Giáo dục mầm non
   Quản lý trẻ ở trường mầm non: Trông người mà ngẫm đến ta
 

Gần đây, trên địa bàn cả nước đã xuất hiện nhiều vụ bắt cóc trẻ em tống tiền. Đây thực sự là một vấn đề nhức nhối của xã hội, làm hoang mang trong người dân. Tuy nhiên, việc quản lý trẻ trong giờ tan học ở một số trường mầm non còn quá lỏng lẻo, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng.

Tôi kể lại câu chuyện dưới đây để chúng ta thấy rằng, hiện nay việc quản lý trẻ ở các lớp, các trường mẫu giáo tư thục còn quá lỏng lẻo, tạo cơ hội cho kẻ xấu nhắm đến bắt cóc tống tiền. Mới đây, chị gái của tôi do phải bận việc đột xuất nên đã nhờ tôi đi rước cháu đang học ở một trường mầm non tư thục. Ban đầu tôi nghĩ sẽ không đón được cháu vì lần đầu tiên tôi đến trường cũng như lần đầu gặp cô giáo. Sau khi nói tên cháu và xin cô cho tôi đón cháu về, cô giáo lại không hề có một động thái gì nghi ngờ và chỉ tôi ra đằng sau dắt cháu. Cháu tôi thấy nhưng không muốn về chỉ vì từ lâu nay cháu chỉ quen mẹ hoặc cha nó đến rước. Đến khi tôi bế cháu lên, cháu khóc không chịu về nhưng cô giáo cũng mặc kệ nó, các cô giáo khác cũng không thèm để ý. Trong bụng tôi nghĩ, cháu khóc thế này nếu ở một trường học khác, tôi sẽ bị tình nghi là kẻ bắt cóc trẻ em.

Thời gian qua, các vụ bắt cóc trẻ em tống tiền đều được cơ quan chức năng triệt phá. Tuy nhiên, sau mỗi vụ việc nó đã ảnh hưởng hết sức nặng nề đến tâm lý của trẻ. Một nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả là nghiên cứu sinh của Trường ĐH Luân Đôn (Anh) cho thấy, trong 10 đứa trẻ có độ tuổi từ 3 - 7 tuổi bị bắt cóc thì có đến 7 trẻ chấn động mạnh về tâm lý, 3 trẻ bị chấn động nhẹ. Từ đó trẻ bị trầm cảm, không ham muốn học tập kể cả chuyện ăn uống cũng không quan tâm lắm. Đặc biệt, có 100% trẻ rất sợ sệt mỗi khi có người lạ đi ngang qua. Điều đáng lưu ý là trong số những đứa trẻ trong cuộc nghiên cứu đều là những đứa trẻ năng động, thông minh và dạn dĩ.

Hầu hết các trường mầm non của nước ta đều thực hiện nghiêm túc việc đón trẻ. Người nhà lần đầu tiên đến đón trẻ phải được cha mẹ trẻ báo trước với nhà trường hoặc trực tiếp với cô giáo. Song, ở một số trường vẫn còn xem thường chuyện này, nhất là các trường ở vùng ven thành phố, vùng nông thôn. Tại Nhật Bản, nhà trường sẽ phát cho phụ huynh một tấm thẻ, người nhà của trẻ đến đón phải đeo chiếc thẻ ấy vào cổ để cô giáo nhận biết. Một vấn đề nữa đáng quan tâm đó là việc gửi thuốc uống cho trẻ. Theo đó chỉ có cha mẹ trẻ mới được gửi thuốc uống cho các cháu (khi có bệnh). Khi gửi thuốc cho giáo viên phải gửi kèm theo đầy đủ các thông tin như tên tuổi, về bệnh, liều dùng, loại thuốc, cách dùng... của bác sĩ chuyên khoa. Còn ở ta, mỗi khi đưa trẻ đến trường, phụ huynh chỉ nói miệng rằng có thuốc trong cặp của trẻ chứ không nói là bệnh gì, thậm chí cô giáo cũng chẳng biết mỗi loại thuốc dùng bao nhiêu viên!

Trông người mà ngẫm đến ta, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, giáo viên mầm non, phụ huynh thường xuyên được tập huấn, giải quyết các tình huống (vụ bắt cóc, hãm hại trẻ) có thể xảy ra. Những người trực tiếp làm công tác này không ai khác ngoài cơ quan an ninh, các chuyên gia tâm lý và lãnh đạo ngành giáo dục. Kể cả trẻ khi mới vào trường cũng được trang bị kỹ năng để đối phó với những tình huống tương tự.

Điều đáng buồn là ở Việt Nam không có quy định nào bắt buộc nhà trường cũng như phụ huynh thực hiện. Dù muộn còn hơn không, Bộ GD-ĐT cần phối hợp với các bộ, ngành như y tế, an ninh... sớm soạn thảo, bổ sung thêm những quy định cần thiết để phụ huynh yên tâm khi gửi con cho nhà trường.

Theo Báo Giáo Dục

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Không thể nói trường nào cũng như vậy
Ngày gửi: 2/10/2010 4:28:54 PM

Không thể nói hết các trường đều như vậy. Tôi đang làm GVMN, ở trường tôi có thể đưa đón đàng hoàng, gửi thuốc thì phải ký vào sổ và ký tên hẳn hoi. Tôi đang làm ở trường nhà nước nên không biết trường tư thục thì như thế nào. Nhưng bài viết này lại nói bao gồm hết thì tôi không đồng ý.


guest
Muộn còn hơn sớm
Ngày gửi: 2/10/2010 9:03:14 PM


Hãy dành nhiều thời gian của bạn cho trẻ, đừng để trẻ cảm thấy chúng phải đối mặt với mọi chuyện một mình.



guest

Không nên nói hầu hết các trường mầm non ở nước ta như thế !
Ngày gửi: 3/17/2010 2:36:21 PM

Bạn ơi! Nếu trường của cháu bạn gởi có sơ suất như thế thì bạn nên góp ý ngay với trường đó. Trường tôi là trường tư thục, mỗi trẻ đều có thẻ "đón trẻ". Đầu năm học nhà trường phổ biến cách sử dụng "thẻ đón trẻ" với cha mẹ học sinh các lớp. Sáng cha mẹ đem bé đến lớp, nhận thẻ đón trẻ, chiều cha mẹ trả thẻ đón trẻ nhận trẻ về. Khi cha mẹ bận việc nhờ người khác đón thì phải điện báo trước và có mang theo thẻ thì mới được đón trẻ về. Cha mẹ đến đón mà trẻ khóc cô giáo còn phải hỏi tại sao cháu khóc. Còn trường chị bạn gởi cháu như thế thì nên góp ý ngay với Ban giám hiệu trường về hoạt động đón - trả trẻ tại trường này.
Khi bé bệnh cần uống thuốc, phụ huynh gởi thuốc có ghi tên thuốc, liều dùng , ký tên vào sổ và để thuốc vào "tủ thuốc của lớp". Sau giờ ăn trưa cô giáo lấy thuốc cho trẻ uống theo liều dùng đã ghi sẵn.
Vì thế bạn không thể ngẫm đến "ta" như thế không hay lắm !



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Học làm bảo mẫu (8/2)
 Trẻ được chăm sóc một cách toàn diện (5/2)
 "Đỏ mắt" tìm chỗ gửi con ngày giáp Tết (4/2)
 Hà Nội: Mức thưởng Tết của giáo viên cao nhất 3,8 triệu đồng (2/2)
 TPHCM: Thưởng tết 600.000 đồng/giáo viên (1/2)
 Giáo dục mầm non từ chợ quê Hoa Sen (29/1)
 Chuyên đề: Đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ (28/1)
 Giáo dục mầm non ở ĐBSCL: Đang bị bỏ quên! (27/1)
 Quận có nhiều trường mầm non tốt (25/1)
 Sẽ sớm cải thiện đời sống giáo viên (22/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i