Giáo dục mầm non
   Thiết bị cho trường mầm non phải ghi rõ xuất xứ
 

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

Tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành là những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của các đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học theo Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

Theo đó, 50 đồ dùng cho nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi (15 trẻ), 68 đồ dùng cho nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi (20 trẻ), 90 đồ dùng nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi (25 trẻ), 104 đồ dùng cho lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi (25 trẻ), 126 đồ dùng cho trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi (30 trẻ) và 124 đồ dùng cho lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi (35 trẻ), ngoài đáp ứng những yêu cầu áp dụng riêng cho từng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, phải thực hiện theo yêu cầu quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ; Nghị định số 89/2006/ND-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn mác hàng hoá và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/ND-CP ngày 30/08/2006.

Phải có xuất xứ hàng hoá (nơi sản xuất; đơn vị nhập khẩu ...) và kèm theo hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, cảnh báo nguy hiểm, phòng tránh và thời hạn sử dụng.

Sử dụng các vật liệu: Nhựa, gỗ, sơn, chất phủ, keo dán... phải có chứng nhận nguồn hàng hoá, vật tư đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em.

Trong hướng dẫn các sở GD&ĐT chỉ đạo mua sắm, sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho GDMN vừa mới ban hành, Bộ GD&ĐT cũng tiếp tục nhấn mạnh: Chấ lượng đối với các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phải đảm bảo các qui định hiện hành của Nhà nước, trong đó cần lưu ý đĐối với các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học sản xuất trong nước: trên sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ (địa chỉ nơi sản xuất; hạn sử dụng; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng; cảnh báo...) và chứng nhận hợp qui, công bố hợp qui và gắn dấu hợp qui theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em của sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

Đối với các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học nhập khẩu: trên sản phẩm phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ (địa chỉ nơi sản xuất; hạn sử dụng; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng; cảnh báo...); đơn vị nhập khẩu và chứng nhận hợp qui, công bố hợp qui và gắn dấu hợp qui theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành chỉ đặt ra yêu cầu tối thiểu; trên cơ sở kế hoạch mua sắm đã được lập, các cơ sở giáo dục mầm non đề xuất việc mua sắm, tự làm đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học đảm bảo số lượng, chất lượng, sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí. Cụ thể, đảm bảo mỗi nhóm lớp đủ số lượng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu; ưu tiên mỗi lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ 01 bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu (kể cả ngoài công lập).

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non đã trang bị đủ yêu cầu tối thiểu, căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ giáo viên, có thể mua sắm thêm các đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tiên tiến khác (ngoài Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu) nhưng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục mầm non, cần tổ chức tự làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Đồ dùng MN hư hỏng nhiều nhưng không được thay thế
Ngày gửi: 1/8/2011 9:37:06 PM

Tôi đã đi rất nhiều trường mầm non và thấy một tình trạng chung là: Đồ dùng đồ chơi bị hỏng hóc, mất nhiều nhưng không được thay thế hoặc số lượng trẻ tăng nhưng số lượng đồ dùng không được cung cấp bổ sung. hiện nay trẻ em ở nhiều trường mầm non phải chơi với những búp bê cụt tay hay thiếu mắt, hỏi giáo viên thì họ nói "Những con búp bê này đã có tuổi thọ trên 7 tuổi nhưng vì họ đã đươch cung cấp rồi nên không được bổ sung", đồ dùng như loto chỉ dung 2-3 năm là rách hỏng nhưng cũng không được cung cấp thêm... vì vậy đề nghị vụ giáo dục mầm non khi cung cấp danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị tối thiểu thì cung cần cung cấp thêm lộ trình thay thế đồ chơi đã hỏng để phục vụ tốt nhất cho công tác giáo dục trẻ em, đừng để trẻ phải chơi với những đôd chơi mất đi tính giáo dục như búp bê cụt tay, mất mắt....


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 'Bộ chuẩn 5 tuổi không phải để gắn mác cho trẻ' (5/8)
 Ứng dụng CNTT tăng hiệu quả quản lý, chất lượng GDMN (4/8)
 Quyết tâm không còn lớp mẫu giáo thực hiện chương trình 36 buổi (2/8)
 Tăng cường chăm sóc, giáo dục mầm non (29/7)
 TUYỂN SINH MẦM NON: Quá tải vì “heo vàng” (28/7)
 Bao giờ hết cảnh xếp hàng mua hồ sơ học mầm non? (27/7)
 Dùng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi sau 5/9 (26/7)
 Hà Nội: Phấn đấu 100% trẻ em 5 tuổi được phổ cập giáo dục (23/7)
 Tuyển sinh vào trường mầm non: Khổ hơn cả thi đại học (21/7)
 Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non mới: Chương trình giáo dục Mầm Non: Nhiều tín hiệu khả quan (19/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i