Giáo dục mầm non
   Giáo viên mầm non – thăng hoa sáng tạo
 

Trước những áp lực về công việc cũng như việc thực hiện chương trình mầm non mới đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn luôn sáng tạo để tạo ra hứng thú trong việc tổ chức hoạt động có chủ đích cũng như hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non.

Sáng tạo, đó là một trong những tố chất cần thiết để trở thành một giáo viên mầm non giỏi. Dạy trẻ dựa trên kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ là luôn biết tạo ra cái mới, tạo ra những điều bất ngờ và tạo ra được hứng thú cho trẻ, để trẻ cảm thấy mỗi ngày đến trường là trẻ được khám phá ra những điều thú vị xung quanh mình.

Sáng tạo của giáo viên mầm non được thăng hoa khi chính người giáo viên cảm thấy có cảm hứng với những điều xảy ra gần gũi xung quanh mình và xung quanh trẻ, để từ đó có những ý tưởng thiết kế hoạt động một cách linh hoạt và tạo hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.

Một khi người giáo viên tìm được niềm cảm hứng trong chính những gì họ quan sát được, lúc đó sáng tạo của người giáo viên sẽ được thăng hoa:

Nhìn một chiếc lá rơi trong sân trường, là một người bình thường, bạn sẽ nghĩ gì? Một chiếc lá đã già và rụng để chồi non mọc lên. Có phải vậy không?

Nhưng trong mắt một giáo viên mầm non, nhìn một chiếc lá rụng, họ có thể nghĩ về một tiết học mới, một bài học về chiếc lá.

Một điều tưởng chừng đơn giản, chỉ là một chiếc lá, một chiếc lá rụng thôi, bảo bé nhặt bỏ vào giỏ rác là xong. Thế nhưng tiềm ẩn trong hiện tượng chiếc lá rời cây và rơi xuống đất là bao nhiêu điều mà người giáo viên sáng tạo có thể cho trẻ khám phá.

Tôi có thể dạy trẻ điều gì về một chiếc lá?
Một chiếc lá có thể giúp người giáo viên liên tưởng đến điều gì?
- Có phải là quá trình phát triển của cây không? Để có chiếc lá to, vàng (hoặc đỏ) đẹp như vậy thì sự xuất hiện đầu tiên của lá là một chồi non hay một lá non, sau đó lá ngày càng phát triển, to ra, xanh hơn và cuối cùng là già đi, đổi màu và rụng xuống.

Từ chồi non cho đến lá già là một quá trình mà rất nhiều điều cô có thể cho trẻ khám phá. Đâu cần phải học những điều cao siêu, chỉ là một chiếc lá rụng xuống trong sân trường bé hàng ngày. Và khi chiếc lá rụng xuống rồi sẽ như thế nào? Tạo thành một cánh thiệp từ lá, một chiếc vương niệm từ lá, một bộ thời trang từ lá rụng. v.v...và cuối cùng, hãy dạy trẻ một cử chỉ đẹp: bỏ lá khô vào giỏ rác để giữ vệ sinh.

Một vấn đề thật đơn giản biết bao, nhưng dưới con mắt của một giáo viên mầm non, nó trở thành một đề tài khám phá thật thú vị và đầy tính sáng tạo cho trẻ.

Một số giáo viên trẻ thường gặp khó khăn khi tìm ra một đề tài để dạy cho trẻ. Vậy đề tài ở đâu? Ở chính những gì mà chúng ta chịu khó quan sát hàng ngày, bạn sẽ thấy có biết bao vấn đề mà bạn có thể giúp trẻ khám phá đầy hứng thú.
Ngoài những điều mà người giáo viên quan sát được, thì chính những câu hỏi của trẻ, nếu giáo viên để ý cũng có thể tạo ra một đề tài cho trẻ khám phá.

Một bé lớp mầm hỏi cô: Cô ơi, sao bông hoa cắm trên bình héo rồi?
Tại sao thế nhỉ? Bạn sẽ giải thích cho trẻ thế nào cho thú vị nhất? Tại sao bông hoa lại bị héo? Đây chính là một chủ đề, một đề tài mà bạn có thể cho trẻ khám phá với nhiều hoạt động thử nghiệm lôi cuốn trẻ.

Sáng tạo: chính là chúng ta biết quan sát và chú ý tất cả những gì diễn ra hàng ngày. Đừng bao giờ bỏ qua những câu hỏi của trẻ, bởi qua đó chúng ta biết được trẻ có nhu cầu học tập gì và trẻ hiểu biết những gì để có những kế hoạch xây dựng các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển cũng như tạo ra hứng thú học tập cho trẻ.

Sáng tạo, không là điều gì quá cao hoặc quá xa, chúng ta cứ mải miết đi tìm một điều gì đó xa vời. Ngay cả khi đánh giá sự sáng tạo của một giáo viên, cũng thường đi tìm một điều gì phải thật lạ, phải chưa từng có bao giờ nhưng thực chất sáng tạo của giáo viên chỉ có thể thăng hoa khi họ có cái nhìn tinh tế từ những sự kiện, hiện tượng gần gũi xảy ra hàng ngày xung quanh mình và xung quanh trẻ. Có như vậy, những bài học của trẻ mới thực sự tạo được sự hứng thú cũng như cung cấp được vốn kiến thức và hình thành kỹ năng cho trẻ từ những gì gần gũi với trẻ và thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ về thế giới xung quanh mình.

Trúc Giang  mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Công bố dự thảo chương trình mầm non mới (12/2)
 Trường mầm non nhận trẻ từ 8 giờ: Phụ huynh kêu… trời! (13/2)
 Cần rạch ròi phần đánh giá và phần dạy (12/2)
 Học trước chương trình lớp 1 với trẻ 5 tuổi: Lợi ít, hại nhiều (12/2)
 TPHCM thiếu khoảng 2.000 giáo viên mầm non (11/2)
 Sẽ "chốt" chuẩn trẻ 5 tuổi sau 60 ngày (11/2)
 “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cần, nhưng phải sửa nhiều (10/2)
 Các ý kiến về: Dự thảo bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi (9/2)
 Giáo viên mầm non được trả tiền phụ trội 200 giờ/năm (6/2)
 Chuẩn trẻ 5 tuổi: Nhiều chỉ số “có vấn đề” (6/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i