Giáo dục mầm non
   Chia sẻ khẩu hiệu: “Hãy lắng nghe trẻ”!
 

Để thực hiện chủ đề về việc xây dựng môi trường trong trường học, phòng giáo dục mầm non giới thiệu một số khẩu hiệu có thể treo ở trường mầm non. Trong các khẩu hiệu đó, đứng trên góc độ là nhà làm công tác giáo dục, xin được chia sẻ những trăn trở của mình đối với nghề, với khẩu hiệu: Hãy lắng nghe trẻ.

Khi mỗi khẩu hiệu được nhà trường chọn để làm tiêu điểm hoạt động cho trường của mình, có nghĩa là chúng ta không chỉ hô to khẩu hiệu, treo khẩu hiệu và trang trí lộng lẫy khẩu hiệu ở khắp nơi, mà điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng kế hoạch hoạt động thế nào để thực hiện được khẩu hiệu đó đạt hiệu quả cao nhất.

"Hãy lắng nghe trẻ", một khẩu hiệu có ý nghĩa thiết thực trong môi trường giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non.
Với biết bao nỗ lực và sự cố gắng học hỏi, rèn luyện chuyên môn không ngừng, giáo dục nước ta nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đã thoát ra khỏi tư tưởng giáo dục một chiều: Thầy nói, trò nghe. Ngày nay giáo dục mầm non đã bước sang bước phát triển mới: giáo dục trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác học tập và dạy trẻ theo hứng thú học tập của trẻ.

Như vậy, để áp dụng quan điểm giáo dục phát triển như trên vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đạt hiệu quả cần lắm việc hiểu trẻ, hiểu nhu cầu, tâm tư, tình cảm của trẻ.

Để thực hiện được điều này, giáo viên chúng ta cần thoát ra khỏi quan niệm giáo dục một chiều trước kia: thầy dạy, trò học, thay vào đó là tạo ra môi trường hoạt động linh động, sáng tạo, kích thích được khả năng sáng tạo và chủ động tham gia hoạt động của trẻ.

Hãy lắng nghe trẻ: để hiểu được nhu cầu của trẻ.
Trước hết, chúng ta cần lắng nghe để hiểu được trẻ muốn gì? Trẻ cần gì? để từ nhu cầu của trẻ, giáo viên có thể lên kế hoạch xây dựng các hoạt động học tập và vui chơi thỏa mãn nhu cầu của trẻ ở trường mầm non.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động sát với nhu cầu thực tế của trẻ không chỉ giúp giáo viên cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết, gần gũi đối với trẻ, mà còn giúp cho việc học, việc cộng tác và cùng tham gia với giáo viên trong các hoạt động ở trường đạt hiệu quả cao.
Hãy lắng nghe trẻ để hiểu được khả năng của trẻ.

Bên cạnh việc hiểu được nhu cầu của trẻ, thì việc giáo viên lắng nghe và quan sát để nắm bắt được khả năng của từng trẻ, qua đó có những phương pháp giáo dục phù hợp cũng như xây dựng các kế hoạch hoạt động phù hợp với ngưỡng phát triển của trẻ.

Biết khả năng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục tập thể và phương pháp giáo dục từng cá thể riêng biệt phù hợp. Xây dựng các hoạt động phù hợp với từng nhóm trẻ, từng cá nhân trẻ cũng như có những biện pháp giáo dục đảm bảo trẻ phát triển đồng đều và tiếp thu các kiến thức cô truyền đạt.

Hãy lắng nghe trẻ để hiểu được tình cảm, suy nghĩ của trẻ.
Lứa tuổi mầm non phát triển về súc cảm, tình cảm mạnh mẽ. Trẻ tham gia các hoạt động và quyết định mọi việc thiên về cảm tính nhiều. Chính vì vậy, mỗi tác động bên ngoài cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ mầm non phần lớn thời gian ở trường, ăn, học, chơi cùng cô và cùng bạn. Mối quan hệ xã hội của trẻ phần lớn là mối quan hệ bạn bè và cô với trẻ. Chính vì vậy, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xúc cảm, tình cảm và nhân cách trẻ. Giáo viên cũng có tác động rất lớn đến suy nghĩ của trẻ.

Giáo viên cần lắng nghe trẻ để hiểu được trẻ đang nghĩ gì? Hướng phát triển tình cảm như thế nào? Trẻ phát triển nhân cách như thế nào? Có chuyện gì đang xảy ra với trẻ.
Giáo viên không chỉ lắng nghe những gì trẻ nói với mình mà còn cần phải lắng nghe những cuộc chuyện trò giữa trẻ với trẻ.

Chỉ khi biết lắng nghe, giáo viên mới hiểu được con mình và có hướng giáo dục trẻ phát triển tình cảm, suy nghĩ và nhân cách theo hướng tích cực.

Hãy lắng nghe trẻ để hiểu trẻ và xóa đi khoảng cách giữa thầy và trò.

Xóa đi khoảng cách giữa thầy và trò nhằm tạo môi trường thân thiện trong trường học nói chung và trong lớp học của trẻ nói riêng.

Để xóa khoảng cách giữa thầy và trò thì điều đầu tiên giáo viên cần biết lắng nghe trẻ. Lắng nghe trẻ để hiểu trẻ cần gì? trẻ muốn gì? và khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Có như vậy, mới tạo được mối tương quan gần gũi giữa giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, việc lắng nghe trẻ không phải là điều dễ làm. Bởi trong lớp học với 40 trẻ, thì việc lắng nghe và tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của từng trẻ là việc không đơn giản. Bên cạnh đó giáo viên còn bộn bề biết bao công việc. Chính vì vậy, để thực hiện được khẩu hiệu: "Hãy lắng nghe trẻ", người giáo viên không chỉ có sự nhiệt tình, tận tâm với nghề mà còn phải có tình yêu trẻ thì mới có đủ kiên nhẫn để lắng nghe và hiểu trẻ.

Tuy nhiên đây cũng là vấn đề khó khăn cần phải có sự chỉ đạo sát sao, lắng nghe những phản hồi từ giáo viên trong việc thực hiện khẩu hiệu trên từ ban giám hiệu, sự nhiệt tình hưởng ứng của tập thể giáo viên công nhân viên nhà trường. Có như vậy, khẩu hiệu: "Hãy lắng nghe trẻ" mới trở thành hoạt động thực tiễn trong nhà trường và có ý nghĩa thiết thực.

Chỉ khi chúng ta lắng nghe và hiểu được trẻ, chúng ta mới thực sự xây dựng môi trường trường học thân thiện và môi trường giáo dục phát triển.

Quỳnh Giao mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


Chuot_hoang

Thầy nói, trò nghe...Trò nói, thầy nghe...
Ngày gửi: 4/1/2009 1:30:22 PM

Nếu được như vậy thì trẻ em bây giờ thật là may mắn, sẽ phát huy được những năng khiếu tiềm ẩn, sẽ dạn dĩ hơn, sẽ thích sinh hoạt tập thể hơn và có thể sẽ thích đến lớp học hơn vì nơi đó có cô giáo là "BẠN" của trẻ, biết lắng nghe trẻ "tâm tình"...Nhưng các bậc cha mẹ cũng phải biết "lắng nghe" thì mới được. Nếu không thì trẻ có thể bị lẫn lộn...


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hà Nội: 85% trẻ mầm non đi học được cấp ngân sách (26/3)
 Cơ sở mầm non tư thục:Thiếu đủ thứ (19/3)
 Để “chuẩn giáo viên mầm non” thực sự đi vào cuộc sống (19/3)
 Giáo dục mầm non tư thục và nhóm trẻ gia đình ở TPHCM: Rất nhiều cơ sở không đạt yêu cầu (13/3)
 Khả năng của trẻ 5 tuổi đang bị đánh giá thấp (10/3)
 Khổ như giáo viên mầm non dân lập (9/3)
 Dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020”:Cần làm lại lương cho giáo viên mầm non (3/3)
 Sớm triển khai chương trình giáo dục mầm non mới (2/3)
 Trả lời loạt bài : Về chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (27/2)
 Trao đổi về Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (27/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i