói lên cảm xúc của mình khi nghe một âm thanh gợi cảm. Tại nội dung phát triển vận động, trẻ 5-6 tuổi sẽ chỉ phải chạy chậm 80m (thay vì chạy 150m liên tục tại dự thảo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi).

Trẻ 3 - 4 tuổi phải quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước

Từng lĩnh vực có các chỉ số làm căn cứ đánh giá sự phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi. Ba độ tuổi được xác định "chuẩn" hóa các tiêu chí ở từng lĩnh vực: 3-12 tháng, 12-24 tháng và 24-36 tháng.

Trẻ 3 - 4 tuổi phải quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. Trẻ 5 - 6 tuổi, ngoài tiêu chuẩn đó, cần biết kính yêu những người có công với quê hương, đất nước và quan tâm đến di tích lịch sử.

Đây là một trong nhiều yêu cầu nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh trong nội dung "Phát triển tình cảm" ở phần "Giáo dục phát triển tình cảm - xã hội" theo dự thảo "Chương trình Giáo dục mầm non" được Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến ngày 11/2.

Theo dự thảo này, chương trình mầm non sẽ giúp trẻ 3 - 4 tuổi nhận ra hình ảnh Bác Hồ qua tranh ảnh, băng hình; thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ.

Trẻ 4 - 5 tuổi nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ; thích và thuộc một số bài hát, bài thơ về Bác Hồ
Trẻ 5 - 6 tuổi nhận ra hình ảnh Bác Hồ, chỗ ở, nơi làm việc của Bác Hồ, biết một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ.

Dự thảo chương trình có 77 trang, gồm 3 phần: Những vấn đề chung; Chương trình giáo dục nhà trẻ; Chương trình giáo dục mẫu giáo.

Theo Bộ GD-ĐT, chương trình giáo dục mầm non hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cuối độ tuổi về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ.
Nội dung cụ thể: giáo dục nhà trẻ được chia thành 4 lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mĩ.

Ở giáo dục mẫu giáo được chia thành 5 lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội và giáo dục phát triển thẩm mĩ.

Từng lĩnh vực có các chỉ số làm căn cứ đánh giá sự phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi. Ba độ tuổi được xác định "chuẩn" hóa các tiêu chí ở từng lĩnh vực: 3-12 tháng, 12-24 tháng và 24-36 tháng.

Trong phần kết quả mong đợi mô tả cụ thể những gì trẻ trong độ tuổi cần và có thể thực hiện nhắm định hướng cho giáo viên tổ chức hướng dẫn hiệu quả các hoạt động ở từng lĩnh vực cụ thể chuẩn bị tốt cho trẻ khi nhập học ở trường phổ thông.

Dự thảo cũng cho biết, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp sau để đánh giá trẻ: Quan sát; Trò chuyện, giao tiếp với trẻ; Đánh giá qua bài tập; Phân tích sản phầm hoạt động của trẻ; Trao đổi với phụ huynh.
Dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ để đánh giá ở cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24 và 36 tháng). Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân từng trẻ.
Theo Bộ GD-ĐT, chương trình giáo dục mầm non được xây dựng và phát triển theo 3 quan điểm: Hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục, đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền và các đối tượng trẻ

Trả lời báo chí cuối tháng 12/2008, ông Nguyễn Hữu Châu, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết, dự kiến Chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ triển khai vào năm học 2009-2010.

Theo KTDT

Dự thảo chương trình giáo dục mầm non:Trẻ mẫu giáo phải biết chia sẻ

Trẻ có các kỹ năng sống như biết "tôn trọng, hợp tác, thân thiện, chia sẻ" là một trong hơn hai mươi chỉ số mục tiêu giáo dục của dự thảo chương trình giáo dục mầm non Bộ GD&ĐT vừa giới thiệu hôm qua trên mạng Internet.

Theo đó, giáo dục nhà trẻ (từ ba tới 36 tháng) và giáo dục mẫu giáo (ba đến năm, sáu tuổi) đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Giáo dục mẫu giáo có thêm mục tiêu chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.

Về thể chất, chương trình giáo dục cả hai giai đoạn (nhà trẻ, mẫu giáo) đều chung mục tiêu: Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

Hằng ngày, GV theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

Để đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn, giáo viên sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp như quan sát; trò chuyện, giao tiếp với trẻ; sử dụng tình huống; qua bài tập; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ, trao đổi với phụ huynh.

Theo dự thảo Chương trình giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT
Chương trình cũng đặt ra các yêu cầu phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ như "Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống với sức khỏe", "Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân".

Về nhận thức, mục tiêu với giai đoạn nhà trẻ là có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản; có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.v.v...

Giai đoạn mẫu giáo đòi hỏi cao hơn: có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau; có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng những cách khác nhau (hành động, lời nói, hình ảnh...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu; có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.

Về ngôn ngữ, trong khi giai đoạn nhà trẻ, mục tiêu khó nhất là trẻ biết diễn đạt tự tin, lễ phép trong giao tiếp. Ở mẫu giáo, các mục tiêu đặt ra cao hơn như: "Có khả năng diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày", "có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc, viết".

Nếu dự thảo chương trình giáo dục mầm non được lãnh đạo Bộ GD&ĐT ban hành, các chuyên gia cho rằng đây sẽ là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Đồng thời, chương trình cũng là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện khác để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Về phát triển tình cảm xã hội, trẻ ở bậc nhà trẻ cần đạt các yêu cầu "Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi", "có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi", "thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt".

Trẻ mẫu giáo hoàn thiện hơn: Có ý thức về bản thân; Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; Có một số phẩm chất cá nhân như mạnh dạn, tự tin, tự lực; Có một số kỹ năng sống như biết tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ; Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

Về thẩm mỹ, trẻ đến 36 tháng thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình... Trẻ ba đến 5 - 6 tuổi có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật; Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

Sự liên quan giữa chương trình và chuẩn
Viện Khoa học giáo dục VN là cơ quan được lãnh đạo Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ tổ chức thiết kế, xây dựng dự thảo chương trình giáo dục mầm non. Nội dung dự thảo đã được thực hiện thí điểm ở nhiều trường mầm non của 20 tỉnh/ thành trong cả nước từ hai năm nay. Thời điểm này chương trình đang trong quá trình làm thủ tục hoàn thiện để lãnh đạo Bộ ký quyết định ban hành chính thức.

Còn đơn vị được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự thảo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là Vụ GD Mầm non. Theo bà Ngô Thị Hợp, Phó Vụ trưởng Vụ GD Mầm non, về nguyên tắc, mục tiêu của chương trình chính là hướng tới việc đáp ứng các chỉ số mà chuẩn đặt ra (tương ứng với lứa tuổi). Thực hiện chương trình chính là để trẻ đạt được các chỉ số trong chuẩn.

Hiện nay các trường mầm non dạy chương trình gì?
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng GD Mầm non, Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện nay các trường mầm non trên địa bàn Hà Nội thực hiện 3 chương trình giáo dục mầm non khác nhau: chương trình cải cách, chương trình đổi mới, chương trình mới.

"Trước đó nữa (trước những năm 1988 - 1990), các trường mầm non thực hiện một chương trình được gọi là tiên tiến. Nhưng chương trình ấy lạc hậu lắm rồi so với các chương trình hiện nay" - Bà Lan Hương nói.

Chương trình cải cách là tên thường gọi của một chương trình GD mầm non của Bộ GD&ĐT được các trường mầm non thực hiện từ những năm 1988 - 1990. Chương trình đổi mới về nội dung vẫn là chương trình cải cách nhưng được đổi mới về hình thức hoạt động tổ chức giáo dục. Chương trình mới là chương trình được Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai thí điểm từ hai năm nay.

Theo Tiền Phong

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


Graphic

Mới hơn cả mới
Ngày gửi: 2/12/2009 7:37:23 PM

Năm ngoái chúng tôi đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non đổi mới, năm nay chuyển qua chương trình giáo dục mầm non mới. Dự thảo chương trình giáo dục này khi thông qua thì gọi tên là gì?


guest
Học mẫu giáo
Ngày gửi: 3/1/2009 9:28:55 AM


Học mẫu giáo xong là thi vào Đại Học hay sao mà ôm đồm thế? Cái cần đổi thì không đổi, ngày nào tôi cũng thấy cô mẫu giáo than khóc về tiền lương ít ỏi, áp lực công việc thì nhiều. Thời gian dành cho mình và gia đình không nhiều, sáng mở mắt là đến trường, chiều tối mịt mới về đến nhà. Bữa ăn mỗi ngày mỗi xuống cấp vì tiền không có và thời gian khôg có để đầu tư. Sao không đòi hỏi một chút các vị ơi.



guest

Đổi mới chương trình làm khổ giáo viên
Ngày gửi: 3/17/2009 9:26:25 PM

Đổi mới giờ làm,đ ổi mới chương trình, đổi mới phương pháp ,...cái gì cũng đòi mới, nhưng tư duy của lãnh đạo không mới thì biết áp dụng vào đâu? Càng đổi mới, công việc càng nhiều, trách nhiệm đè lên vai các cô mẫu giáo ngày càng nặng nề hơn. Nào số lượng cháu, số lượng công việc, nào là sổ sách ...càng mới càng thấy nhiều việc thêm, các cô mẫu giáo vắt chân lên cổ mà chạy đua với thời gian hơn, với công việc. Kết quả phi thực tế càng nhiều hơn. Sách hướng dẫn chương trình phát về chỉ để đọc và cất, không được áp dụng với lí do: không biết người biên soạn có nhầm không?! thử so sánh một chút giữa GV tiểu học và GV mầm non: thời gian, mức độ công việc, trách nhiệm ,...cái nào cũng nặng hơn, trong khi tư duy của trẻ MN chưa bằng trẻ Tiểu học mà chương trình học phải nói có đến 90% giống nhau. Tại sao vậy nhỉ ?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trường mầm non nhận trẻ từ 8 giờ: Phụ huynh kêu… trời! (13/2)
 Cần rạch ròi phần đánh giá và phần dạy (12/2)
 Học trước chương trình lớp 1 với trẻ 5 tuổi: Lợi ít, hại nhiều (12/2)
 TPHCM thiếu khoảng 2.000 giáo viên mầm non (11/2)
 Sẽ "chốt" chuẩn trẻ 5 tuổi sau 60 ngày (11/2)
 “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cần, nhưng phải sửa nhiều (10/2)
 Các ý kiến về: Dự thảo bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi (9/2)
 Giáo viên mầm non được trả tiền phụ trội 200 giờ/năm (6/2)
 Chuẩn trẻ 5 tuổi: Nhiều chỉ số “có vấn đề” (6/2)
 Trẻ 5 tuổi phải biết đi lùi, bật xa, dự đoán thời tiết (5/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i