Xã hội
   Phụ huynh Trung Quốc phát cuồng vì sữa ngoại
 

Người ta sẵn sàng chen lấn, xô đổ cả giá xếp đồ để có được những hộp sữa bột như ý. "Chúng tôi sẽ mua thêm nhiều nữa nếu việc vận chuyển dễ dàng hơn, vì nó tốt và rẻ", Zhang Yuhua, một thành viên trong chuyến đi "bão táp" ở Đức, nói.


Không phải túi xách, giầy dép hay trang sức hàng hiệu, mà chính những hộp sữa bột trẻ em mới là mặt hàng được các vị khách Trung Quốc săn lùng nhiều nhất trong mỗi chuyến du lịch nước ngoài. Ảnh: NY Times


Người Trung Quốc tìm mua sữa bột ở mọi nơi họ có thể, miễn là nơi ấy ở bên ngoài lãnh thổ đất nước. Và một cách tất yếu, xu thế này dẫn tới sự thiếu hụt đầu vào ở hàng loạt quốc gia, từ Đức, Hà Lan tới New Zealand. Điều này đồng thời là một lời nhắc nhở về thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng về vấn đề an toàn thực phẩm ở đất nước 1,4 tỷ dân.


Để kiểm soát tình trạng này, nhiều hãng bán lẻ lớn như Boots and Sainsbury's, Anh, đã quyết định yêu cầu các cá nhân không được mua hơn hai hộp sữa mỗi lần, trong khi hải quan Hong Kong phải giới hạn số lượng sữa bột mà mỗi hành khách có thể đem ra ngoài thành phố, với mức phạt lên tới 6.500 USD và hai năm tù cho những người vi phạm.


Nhiều người còn ví von rằng, giới chức Hong Kong giờ đang đối xử với những người buôn bán sữa bột trẻ em trái quy định như một dạng tội phạm nghiêm trọng. Mọi chuyện thậm chí còn bị đẩy lên cao trào khi hải quan ở đặc khu hành chính này đã tuyên bố hồi tháng 4 đã tạm giam 10 người và tịch thu gần 100kg sữa bột trị giá tới 3.500 USD.


Trong khi đó, ở đại lục, giới chức Trung Quốc cũng đang vô cùng đau đầu trước sự quay lưng và "ghẻ lạnh" của người tiêu dùng đối với những nhãn hiệu sữa bột trong nước.


Tháng trước, một cơ quan chính phủ từng tuyên bố sẽ triển khai một cuộc điều tra liên quan tới việc định giá sữa bột trẻ em, với mục đích nhằm vào các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều hãng tin cũng tìm cách đứng về phía "người nhà" bằng cách cho đăng một số bài xã luận về vấn đề này, trong đó bày tỏ hy vọng rằng các thương hiệu sữa bột Trung Quốc sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm của họ để "đánh bật" những doanh nghiệp nước ngoài.


"Mức độ an toàn trong sữa bột đang là vấn đề được các bà bầu và những gia đình có trẻ em quan tâm bậc nhất", Allen Wang, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Babytree.com, diễn đàn trực tuyến dành cho các bậc phụ huynh lớn nhất Trung Quốc, nói.


"Họ thường đặt những câu hỏi đại loại như: 'Cậu có gợi ý gì không?', 'Làm sao để mua được sữa ngoại?' hay 'Cậu có thể mua sữa giúp tôi không?' trong mỗi cuộc đối thoại", ông cho biết.


Tình trạng này bắt đầu xảy ra từ năm 2008, sau khi 6 em bé từ vong và hơn 300.000 em khác đổ bệnh vì những sản phẩm sữa có chứa chất hóa học melamine.


Đáp lại, rất nhiều người Trung Quốc đã chuyển sang mua sữa bột trực tiếp từ nước ngoài, với lập luận rằng không ít nhà phân phối hoặc bán lẻ trong nước thường xuyên thêm các chất phụ gia lạ vào sữa bột rồi dán nhãn "xịn" cho chúng.


Một khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 41% người dân Trung Quốc năm ngoái tin rằng an toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, so với chỉ 12% vào năm 2008.


"Làm sao chúng tôi có thể tin vào những thực phẩm xuất xứ từ trong nước, sau khi chứng kiến hàng loạt các câu chuyện rùng rợn liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm", Tina, sống cở Quảng Châu (thủ phủ tỉnh miền nam Quảng Đông) và là mẹ của một bé gái, nói.


"Không ai có thể buộc tội các bậc cha mẹ chỉ vì họ muốn dành những thứ tốt nhất cho con mình. Điều này không đồng nghĩa với việc chúng tôi không yêu nước, chỉ là chúng tôi không thể liều mình chấp nhận rủi ro", cô nói thêm.


Tina, 28 tuổi, cho biết 80% sữa bột cô dùng đều được gửi từ những người quen ở New Zealand. Cả nhà cô cũng phân công các thành viên mỗi tháng tới Hong Kong một lần để mua tã lót và các đồ dùng khác cho em bé. "Hầu hết các bạn tôi cũng đều nhờ người quen mua hộ sữa ở nước ngoài".


Theo Allen Wang, những cuộc khảo sát gần đây của Babytree.com cho thấy, khoảng hai phần ba các gia đình đại lục có trẻ nhỏ đều sử dụng sữa bột, và những thương hiệu ngoại đang chiếm khoảng 60% thị phần. Theo một thống kê hồi tháng 5 của Beijing News, lượng sữa ngoại được nhập vào Trung Quốc đã lên tới 310.000 tấn vào năm 2009, và tăng lên 528.000 tấn trong năm 2011.


Cầu tăng thì giá cũng tăng. Cả Wang và phiên bản trực tuyến của People's Daily, tờ báo của đảng cộng sản Trung Quốc, đều cho biết mức giá của sữa ngoại nhập được bán ở Trung Quốc đã tăng ít nhất 30% từ năm 2008.


Và bởi thế, nên ngày càng nhiều người Trung Quốc chuyển sang mua sữa trực tiếp từ những người thân quen ở nước ngoài, hoặc thông qua các kênh giao dịch trực tuyến trên Internet.


"Tất cả những bà mẹ tôi biết đều đặt sữa bột ở nước ngoài hoặc mua từ Hong Kong", Zhao Jun, 30 tuổi, một biên tập viên báo mạng, nói.


Bản thân Zhao cũng thường mua sữa cho con qua một người quen trên mạng. "Bình thường tôi hay mua 6 hộp một lần", cô nói.


Zhao cho biết, quy định không được mua quá hai hộp sữa một lần tại các cửa hàng bán lẻ ở Anh đồng nghĩa với việc cô phải trả nhiều hơn cho phụ phí, và không hiểu tại sao các nhà sản xuất nhất định phải duy trì nguyên tắc cứng nhắc đó.


Tuy nhiên, theo ông Andrew Opie, giám đốc thực phẩm của Hiệp hội Bán lẻ Trung Quốc, những quy định đó "được thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất".


Một nhà sản xuất sữa bột của Mỹ, cho biết mặc dù các nhà máy của họ được phân bổ trên khắp thế giới, nhưng vẫn có "những biến động điển hình trong nhu cầu tiêu dùng, như tình trạng vừa diễn ra ở Hong Kong hồi đầu năm nay".


Hiện tại, ở Lung Fung Garden, một khu mua sắm lớn tại Hong Kong, những biển cảnh báo với nội dung "Mua quá hai hộp sữa là phạm pháp" được viết bằng song ngữ Trung - Anh được bày nhan nhản. Không giống các nhà sản xuất, những nhân viên bán hàng tại đây lại tỏ ra khá bức xúc với quy định mới của chính quyền, và than vãn rằng: "Trước đây hàng hết rất nhanh. Tôi nghĩ giới chức nên bỏ cái lệnh cấm này đi", một người đàn ông nói.


Lung Fung Garden giờ này vẫn chật kín những du khách đại lục, ai nấy đều mang trên tay hai hộp sữa bột, trừ một phụ nữ trẻ. Cô quyết cầm theo ba hộp, trị giá 75 USD, và nhét chúng vào một chiếc túi vải màu đen.


Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Năm học 2013-2014: Quá tải học sinh bậc mầm non, tiểu học (13/8)
 Giá sách và đồ dùng học tập ổn định trước thềm năm học mới (13/8)
 Trẻ em tham gia xây dựng chính sách cho trẻ em (13/8)
 Năm học 2013 - 2014, TPHCM xây thêm 8 trường mầm non chuẩn quốc gia (9/8)
 Giáo dục Hà Nội sau 5 năm mở rộng: Chủ động phát triển giáo dục vùng nông thôn (9/8)
 Đến lượt Thái Lan kiểm tra sữa trẻ sơ sinh nhập khẩu (9/8)
 Thị trường đồ chơi trẻ em thiếu “người chơi” (8/8)
 15/8: Học sinh Hà Nội tựu trường (8/8)
 Thực phẩm gây béo phì cho trẻ vẫn thống trị quảng cáo truyền hình (8/8)
 Góp ý sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (7/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i