Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
Tài liệu > Góc mẹ > Kiến thức chuyên khoa gia đình > Sinh học cơ sở > Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 27 của thai kỳ

SẢN PHỤ
Vào cuối thai kỳ lượng cholesterol trong máu tăng lên, nhưng không cần phải lo lắng chuyện này. Cholesterol là một thành tố quan trọng cho nhiều loại hoóc-môn thai nghén do nhau thai sản xuất ra. Những thành tố này bao gồm hoóc-môn giới tính duy trì thai, rất cần thiết cho sự phát triển của ngực và hồi phục tử cung và các cơ trơn khác.

EM BÉ
Vào khoảng tuần này, bé sẽ có cơ hội sống sót 90% nếu bạn sinh non, do đó bé được xem là trong giới hạn của khả năng sinh non.

Tuy nhiên con bạn còn 13 tuần nữa mới đến lúc đủ ngày tháng, và chưa phát triển đầy đủ, do đó nếu bé được sinh ra vào lúc này thì sẽ phải đương đầu với hàng loạt vấn đề. Việc thiếu mỡ nên bé khó giữ ấm cơ thể mình, và phải được nuôi trong lồng ấp. Các phế nang trong phổi bé vẩn chưa có chất thiết yếu để giữ chúng được căng phồng (xem trang 67), nghĩa là con bạn không có khả năng tự thở và sẽ phải được hô hấp nhân tạo. Ngoài ra, chức năng gan của bé chưa tương xứng, não chưa phát triển và hệ miễn dịch còn yếu, khiến cho bé dễ mắc các loại nhiễm trùng mà một đứa bé đủ ngày tháng sẽ vượt qua một cách dễ dàng. Nhưng bé trông gần giống như sinh đủ tháng, dù ốm hơn và nhỏ hơn nhiều.

TRẺ SINH NON
Đứa bé sinh non này sẽ được nuôi trong không khí ấm áp, được bảo vệ trong một lồng ấp. Các điện cực theo dõi nhịp tim và hơi thở của bé và bé nhận dinh dưỡng qua một cái ống.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 9.6 in-sơ (24 cm) và bé sẽ nặng khoảng 2 lb 3 oz (1000g)

 

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Bắt đầu mua tất cả mọi đồ dùng cần thiết cho bé trước khi bụng bạn trở nên quá lớn.

Thứ hai....................................

Thứ ba.....................................

Thứ tư......................................

Thứ năm....................................

Thứ sáu.....................................

Thứ bảy/ Chủ nhật.....................

CHUẨN BỊ SINH TẠI NHÀ

Mặc dù bạn nghĩ mình thích sinh trong một căn phòng nào đó, như là phòng ngủ hoặc phòng khách chẳng hạn, nhưng chỉ có thể biết phòng nào bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi bắt đầu chuyển dạ thực sự. Đây là lý do tại sao nên linh hoạt và chuẩn bị vài phòng để bảo đảm rằng sinh tại nhà là một trải nghiệm đáng làm và diễn ra an toàn và thoải mái.

BẢO HỘ
Bởi vì sẽ có rất nhiều nước ối và máu tuôn ra trong khi sinh, nên bạn sẽ cần bọc giường hoặc ghế dài và sàn nhà xung quanh. Bạn có thể mua số lượng lớn các tấm nhựa từ cửa hàng đồ dùng hoặc cách khác, bạn có thể dùng chăn, khăn trải bàn và màn che buồng tắm cũ. Bạn cũng nên trữ các túi rác nhựa lớn để dọn dẹp dễ dàng hơn.

THOẢI MÁI
Trong phòng ngủ, hãy đảm bảo giường bạn vuông góc với tường để hai bên rộng chỗ cho nữ hộ sinh và ông xã bạn tham gia chăm sóc bạn. Gom nhiều gối và nệm lại càng nhiều càng tốt và, nếu bạn chưa có, hãy mua một cái ghế nệm lớn. Tất cả những thứ này đều vô cùng hữu ích nhằm giúp bạn tìm một tư thế thoải mái trong khi chuyển dạ. Một chiếc ghế dựa cứng để ngồi và ngã người, hoặc một ghế đẩu thấp để ngồi xổm cũng sẽ hữu ích. Để có bầu không khí thoải mái, bạn cũng có thể mở nhạc và thắp vài ngọn nến. Nếu có con lớn, nên nhờ người đến nhà coi chừng giúp, để vợ chồng bạn tập trung vào việc sinh nở của bạn.

NĂNG LƯỢNG
Trong khi chuyển dạ, bạn có thể cần một số thức ăn giàu năng lượng để giúp bạn tiếp tục, vì vậy trữ trong tủ lạnh của mình trước. Nếu việc chuyển dạ của bạn lâu, bạn có thể thấy mình đói lã ruột ngay khi sinh xong. Do đó, một ý tưởng hay, là chuẩn bị bánh xăng-uých để ăn sau đó. Chuẩn bị bữa ăn trước và ướp lạnh chúng, có nghĩa là bạn sẽ không phải lo lắng về thức ăn cho mình và cả nhà trong mấy ngày đầu sau khi sinh.

CÁC YÊU CẦU CỦA NỮ HỘ SINH
Nữ hộ sinh của bạn sẽ đưa cho bạn một danh sách chi tiết về mọi thứ bà ấy cần để đỡ đẻ tại nhà. Những thứ có lẽ sẽ gồm:
• Một cái đèn ngủ đứng để nữ hộ sinh của bạn có thể điều chỉnh để nhìn rõ đáy chậu của bạn
• Một cái bàn nhỏ hoặc khay lớn mà trên đó nữ hộ sinh có thể đặt tất cả dụng cụ của mình.
• Nhiều khăn, khăn mặt, chậu rửa và một số khăn tắm mềm mại và một cái chăn để quấn trẻ sơ sinh.

SẮP XẾP ĐÂU RA ĐÓ
Cất mấy tấm vải lanh sạch, áo ngủ, tấm nhựa và mọi món khác mà bạn có thể chuẩn bị trước trong một thùng lớn. Đặt chúng vào một nơi không bụi cho đến khi cần đến

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 28 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 29 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 30 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 31 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 32 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 33 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 34 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 35 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 36 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 37 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 39 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 40 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i