Giáo dục mầm non
   Sẽ "chốt" chuẩn trẻ 5 tuổi sau 60 ngày
 

Chiều 9/2, Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) đã khởi động cuộc họp để biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng chuẩn. Sau 60 ngày, ban soạn thảo sẽ có điều chỉnh. Khi ban hành chuẩn, sẽ kèm theo hướng dẫn sử dụng.

Tiến sĩ Giáo dục học Trần Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết những thông tin mới nhất sau khi dư luận mong Bộ GD-ĐT sớm lên tiếng về cách làm, tính khoa học của dự thảo "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi".

Ảnh: Inmagine

Bà Trần Thị Ngọc Trâm cho biết: Tôi không trong nhóm tác giả xây dựng bản dự thảo "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi", nhưng có tham gia một số hoạt động của quá trình xây dựng Dự thảo. Tôi được biết "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" được nghiên cứu theo qui trình khoa học, rất bài bản và công phu...

Từ năm 2005, đã có hội thảo định hướng xây dựng chuẩn. Sau đó, các nhóm tác giả được thành lập. Các nhóm tác giả có sự phối hợp liên ngành: Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế và một vài bộ khác nữa có liên quan.

Trong quá trình xây dựng dự thảo chuẩn, có chuyên gia nước ngoài vào tập huấn về phương pháp, cách thức...Khi xây dựng chuẩn có sự hỗ trợ của UNICEF.

Dự thảo sau khi được xây dựng được áp dụng thử tại một trường mầm non ở quận Tây Hồ (Hà Nôi). Sau đó, các tác giả có chỉnh sửa và lấy ý kiến chuyên gia nhiều vòng. Cuối cùng, vào năm 2008, người ta tổ chức khảo sát tính xác thực của chuẩn tại một số tỉnh thành.

Sau khảo sát tính xác thực của Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, dự thảo tiếp tục được các tác giả chỉnh sửa, lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện và hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo "chuẩn".

"Phải tìm hiểu, nghiên cứu đã"

- Với những am hiểu về quy trình biên soạn dự thảo "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi", bà đánh giá thế nào về các lĩnh vực, cũng như những tiêu chí dự thảo đưa ra?
Tôi chỉ có ý kiến về quy trình xây dựng công phu, bài bản từ 2005 đến nay. Chuẩn đã bao gồm những lĩnh vực phát triển cơ bản của trẻ và sự chuẩn bị cho việc học của trẻ ở cấp tiểu học.

Còn đánh giá như thế nào về các tiêu chí cụ thể của bản dự thảo chuẩn thì chưa thể có ý kiến ngay, bởi vì chuẩn này đã được nghiên cứu, qua nhiều vòng lấy ý kiến.

Nêu những nhận xét chủ quan mà không có cơ sở khoa học thì chưa thể nói được, mà phải tìm hiểu, nghiên cứu đã.

- Qua khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng để đánh giá trẻ 5 tuổi với 125 chỉ số thì quá nặng nề về tâm lý cho không chỉ giáo viên mà còn với cả phụ huynh. Bà có nhận xét gì?
Tôi cũng có theo dõi một số ý kiến đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều khi, ở góc độ phụ huynh, có nhiều luồng ý kiến. Có phụ huynh nhìn vào thấy con mình đạt ở tất cả các chỉ số, nhưng cũng có phụ huynh thấy trẻ gần đạt ở chỉ số này nhưng vượt trội ở chỉ số khác. Đó là điều bình thường.

Ý nghĩa của Chuẩn khi được ban hành sẽ giúp định hướng cho giáo viên, phụ huynh theo dõi và hỗ trợ sự phát triển của con em mình.

Bộ công cụ thì có ý nghĩa như vậy. Theo tôi biết, khi ban hành Chuẩn chính thức sẽ có hướng dẫn sử dụng để phù hợp với đối tượng giáo viên, phù hợp với phụ huynh.

"Đừng lo cao quá hay thấp quá"

- Bà có nhận xét chuẩn này không thể phù hợp với mọi đối tượng. Vậy, theo đánh giá sơ bộ thì chuẩn này sẽ phù hợp với đối tượng trẻ ở những vùng, miền nào?
Chuẩn là những chỉ số phát triển chung nhất. Các chỉ số đó phản ánh mốc phát triển chung nhất ở trẻ độ tuổi này. Từng trẻ có thể vượt trội ở chỉ số này, nhưng có thể có chỉ số khác lại chưa tới.

Chuẩn không thể phù hợp với mọi đối tượng ở tất cả 125 chỉ số vì trẻ em có những tốc độ phát triển khác nhau và thiên hướng khác nhau.

Đặc biệt, trẻ càng nhỏ thì tốc độ phát triển càng khác nhau, đương nhiên, đến 5-6 tuổi trẻ đỡ chênh lệch hơn về sự phát triển cá nhân và có những thiên hướng khác nhau. Do đó, đừng có quá lo lắng về một số chỉ số cao quá hay thấp quá.

- Như bà phân tích thì 125 chỉ số không phải là quy định "cứng", nhưng trong đó lại có những chỉ số lượng hóa rất rõ dẫn đến nhiều hiểu nhầm như "phải đi lùi trên đường thẳng 5m" "chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây"...Với những quy định "cứng" như vậy thì có phù hợp khi triển khai ở nhiều đối tượng?
Theo tôi, đó không phải là những quy định cứng. Đó là những mong muốn theo quan niệm đưa ra trong chuẩn này, mà đã nói đến mong muốn là không cứng.

Có thể hiểu, đó là những gì trẻ có thể biết và có thể làm ở độ tuổi này.

Khi đưa ra chuẩn, người ta đã khảo sát tính xác thực mang tính chất tương đối đại diện các khu vực, vùng miền . Chuẩn đó là những cái chung, nhưng đối với cá nhân trẻ, có thể phát triển trội hơn hoặc đạt xấp xỉ...

Và đương nhiên trong chuẩn này, có thể còn có những chi tiết cần chỉnh sửa thêm, vì vậy mới được đem ra lấy ý kiến.

Sẽ lấy ý kiến trong 60 ngày

- Cũng có một bộ phận giáo viên mầm non băn khoăn: chuẩn sẽ đem đến cho họ thêm áp lực vì lương không tăng nhưng khối lượng việc thì nhiều lên. Vậy, để triển khai chuẩn được hiệu quả thì từng giáo viên sẽ được định hướng những gì?
Áp lực hay không thì phải chờ chuẩn ban hành kèm theo hướng dẫn sử dụng. Còn đây mới là dự thảo trưng cầu ý kiến.

Sau khoảng 60 ngày, ban soạn thảo sẽ có điều chỉnh trước khi trình lãnh đạo xem xét. Khi Chuẩn ban hành sẽ kèm theo hướng dẫn sử dụng.

Được biết, chiều 9/2 Vụ Giáo dục Mầm non đã khởi động cuộc họp để biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng chuẩn. Do vậy, chưa có lý do gì để nói áp lực hay không áp lực.

- Được biết, ngoài dự thảo "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi", Bộ GD-ĐT đang soạn thảo "Chương trình Giáo dục mầm non mới" và đề án "Phổ cập trẻ 5 tuổi...". Những đổi mới này có mối liên quan với nhau như thế nào, thưa bà?
Hiện nay, dự thảo Chương trình Giáo dục mầm non mới cũng đã được thẩm định. Một số người tham gia biên soạn "Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" cũng tham gia vào làm chương trình nên đương nhiên có mối liên hệ sử dụng trong quá trình làm Chuẩn và Chương trình giáo dục mầm non mới.

Trong Chương trình Giáo dục mầm non mới có phần "Kết quả mong đợi".
Kết quả mong đợi ở từng lĩnh vực giáo dục phát triển cho trẻ mang tính định hướng giúp cho giáo viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục làm sao giúp trẻ phát triển tốt nhất.

- Cảm ơn bà!

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Đưa chuẩn nên khả thi hơn
Ngày gửi: 2/14/2009 9:49:28 PM

Trong vài ngày nay cả XH đều quan tâm đến cái gọi là "Chuẩn Phát triển trẻ 5 tuổi". Bản thân là một GVMN có thâm niên trong nghề cũng tham khảo sơ qua nhưng đọc đến đâu là hoa mắt đến đó, tại sao đòi hỏi các cháu MN cũng như GV MN phải theo một cái khuôn phát triển như vậy co hợp lý không? Trong khi đó GVMN chúng tôi nổ lực thực hiện chương trình mới, dạy cho trẻ kỷ năng sống, chủ động, sáng tạo, trẻ tự khám phá ... Thế nhưng trẻ MN khi sang câp 1 đều bị bỏ quên những cái gì dã được học ở MN mà chỉ chú ý đến 2 môn Toán, TV. Vậy khi Chuẩn phát triển này nếu được ban hành liệu có khả thi không? Chắc GV công lập như chúng tôi chắc phải chia tay vơi nghề vì không thể nào hoàn thành nhiệm vụ


guest
Chuẩn phải sát thực tế
Ngày gửi: 2/18/2009 7:14:20 PM


Chạy 18m trong 5 giây? Có mấy người lớn làm được như vậy? Còn nói thêm về chuyện học chữ, quy định của ngành là không dạy chữ trong trường MN, nhưng khi vào lớp 1 thì lại bắt viết được tên của mình. Thật là...



guest

Bộ chuẩn chỉ là cơ sở hỗ trợ
Ngày gửi: 2/20/2009 11:34:15 AM

Bộ Chuẩn chỉ là cơ sở để hỗ trợ PH và giáo viên chăm sóc con em mình, các nước khác cũng đều có. Các bạn không nên hiểu Bộ chuẩn là dùng để 'ép buộc' trẻ phải được như thế.


guest
Nhắn cho ai đánh giá thấp khả năng của trẻ
Ngày gửi: 2/21/2009 12:26:15 PM


Chạy 18m trong 5 giây? Có mấy người lớn làm được như vậy? Người lớn có thể không làm được. Nhưng trẻ con lại thừa sức. nếu con bạn không làm được ngay khi bạn thử, thì rèn luyện thể lực. Vì trẻ vân động nhiều nên người lớn nào yếu không trông nổi trẻ. Nhiều phụ huynh kêu trời khi nghỉ tết không trông nổi con. Nó chạy nhiều không theo kịp, mệt quá đấy. Đừng bao giờ khẳng định người lớn không làm được thì trẻ con cũng không làm được. Bố mẹ vượt đèn đỏ, con không cho vượt. Bạn thấy đúng không



guest

Hãy xem xét các chỉ số dưới góc độ những biểu hiện của trẻ
Ngày gửi: 2/23/2009 12:32:39 PM

Theo tôi hiểu thì Chuẩn PTT còn là những mong muốn mà trẻ có thể làm được (bây giờ chưa làm được thì giáo dục tiếp tục). trong xã hội ngày càng thay đổi nhanh chóng chúng ta cũng cần phải giáo dục ở trẻ những phẩm chất phù hợp với xã hội mà chỉ 15 - 20 năm sau chúng sẽ là chủ nhân của đất nước. Từ xưa cha ông ta đã nói "Dạy con từ thưở còn thơ", mà còn "bé không vin cả gãy cành". Nhất là những phẩm chất đạo đức, lối sống phải bắt đầu càng sớm càng tốt.
Có người nói: dạy trẻ biết hút thuốc là có hại để làm gì, khi mà ông nó, bố nó vẫn hút. Chẳng lẽ ông, bố nó làm sai thì không được dạy nó biết đó là sai à? Trong khi xung quanh nó thấy những biểu tượng cấm hút thuốc lá. Bản tính tò mò, trẻ sẽ hỏi đó là cái gì, tại sao? Chúng học nhiều điều bằng cách đó. Chẳng lẽ người lớn vứt rác ra đường thì không được dạy trẻ phải bỏ rác vào thùng hay sao?
Trẻ con tinh tế hơn chúng ta tưởng. Chúng biết mẹ đang buồn hay vui để ứng sử phù hợp. Nếu mẹ đang vui, nó có thể xin đi chơi, bảo mẹ đọc truyện cho nghe; thấy mẹ buồn thì ra ngòi bên cạnh, xoa tay mẹ; thấy bạn buồn thì ra vuốt má, hỏi làm sao bạn khóc...
Hãy nghĩ kỹ rồi chúng ta sẽ thấy và đừng lấy các chuẩn mực của người lớn mà gán cho trẻ. Đừng vội vàng và đừng suy bụng người lớn ra bụng trẻ con.



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cần, nhưng phải sửa nhiều (10/2)
 Các ý kiến về: Dự thảo bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi (9/2)
 Giáo viên mầm non được trả tiền phụ trội 200 giờ/năm (6/2)
 Chuẩn trẻ 5 tuổi: Nhiều chỉ số “có vấn đề” (6/2)
 Trẻ 5 tuổi phải biết đi lùi, bật xa, dự đoán thời tiết (5/2)
 Giáo dục TP HCM quyết liệt đổi mới (4/2)
 Hà Nội ban hành mức thu học phí mới (3/2)
 Cần bắt đầu từ lứa tuổi mầm non (2/2)
 Thưởng tết giáo viên: Xã hội hóa… niềm vui (20/1)
 Từ bức thư của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nên đề xuất lương tháng 13 cho giáo viên (19/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i