Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 35 của thai kỳ
 

SẢN PHỤ
Bạn có lẽ cảm thấy chật chội và nặng nề, như thể bạn không có chỗ để thở, hoặc ăn nữa. Hãy thử ăn chút chút thường xuyên, nghỉ ngơi nhiều, đừng để bị sưng mắt cá chân và bất động, đừng ngồi hoặc đứng trong một tư thế quá lâu. Nếu bạn đi du lịch đường dài bằng xe hơi thì hãy nghỉ ngơi thường xuyên và ra ngoài đi dạo. Bạn nên chuẩn bị xin nghỉ phép từ bây giờ nếu bạn chưa làm chuyện đó. Những việc chuẩn bị khác cần làm là mua mấy cái áo ngực cho con bú vừa vặn (xem trang 38) và tham gia các lớp học tiền sản.

EM BÉ
Tuần này móng tay bé dài đến chóp ngón rồi. Đến lúc bé được sinh ra, thì móng tay thậm chí có thể trông khá dài và nhọn, và các bé thường có vết cào xước trên mặt từ lúc còn trong bụng, khi bé có thể cử động cánh tay để tự cào mình. Tuy nhiên, bây giờ, có lẽ bé cảm thấy chật chội và bị bó buộc.

Mỡ tiếp tục tích tụ, nhất là quanh vai của bé, đang ngày càng bụ bẫm và mũm mĩm. Lớp lông tơ của bé đang rụng mặc dù vẫn còn một ít vào lúc bé được sinh ra. Hai mắt của bé màu xanh nhưng điều này có thể thay đổi sau khi sinh.

MỎNG VÀ GIÃN RA
Để đầu bé có thể từ tử cung ra ngoài, cổ tử cung phải mỏng và rộng ra (giãn ra). Lúc sắp chuyển dạ, những cơn co thắt làm mỏng cổ tử cung. Đến lúc chuyển dạ, những cơn co thắt nhiều hơn làm rộng cổ tử cung hơn cho đến lúc sinh con (xem trang 82), thì cổ tử cung rộng khoảng 10 cm (4 in-sơ) - đủ để bé chui qua.

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông khoảng 12 in-sơ (33 cm) và cân nặng của bé sẽ khoảng 5 lb 10 oz (2550g)


NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy chuẩn bị đơn nghỉ phép của mình. Hãy thu xếp học các lớp tiền sản.

Thứ hai......................................

Thứ ba.....................................

Thứ tư......................................

Thứ năm..................................

Thứ sáu...................................

Thứ bảy/ Chủ nhật....................

ĐẺ NGƯỢC VÀ ĐẺ SINH ĐÔI

Nếu bé ở tư thế ngược hoặc bạn sắp sinh đôi, thì việc sinh nở này thường sẽ cần thêm sự hỗ trợ y tế. Bạn rất có khả năng phải sinh mổ. Tuy nhiên, tùy vào tình huống cụ thể, bạn vẫn có thể sinh thường được.

ĐẺ NGƯỢC
Vào cuối giai đoạn chuyển dạ, hầu hết các bé sẽ nằm đưa đầu về phía cổ tử cung. Thuật ngữ y khoa gọi đây là ngôi chỏm hoặc ngôi đầu. Tuy nhiên, một số bé lại ở tư thế đứng thẳng và cứ giữ nguyên kiểu này cho đến khi chào đời. Ca đẻ ngược- khi một đứa bé được sinh ra với mông hoặc chân trước- cứ một trăm ca lại có 3 ca. Đôi khi bác sĩ có thể thử xoay bé bằng cách đè nhẹ lên bụng bạn trong khi bạn đang nằm. Đây được gọi là thủ thuật xoay đầu thai bên ngoài (ECV) và thành công khoảng 50% số lần.

Các bé có ngôi thai ngược có thể được sinh ra bằng đường âm đạo, nhưng cần phải được các nhân viên y tế hỗ trợ cẩn thận. Nếu xương chậu của bạn không đủ chỗ, dây rốn có thể bị ép trong khi đầu bé chui ra, do đó cắt đứt nguồn cung cấp oxy của bé. Ngoài ra, mông bé không thể làm giãn cổ tử cung đủ để đầu chui ra -đầu là bộ phận lớn nhất của trẻ sơ sinh. Điều này có thể dẫn đến chuyện dùng kẹp để đưa đầu ra. Hơn nữa, vì mông bé không làm giãn vùng đáy chậu đủ rộng, nên bạn cũng có thể cần rạch âm hộ (xem trang 86). Chuyện này được thực hiện vừa cho phép sử dụng kẹp vừa ngăn không bị rách.

ĐẺ SINH ĐÔI
Đôi khi mang song thai, tử cung bị kéo căng đến nỗi bạn có thể chuyển dạ sớm vài tuần trước khi tới kỳ sinh nở. Trong khá nhiều trường hợp, đứa bé thứ nhất sẽ chui đầu ra trước còn đứa thứ hai sẽ bị đẻ ngược. Nếu một hoặc cả hai bé đều đẻ ngược, bác sĩ có thể đề nghị bạn sinh mổ. Hiếm khi, đứa đầu sinh qua âm đạo, còn đứa thứ hai, nhỏ hơn, sinh mổ. Thường thì sinh cách nhau khoảng từ 5 đến 10 phút..

Vì có nguy cơ xảy ra biến chứng khi sinh đa thai là lớn hơn, nên nếu bạn sinh đôi, có khả năng bạn sẽ được theo dõi thai nhi liên tục trong suốt lúc chuyển dạ và sinh nở. Có lẽ bạn cũng sẽ được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, điều này cũng hữu ích nếu cần sinh mổ khẩn cấp.

MÔNG RA TRƯỚC
Ba phần trăm các bé đẻ ngược và chuyện này có thể thỉnh thoảng -không phải mọi lúc- cần phải sinh mổ.

CẶP SONG SINH TRONG TỬ CUNG
Ca sinh đôi đòi hỏi sự giúp đỡ của y tế hơn, nhưng không nhất thiết phải có sự can thiệp - vẫn có thể sinh con qua đường âm đạo.

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 36 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 37 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 39 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 40 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i