Tâm lý
   5 kỹ năng con cần phải học - Phần cuối
 

Trẻ con ngày nay có nhiều kỹ năng kinh khủng - chẳng hạn như lướt web nhoay nhoáy, ngoại ngữ làu làu... Nhưng đồng thời, nhiều bé cũng thiếu những kỹ năng cần thiết để giao tiếp với những người xung quanh, đáp lại cảm xúc của chính mình hay thương lượng giải quyết xung đột để có thể xây dựng những mối quan hệ lâu dài và đạt được thành công trong học tập.


Kỹ năng 4 - Học cách khẳng định "quyền lực"

Người ta vẫn nói, có một đứa con ngoan ngoãn, biết nghe lời, gọi dạ bảo vâng là bạn đang có phúc lớn. Nhưng một đứa trẻ biết đặt câu hỏi về "quyền lực" - và cao hơn nữa là biết xoay sở để làm điều đó một cách thuyết phục, hiệu quả mà vẫn không làm mất lòng người khác - là đứa trẻ biết tự chuẩn bị cho tương lai lâu dài của mình.


Với trẻ nhỏ:
Đừng vội đòi hỏi sự kiềm chế và lịch sự khi bé khẳng định quyền của mình, vì (có lẽ bạn cũng hiểu) trẻ con mẫu giáo chưa thể kiểm soát được thành thạo cảm xúc. Thay vào đó, hãy từ từ dạy con cách hỏi xin thứ gì đó một cách lễ phép và lịch sự. Và bạn cũng hãy nói đồng ý bất cứ khi nào có thể. Tất nhiên, sự thoải mái này áp dụng cho những điều vô thưởng vô phạt, không có ảnh hưởng gì nhiều chứ không có nghĩa lúc nào bạn cũng phải đồng ý cho con ăn kẹo hoặc mua đồ chơi mới đắt tiền. Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng cho khi thật sự cần phải nhấn mạnh vào lời nói "không"; và nó cũng giúp con hiểu rằng bé sẽ được quyết định mặc áo phông hình con ếch thay vì hình con khủng long khi bé hỏi một cách lịch sự chứ không đành hanh vô lối.


Với những bé lớn hơn:
Khi... đàm phán và thương lượng với con, bạn hãy dùng những cụm từ như "Mẹ có ý này...," "Hay là...," hoặc "Nếu mình thử... thì sao," để khuyến khích con cũng làm như vậy về sau. Làm như vậy là bạn đang dạy cho con những cách nói phù hợp để chen vào suy nghĩ của người khác mà không gây mất lòng. Một số đứa trẻ không biết mình có và cần đặt ra những câu hỏi, cũng có khi chúng quá sợ đặt câu hỏi cho bố mẹ hay thầy cô; vậy nên hãy tránh thái độ áp đặt con bất cứ khi nào có thể, kể cả khi sau đó bạn không chấp nhận yêu cầu của bé.


Chẳng hạn như không đời nào bạn cho con đi xem bộ phim vớ vẩn nào đó thay vì về thăm ông bà như đã hẹn trước. Nhưng nói rằng: "Mẹ đã bảo không được, đừng có mà mè nheo nữa!" sẽ không làm con cảm thấy phục, và cũng không khuyến khích con đàng hoàng nêu yêu cầu của mình sau đó nữa. Hãy thử nói với con rằng: "Nào, con đã hứa về thăm bà hôm nay rồi mà. Nếu con hỏi lúc mình không có kế hoạch gì thì mẹ mới có thể nghĩ đến chuyện đi xem phim được chứ." Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể bảo con nhờ bà dắt đi để hai bà cháu có thời gian riêng bên nhau.


Kỹ năng 5 - Học cách đấu tranh cho lẽ phải
Làm người bảo vệ cho ai đó ở vị trí thấp hơn mình là một điều vô cùng đáng sợ - có cảm giác như thể sự tồn tại xã hội của chính bạn cũng bị đe dọa - và đó là lý do vì sao hầu như tất cả mọi đứa trẻ đều cần nhiều sự giúp đỡ để thực hiện điều này. Để có cả sự tự tin và những chuẩn mực đạo đức để từ chối tham gia vào việc trêu chọc, bắt nạt - hoặc tốt hơn nữa là đứng lên bênh vực và bảo vệ người khác - đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau: đồng cảm (hiểu được rằng "nạn nhân" đang cảm thấy tổn thương), khả năng chiến thuật (để vạch kế hoạch hành động), cũng như sự hiểu biết để phán đoán những đứa trẻ khác sẽ làm gì.


Với trẻ nhỏ: Trẻ mầm non tập trung vào những quy tắc - chúng biết rằng việc trêu ghẹo, bắt nạt nhau là không tốt - nên chúng sẽ nói lại cho bạn biết nếu việc đó xảy ra. Và khi đó, bạn hãy nhấn mạnh vào sự cảm thông cơ bản: "Thật tốt là con đã kể cho mẹ nghe, chắc chắn con thấy buồn nếu bị ai đó gọi là dốt, đúng không nào?" Việc này sẽ giúp con nhận biết được những cảm xúc và muốn bảo vệ người khác khỏi bị tổn thương. Còn nếu con bạn là đứa trẻ đã trêu chọc hay bắt nạt người khác, hãy dựng lại khung cảnh - "Nếu ai đó làm thế với con thì sao? Con nghĩ mình sẽ cảm thấy thế nào?" - như vậy, bé cũng sẽ hiểu được và quen thuộc hơn với sự cảm thông đối với người khác.


Những sự thực hành đơn giản và thường xuyên như vậy giúp bé đặt mình vào hoàn cảnh của người khác ("Con nghĩ Isabel cảm thấy thế nào khi Olivia không cho bạn ấy chơi cùng?"), là chìa khóa giúp con bạn phát triển sự cảm thông.


... và con cũng nên biết mình vì người khác (Ảnh: Inmagine)


Với những bé lớn hơn: Càng lớn, con người ta càng phức tạp và đòi hỏi cách ứng xử tinh vi hơn. Các bé giờ đã có bạn thân hay các nhóm mà chúng cảm thấy cần phải trung thành. Thêm nữa, sau khi bé đã qua 6-7 tuổi thì việc chạy đi mách hay tìm sự giúp đỡ từ bố mẹ hay thầy cô không còn là việc đương nhiên hay đáng tự hào nữa. Đó là lý do vì sao việc dạy con phương pháp đối phó với suy nghĩ kiểu áp đặt nhóm là rất quan trọng. Hãy bắt đầu bằng việc cùng con xem xét về những tình huống giả định, sau đó cùng đưa ra ý kiến cho tình huống tương tự nếu có xảy ra trong tương lai. Bạn hãy gợi ý những kiểu phản ứng mà bạn cảm thấy hợp với con, và tạo điều kiện cho bé nói ra những ý kiến khác.


Chẳng hạn như trong trường hợp con có người bạn bị trêu chọc, con có thể tạo ra sự phân tâm nhằm dời sự tập trung khỏi người đang bị "tấn công", hoặc rủ người bạn bị trêu chọc cùng chơi với mình trò gì đó tách khỏi nhóm, đứng ra bênh vực bạn hoặc sau đó an ủi bạn... Khuyến khích con nói những lời như "Mình nghe thấy những điều bạn nói với Kira hôm qua, và mình nghĩ thế là không hay lắm. Mình không muốn chơi với những người hành động như vậy." Tùy theo môi trường, tùy theo con người mà cách xử lý có thể khác nhau, bạn càng trao đổi kỹ càng và thoải mái với con về vấn đề này, bé càng có nhiều sự lựa chọn cho mình.


Nguồn: Webtretho (lược dịch)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 điều cha không nên nói với con (28/11)
 Tạo thói quen lịch thiệp cho con (28/11)
 12 giá trị sống cơ bản mà cha mẹ cần hình thành cho con cái (25/11)
 Nuôi dạy con trẻ theo cá tính riêng (25/11)
 "Bệnh" của trẻ con thành phố! (25/11)
 Khó, dễ làm bạn với con?! (24/11)
 Giải đáp khi bé hỏi chuyện giới tính (24/11)
 Cha và con trai như 'cá với nước' (24/11)
 “Bắt thóp”… trẻ sợ đi học (23/11)
 Vãn hồi hòa bình cho trẻ (23/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i