Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non: 4 không
 

Không phải trường nào cũng có cơ sở vật chất đầy đủ cho các cháu.
Trên địa bàn Hà Nội mở rộng, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có tình trạng 4 không.

Đó là không phòng ngủ, không nước, không bếp ăn và khôngnhà vệ sinh! Thiếu về cơ sở vật chất, yếu về chất lượng đội ngũ giáo viên, là cơ chế chính sách và... rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Tất cả những tồn tại đó đãdẫn đến một hệ quả tất yếu là chất lượng phát triển của lớp mầm non tương lai - cả thể và trí lực - đều đang trong tình trạng báo động.

Cơ sở vật chất... thiếu!
Đó là điều đầu tiên thấy được khi bước chân đến các điểm trường trông giữ trẻ mầm non trên địa bàn các huyện. Những căn nhà , những phòng học tạm với mái ngói lợp phi bờ rô xi măng, vật liệu của những năm tám mươi thế kỷ trước vẫn còn đó. Thứ mái lợp này mùa hè hấp nóng, mùa đông thì lạnh vẫn đang từng ngàỵ che mưa, nắng cho các cháu bé tuổi mầm non. Có ai đó trong đoàn công tác của Hội đồng nhân dân thành phố đã phải xuýt xoa thốt lên "Thương các cháu quá! Có về tận nơi mới thấy các cháu thiếu thốn, thiệt thòi nhiều!"

Tại xã Thanh Cao (Thanh Oai)có bảy điểm trường, trong đó có một điểm trung tâm được coi là khang trang nhất, tập trung 170 cháu. Đây là điểm duy nhất trong xã tổ chức cho các cháu ăn tập trung một bữa trưa và bữa quà chiều với chi phí mỗi cháu bốn ngàn năm trăm đồng/ ngày. Mặc dù các tiêu chí khác như khuôn viên, phòng học, nước sạch, nhà bếp, nhà vệ sinh... đều không đạt yêu cầu nhưng đây vẫn là điểm trông trẻ khả dĩ hơn cả của Thanh Cao. Bởi cũng ngay tạiđây, thôn Thanh Thần I có hai lớp với 37 cháu do hai cô đảm nhiệm nuôi dạy. Tại đây, sáng các cháu được gia đình đưa đến, trưa đón về, chiều lại ra trong một ngôi nhà tạm trên khuôn viên đất của đình làng. Ngôi nhà bé tý được xây cất từ vài chục năm về trước, HTX mượn để làm điểm trông giữ trẻ khoảng mười năm nay. Tại đây mọi thứ đều không! Không bếp ăn! Không phòng ngủ! Không nước! và cả không nhà vệ sinh, bởi nằm trên đất đình nên không được xây nhà vệ sinh. Theo cô giáo Nguyễn Thị Liên- Hiệu phó trường mầm non Thanh Cao - để có nước dùng hằng năm, trường thu thêm mỗi cháu năm nghìn đồng rồi vào nhà dân mua nước. Hằng ngày, các cô phân công nhau mang thùng, xô vào các nhà dân chung quanh gánh nước về phục vụ các cháu.

Điều kiện ăn ở thiếu thốn như vậy nên vấn đề ô nhiễm môi trường lại vô cùng tiềm tàng(!). Chỉ cần đẩy cánh cửa sổ ọp ẹp ra là các loại mùi xú uế ùa vào. Ngay sát chân tường cửa sổ là một đống rác thải được đổ dồn sát với mép nước ao, bốc mùi tanh nồng. Vì thế cái khoảng không bé tý dành làm nơi vui chơi, học tập của các cháu cứ phải đóng im ỉm suốt ngày để tránh mùi, mà nào có thoát. Tỷ lệ các cháu đến trường trong độ tuổi bị suy dinh dưỡng được huyện báo cáo là 11,6%. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế điều kiện nuôi dạy thì con số này hẳn chưa thể chính xác(?) bởi có tới 80% các điểm lẻ của huyện không đảm bảo về mọi mặt. Hiện tại Thanh Oai,số trẻ nhà trẻ ra lớp mới chỉ đạt 23,1%, trẻ mẫu giáo ra lớp là 76%. Cùng với đó là việc thiếu 100% các phòng học chức năng, bếp một chiều theo qui chuẩn.

Tương tự như vậy, tại huyện Ba Vì còn thiếu nhiều phòng học, nhiều phòng phải học nhờ, học tạm. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác nuôi dạy trẻ còn thiếu. "Các cháu trong độ tuổi không đến trường không phải vì người dân không có nhu cầu, mà vì cơ sở vật chất quá thiếu thốn. Nhà cửa thì dột nát, tạm bợ, thiếu nước, thiếu sân chơi, nói chung thiếu đủ thứ! Như thế hỏi làm sao người dân có thể yên tâm đưa con em họ đến trường được" Ông Hoàng Thanh Vân- Bí thư Huyện ủy Ba Vì - bức xúc nói. Theo thống kê của Phòng Giáo dục đào tạo Ba Vì, muốn đáp ứng đủ nhu cầu nhà trẻ, hiện tại Ba Vì còn thiếu 500 phòngnhà trẻ và khoảng 84 phòng mẫu giáo. Đây là việc không thể khắc phục trong ngày một ngày hai.

Chất lượng giáo viên... yếu
Theo báo cáo của các huyện thì chất lượng giáo viên mầm nonđạt chuẩn khá cao, thường trên 92%. Tuy nhiên, theo đánh giá, phân tích củanhững người trực tiếp quản lý bộ môn giáo dục mầm non ở các huyện thì vấn đề chất lượng giáo viên cũng đáng báo động. Ngay Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng cũng đã có một lý giải rất xác đáng rằng: "Nguồn gốc của các trường mầm non bán công hiện nay thực chất là các trường mầm nonnông thôn chuyển sang. Mà ở đấy, đội ngũ giáo viên trước đây cơ bản là các bà, các chị xã viên HTX được cử ra trông trẻ ăn công điểm, trả thóc theo vụ, không qua trường lớp, đào tạo về nghiệp vụ giáo dục mầm non". Một cán bộ làm công tác quản lý bộ môn giáo dục mầm non của huyện phàn nàn: "Chúng em vất vả lắm anh ạ! Các cô giáo đa số do xã cử ra làm nhiệm vụ "trông trẻ" nên chưa qua đào tạo. Để chuẩn hóa đội ngũ này, huyện thường tổ chức các lớp tập huấn công tác nghiệp vụ, hay nói một cách khác là truyền thụ những kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Phương thức đào tạo và tiếp thu kiến thức như vậy, anh bảo đào đâu ra chất lượng? Chưa kể đến điều kiện vật chất lại còn thiếu thốn đủ thứ nữa!" Chỉ điểm qua như vậy để thấy rằng, nếu chất lượng đội ngũ giáo viên không được chú trọng nâng cao thì cũng rất khó để có chất lượng học sinh tốt hơn được. Bởi nhiệm vụ chính của các cô hiện nay là trông trẻ ngày hai buổi, tại một địa điểm được bố trí tập trung, với điều kiện vật chất không có gì. Trong hoàn cảnh ấy người được đào tạo, có kiến thức giáo dục đã khó thực hành, chứ đừng nói gì đến người không qua trường lớp.

Giáo dục mầm non, cô cháu cùng khổ
Trên tất cả các điểm trông giữ trẻ mầm non từ Phú Xuyên, Thanh Oai đến Ba Vì, ở đâu cũng bộn bề những khó khăn. Nhìn những khuôn mặt trẻ thơ nhem nhuốc, loay hoay trên những manh chiếu, không đồ chơi, sân chơi, ai cũng xót xa. Nơi nào chính quyền và nhân dân cố gắng lắm hoặc được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm thì các cháu còn có nhà xây sạch sẽ. Còn không, đa số nhà tạm, ọp ẹp, xuống cấp, đồ chơi còn thiếu, nói gì đến bữa ăn. Nhiều nơi các cháu phải chia ca. Mỗi cháu chỉ được đến lớp một nửa ngày, nửa ngày còn lại dành cho các bạn khác. Đặc biệt, có nơi, do mượn hội trường nên nếu đơn vị có việc thì cô và trò đưa nhau lang thang ra ngoài đường cho hết buổi. Có một vấn đề vướng mắc rất khó khăn cho các địa phương trong cơ chế đối với đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay. Đó là việc có một số lượng lớn những người công tác lâu năm trong ngành, hiện nay theo qui định đã đến tuổi nghỉ nhưng lại không đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí. Với các đối tượng này, các huyện dang lúng túng trong việc xử lý.

Theo KT&DT

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nợ "chuẩn trường quốc gia": Nợ khó đòi hay nợ xấu? (27/3)
 Chia sẻ khẩu hiệu: “Hãy lắng nghe trẻ”! (27/3)
 Hà Nội: 85% trẻ mầm non đi học được cấp ngân sách (26/3)
 Cơ sở mầm non tư thục:Thiếu đủ thứ (19/3)
 Để “chuẩn giáo viên mầm non” thực sự đi vào cuộc sống (19/3)
 Giáo dục mầm non tư thục và nhóm trẻ gia đình ở TPHCM: Rất nhiều cơ sở không đạt yêu cầu (13/3)
 Khả năng của trẻ 5 tuổi đang bị đánh giá thấp (10/3)
 Khổ như giáo viên mầm non dân lập (9/3)
 Dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020”:Cần làm lại lương cho giáo viên mầm non (3/3)
 Sớm triển khai chương trình giáo dục mầm non mới (2/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i