Sức khoẻ
   Những lưu ý dùng thuốc hạ sốt cho bé
 

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để tiêu diệt các yếu tố gây bệnh. Do đó, khi dùng thuốc cho con, cha mẹ cần biết cách, không phải thích là dùng hay dùng bao nhiêu cũng được.


Thời điểm dùng thuốc hạ sốt
Bé sốt cao, từ 38,5ºC trở lên thì mới nên dùng thuốc hạ sốt.


Những loại thuốc hạ sốt mẹ tránh dùng cho bé

Hiện có 3 loại thuốc hạ sốt cho bé phổ biến trên thị trường là paracetamol, ibuprofen và aspirin. Trong đó, có 2 loại là ibuprofen và aspirin mẹ tránh dùng cho bé. Do ibuprofen có tác dụng hạ sốt nhanh, mạnh hơn cả paracetamol nên chỉ dùng thuốc này khi có đơn của bác sĩ.


Riêng aspirin thì tuyệt đối tránh dùng vì gây nhiều bất lợi cho bé.


Đối với các loại thuốc panadol có thêm caffein chỉ dùng cho bé trên 7 tuổi.


Loại thuốc efferalgan codein chỉ dùng cho bé trên 15 tuổi.


Lưu ý các loại thuốc có paracetamol
Hiện nay có nhiều loại thuốc để hạ sốt cho bé nhưng có nhiều tên khác nhau như Panadol, Pamin, Pamindol, Decolsin, Deconal, Decolgen, Decolgen Forte... trong đó, hoạt chất chính đều là paracetamol. Không ít cha mẹ không biết nên cứ nghĩ dùng kết hợp cả Pamin và Decolgen thì bé sẽ nhanh khỏi đau đầu, hạ sốt... Dùng thế này sẽ khiến bé bị quá liều paracetamol.


Quá liều paracetamol gây hậu quả nghiêm trọng: Bé bị quá liều paracetamol sẽ thấy mệt hơn, ảnh hưởng tới chức năng của gan; bé còn có thể bị ngộ độc paracetamol với các triệu chứng chán ăn, đau bụng, buồn nôn, da xanh tái... Trường hợp nặng, bé bị hôn mê, shock.


Xử trí đúng cách khi bé bị sốt
- Nếu bé bị sốt nhẹ, mẹ chỉ cần cho bé nghỉ ở nơi thoáng mát, lau mát hạ sốt cho bé... là được.


- Nếu bé sốt trên 38,5ºC thì dùng paracetamol hạ sốt cho bé nhưng cần dùng đúng liều lượng và hướng dẫn quy định. Tùy theo cân nặng, lứa tuổi của bé mà liều dùng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho bé phải cách khoảng 4-6 tiếng.


- Mẹ không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé liên tục trong 3 ngày.


- Nếu bé sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đỡ, bé có những biểu hiện bệnh khác thì mẹ cần đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và hướng điều trị.


Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cảnh báo mối nguy ung thư trong đồ ăn của bé (12/9)
 Tác hại khôn lường của thuốc bổ dành cho trẻ em nếu dùng không đúng cách (12/9)
 Bỏ bữa sáng, trẻ dễ mắc tiểu đường (11/9)
 Trẻ béo phì có thể mắc ung thư thận, tuyến giáp (11/9)
 Mẹ bẩn tay, con viêm phổi (10/9)
 Dị ứng - mẹ bệnh, con lây (10/9)
 Nguyên nhân bé không tăng cân (9/9)
 Vòng tay bằng chun chứa chất độc hại (9/9)
 Thiếu kẽm gây bệnh nguy hiểm ở trẻ em (8/9)
 Bé không bao giờ chịu ngồi yên (8/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i