Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 34 của thai kỳ
 

SẢN PHỤ
Chuyển dạ giả (xem trang 51) trở nên đều đặn hơn- giống như một cú siết đỉnh tử cung, lan tỏa xuống và rồi dịu đi. Sự khác nhau giữa chuyển dạ giả và chuyển dạ thật là chuyển dạ thật ngày càng kéo dài lâu hơn, đau hơn và không biến mất. Nếu nước ối vỡ, bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

EM BÉ
Tóc trên đầu bé dần dần trở nên dày hơn, mặc dù có lẽ không cùng màu như khi bé lớn lên. Đồng thời bé rụng gần hết lông tơ của mình, nhưng tạo thành một lớp bã nhờn phủ ngoài dày hơn.

Tuyến thượng thận của bé đang tạo ra hoóc-môn steriod (nghĩa là, một chất giống kích thích tố nam kích thích tiết sữa gián tiếp) nhiều hơn của người trưởng thành bình thường cả chục lần, và lớn bằng cỡ tuyến thượng thận của một thiếu niên, sau đó co lại sau khi sinh. Trong khi đó bé sẽ rút can-xi từ cơ thể bạn để tạo ra rất nhiều xương.

Nếu bạn sinh lúc này, con bạn có lẽ sẽ được gọi là trẻ sinh sớm chứ không phải là sinh non. Căn cứ vào mức độ trưởng thành của bào thai để phân biệt, đặc biệt căn cứ vào mức trưởng thành của phổi. Bé sinh sớm phổi đã phát triển đầy đủ và ít cần chăm sóc đặc biệt. Nếu bạn có khả năng sẽ sinh sớm, bác sĩ có thể phải kiểm tra mức trưởng thành của phổi bằng phương pháp chọc ối để kiểm tra mức hoạt tính bề mặt. Bé được sinh ở giai đoạn này thì cũng giống như bé đủ tháng.

VỊ GIÁC
Bây giờ bé có nhiều chồi vị giác hơn ở bất cứ thời điểm nào trong đời mình, và có một số bằng chứng cho thấy bé có thể nhận biết và dần thích những mùi vị từ nước ối, nhất là những mùi vị mà bạn thích và ăn thường xuyên.

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 12.8 in-sơ (32 cm) và bé sẽ nặng khoảng 5 lb (2250g)


NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Người cùng trải nghiệm sinh nở, bác sĩ và nữ hộ sinh của bạn nên có một bản sao về kế hoạch sinh nở của bạn vào tuần này.

Thứ hai.............................................

Thứ ba...............................................

Thứ tư...............................................

Thứ năm...........................................

Thứ sáu............................................

Thứ bảy/ Chủ nhật............................

THEO DÕI THAI NHI

Nếu bạn bị giục sanh, thai sẽ dễ nguy hiểm hơn, hoặc đối với một số bệnh viện, bạn chỉ việc sinh nở, máy theo dõi thai nhi sẽ được sử dùng để theo dõi nhịp tim của bé. Trong lúc co thắt, lượng máu từ nhau đến bé giảm đi một chút, và có thể thấy được chuyện này qua việc nhịp tim của bé chậm lại. Sau mỗi cơn gò, nhịp tim bé trở lại bình thường. Nếu nhịp tim của bé tăng quá nhanh hoặc giảm quá nhanh, cho thấy dấu hiệu thai kiệt sức, giám sát chặt chẽ từng giây một nghĩa là các bác sĩ có thể can thiệp để đảm bảo sinh nở an toàn

THEO DÕI BÊN NGOÀI
Lúc mới chuyển dạ, người ta sẽ cột 2 dây thắt lưng quanh eo bạn, hoặc cột một dây thắt lưng bằmg thun quanh bụng bạn. Hai máy biến năng được cột vào đúng chỗ nhờ mấy dây thắt lưng hay dây thắt eo này, một cái có thiết bị siêu âm để theo dõi nhịp tim bé và máy kia có thiết bị đo áp suất, độ mạnh và độ dài của mỗi cơn gò. Mấy máy biến năng được gắn các sợi dây vô máy để ghi lại nhịp tim của bé và những cơn gò trên một bản in liên tục. Mấy dây thắt lưng không làm khó chịu nhưng bạn có thể bị giới hạn, chỉ có thể nằm trên giường. Khi bạn hoặc bé cử động, các y tá có thể cần phải điều chỉnh dây thắt lưng này.

Trong suốt giai đọan cuối của thai kỳ, y tá cũng có thể theo dõi nhịp tim của bé bằng cách đặt một đầu dò Doppler áp vào bụng của bạn. Ông xã bạn cũng có thể nghe nhịp tim với dụng cụ này.

THEO DÕI BÊN TRONG
Vịệc này có thể được gọi là theo dõi da đầu của thai nhi và chính xác hơn theo dõi bên ngoài. Việc theo dõi này được tiến hành suốt trong lúc chuyển dạ, đặc biệt nếu bạn trong trường hợp nguy cơ cao. Nếu nước ối chưa vỡ, bạn sẽ được chọc màng ối (xem trang 72) và một điện cực nhỏ trên một sợi dây sẽ được luồn qua âm đạo và cổ tử cung để gắn vào đầu bé (hoặc mông nếu bé nằm ngược). Sợi dây điện này được nối với một máy theo dõi và được dán chặt bằng băng keo vào bên trong đùi bạn. Điện cực nhỏ ghi nhận nhịp tim bé và được ghi lại trên một bản in từ máy tính. Sau khi sanh, bé có thể có một vết bầm hoặc vết xước nhỏ ở nơi điện cực gắn vào đầu bé, nhưng vết này sẽ sớm lành lại.

LUÔN KIỂM TRA
Nhiều phụ nữ cảm thấy yên tâm nếu thấy rõ nhịp tim đều đặn của thai nhi. Tuy nhiên những bản in này cần phải được tìm hiểu cẩn thận, vì vậy hãy chắc chắn là y tá sẽ giải thích chúng cho bạn thật thấu đáo.

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 35 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 36 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 37 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 39 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 40 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i