Giáo dục mầm non
   Dạy tiếng Anh từ mẫu giáo: Áp lực cho trẻ
 

Không chỉ quảng cáo có phòng lạnh, không gian đẹp, đồ chơi hiện đại, gần đây, nhiều trường mầm non tư thục còn hút khách bằng việc quảng cáo rùm beng những lớp dạy tiếng Anh. Không biết việc dạy tiếng Anh từ khi con mới 3, 4 tuổi có lợi đến đâu nhưng cứ thấy trường mầm non nào có lớp dạy tiếng Anh là phụ huynh đổ xô đăng ký. Trước thực trạng này, PV báo ĐS &PL đã có buổi trao đổi với TS. Trần Xuân Điệp, trưởng khoa tiếng Anh trường Đại Học Sư phạm Hà Nội.

Trẻ học tiếng Anh sớm sẽ bị quá tải
Thưa ông, ngay từ bậc mẫu giáo nhiều trường mầm non tư thục đã yêu cầu đóng nhiều tiền để dạy tiếng Anh cho trẻ, theo ông dạy tiếng Anh từ bậc mầm non có nên hay không?

Chúng ta là đất nước đang phát triển, việc học tiếng Anh để sau này hội nhập là tất yếu. Tuy nhiên nên học lúc nào, học ra sao lại là một vấn đề cần bàn kỹ. Có người cho rằng lớn lên mới nên học, cũng có người cho rằng học từ nhỏ mới phát triển được khả năng phát âm của trẻ. Cả hai quan điểm này đều không nên. Với việc học tiếng Anh từ mẫu giáo, theo tôi đó là việc làm hơi sớm.

TS. Trần Xuân Điệp
Theo ông, cái lợi và hại của việc dạy tiếng Anh cho trẻ từ quá sớm?
Bất cứ cái gì cũng có mặt lợi và mặt bất lợi của nó, có điều là chúng ta cần hạn chế tối đa những mặt bất lợi. Học sớm, tiếp xúc sớm thì trẻ sẽ tự tin hơn. Mà với việc học ngoại ngữ thì tự tin sẽ là yếu tố góp phần đẩy nhanh quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Nếu không tự tin thì sẽ không bao giờ học khá được ngoại ngữ. Vì thế học tiếng Anh sớm là một việc làm rất hay. Để đạt được khả năng nói như người bản ngữ, trẻ cần học từ trước lứa tuổi dậy thì vì lúc đó cơ quan cấu âm chưa định hình theo tiếng Việt.

Tuy nhiên việc trẻ em phải học từ sớm sẽ gây quá tải. Bởi tiếng Anh cũng như tiếng Việt đều là một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Các cháu còn bé như vậy đã nhồi nhét nó nhớ một hệ thống tín hiệu cồng kềnh thì sẽ làm cho chúng vất vả quá.

Học nhiều gây nặng nề cho trẻ, đặc biệt đáng lo ngại là việc giáo viên dạy ở những cơ sở này cũng không được ổn. Những người dạy giỏi thì chắc là họ không dạy ở mầm non được, còn những cô bảo mẫu, những cô giáo có trình độ tiếng Anh kém thì dạy học rất đáng nguy hiểm. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nếu có dạy học ở mầm non thì phải có phương pháp phù hợp.

PGS, TS Nguyễn Hồng Cổn, Trưởng khoa Ngôn ngữ trường ĐH KHXH &NV: Nếu dạy cho trẻ như một trò chơi vui vẻ thì được. Không nên bài bản quá mà cần dạy một cách nhẹ nhàng, kết hợp với việc xem hình, nghe tiếng vui tươi gây cho trẻ cảm giác thư giãn thoải mái.

Chỉ nên cho trẻ làm quen
Dạy như thế nào được gọi là phù hợp, thưa ông?

Với trẻ nhỏ, thì dạy tiếng Anh cần có hình minh hoạ đi kèm. Trẻ được nhìn thấy những hình ảnh ngộ nghĩnh, những vật dụng quen thuộc thì sẽ dễ tiếp thu hơn. Học mà chơi, chơi mà học. Những cái cốc, bức tranh, con chó, con mèo, hình ảnh về an toàn giao thông... được ghi chú bằng tiếng Anh và để cho trẻ đọc. Như thế là một kiểu thụ đắc tốt. Với những cháu lớp mẫu giáo thì không nên dạy mà chỉ nên làm quen với tiếng Anh mà thôi.

Vậy theo ông, lứa tuổi nào thì phù hợp với việc học tiếng Anh?
Theo tôi, để trẻ học từ bậc tiểu học là hợp lý nhất.

Việc chúng ta chú trọng dạy tiếng Anh, đặc biệt là dạy từ nhỏ có gây tâm lý tiếng Anh được coi trọng và tiếng Việt bị hạ thấp không?

Ngôn ngữ đan xen với văn hoá nhưng văn hoá luôn là yếu tố quyết định đến ngôn ngữ. Vì thế việc học và dạy tiếng Anh không làm ảnh hưởng đến tình yêu với tiếng mẹ đẻ.N

Nước ta đang có chủ chương đến năm 2020 sẽ biến khả năng về tiếng Anh trở thành một lợi thế của nhân lực taN, ông đánh giá thế nào về khả năng thành công của nó?

Thực hiện được điều này hơi khó, nếu muốn biến đổi được khả năng nói tiếng Anh của dân ta thì cần phải có một quá trình, để thực hiện được điều này trong vòng 9 năm tới thì có lẽ cần sự cố gắng lớn.

Ông có lời khuyên nào đối với các bậc cha mẹ đang có con ở bậc mầm non?
Các bậc cha mẹ ai cũng muốn con mình học giỏi. Nên nếu tôi khuyên họ không cho con đi học là khó. Tuy nhiên các bậc cha mẹ nên xem mức độ là bao nhiêu để đưa những kiến thức tiếng Anh vào đầu con mình một cách nhẹ nhàng nhất. Cũng đừng vì quá lo lắng cho tương lai của con mà phải chi một khoản tiền lớn để nhổi nhét tiếng Anh cho con từ quá sớm.

Xin cảm ơn ông!

Theo Đời Sống Pháp Luật

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phát triển thiết bị dạy học tự làm: Kinh phí thôi chưa đủ (14/10)
 Sửa đổi điều kiện thành lập trường mầm non (18/10)
 New Zealand chia sẻ kinh nghiệm giáo dục mầm non (13/10)
 Hà Nội: Thêm 30 trường đạt chuẩn quốc gia (12/10)
 Bậc học mầm non: Thừa học sinh - thiếu giáo viên (11/10)
 Phổ cập giáo dục mầm non: Chặng đường dài không dễ (8/10)
 Nên linh hoạt trong việc thực hiện “Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi” (6/10)
 Học viện Lục Quân: Xây dựng Trường Mầm non 7 tháng 7 (5/10)
 Thiếu nhi Hà Nội hào hứng với trò chơi dân gian (4/10)
 Nhóc tì dạy ngược người lớn (1/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i