Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
Tài liệu > Góc mẹ > Kiến thức chuyên khoa gia đình > Sinh học cơ sở > Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 25 của thai kỳ

SẢN PHỤ
Tử cung bạn đã to bằng cỡ một trái bóng, đẩy cơ hoành và những xương sườn phía dưới, làm bao tử dịch chuyển. Cùng với những tác động của hoóc-môn giới tính duy trì thai, làm thức ăn đi qua bao tử lâu tiêu, việc đè ép lên bao tử có nghĩa là bạn có nhiều khả năng trào ngược a-xít vào trong thực quản (dưới cổ họng) và bị chứng ợ chua, đặc biệt là sau khi ăn quá nhiều.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Bạn nên đăng ký trước, hay ít nhất nghiên cứu về các lớp sinh đẻ bây giờ.

Thứ hai......................................

Thứ ba.......................................

Thứ tư........................................

Thứ năm.....................................

Thứ sáu......................................

Thứ bảy/ Chủ nhật.......................

EM BÉ

Bác sĩ sẽ nghe nhịp tim của bé trong mấy tuần kể từ bây giờ, bằng cách sử dụng ống nghe hoặc đầu dò Doppler. Sự biệt hóa giới tính ở bé đã hoàn tất. Ở bé trai, hai tinh hoàn đã tuột xuống vào trong bìu, còn ở bé gái, âm đạo đã hõm sâu vào.

Tuốt trong nướu răng, răng vĩnh viễn của bé đang phát triển thành chồi. Bé khéo léo hơn và có thể cử động ngón tay của mình tạo thành nấm đấm. Việc thuận tay phải hay trái xuất hiện và các nếp gấp trên ngón tay bắt đầu phát triển, tạo nên dấu vân tay độc nhất của riêng bé. Bây giờ bé sẽ đi vào nề nếp ngủ và hoạt động hàng ngày. Những cú đạp và thụi của bé sẽ cho bạn biết khi nào bé hoạt động nhất, thông thường là khi bạn đang nghỉ ngơi!

CHẠM VÀO NGÓN CHÂN
Khi con bạn trở nên khéo léo hơn, bé sẽ có thể sờ và nắm bàn chân mình. Có lẽ bé đã thể hiện việc thuận tay phải hay trái rồi.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 8.8 in-sơ (22 cm) và bé sẽ nặng khoảng 1 lb 8 oz (700g)

 

CHUẨN BỊ PHÒNG CHO BÉ
Trong mấy tuần đầu, con bạn có thể ngủ trong nôi hoặc nôi mây ở phòng của bạn. Điều này sẽ thuận tiện hơn đối với chuyện bé bú đêm thường xuyên, đó cũng là gợi ý cho việc phòng tránh tình trạng SIDS (xem trang 52). Tuy nhiên, sớm muộn gì, con bạn nên có phòng riêng để ngủ và đó là nơi để tất cả quần áo và vật dụng liên quan của bé.

Đa số mọi người sẽ chuẩn bị phòng dành cho bé với ý định rằng bé sẽ ‘sống' ở đó ít nhất mấy năm. Vì lý do này, cần phải trang trí phòng dành cho trẻ theo kiểu phù hợp khi bé tới tuổi chập chững và tuổi mẫu giáo. Nghiên cứu cho thấy các bé thích màu đậm, cơ bản và những hình dạng đặc trưng vì các bé có thể tập trung chú ý vào những thứ này tốt hơn là những hình dạng có màu sắc lợt lạt, không rõ ràng. Hãy mua những món đồ treo trang trí có nhạc hoặc hình dáng thú vị để treo lơ lửng trên nôi bé, và những bức hình lớn in hình động vật hoặc các nhân vật hoạt hình yêu thích để dán lên tường.

Để đảm bảo phòng bé an toàn, hãy lắp mọi ổ cắm điện bằng một nắp an toàn và đảm bảo lò sưởi phải được che bằng dụng cụ bảo vệ.

YẾU TỐ CẦN THIẾT
Trong phòng của bé cần có một cái bàn thay tã cao ngang thắt lưng có ngăn kéo để cất tã lót, khăn lau và các sản phẩm vệ sinh khác. Bạn cũng sẽ cần mấy ngăn kéo hoặc tủ cất quần áo cho bé, và kệ hoặc thùng lớn để cất đồ chơi và, sau này là sách truyện. Khi cho bú đêm, có công tắc dèn hoặc công tắc chỉnh độ sáng đèn, cũng như một cái ghế bập bênh thoải mái để bạn có thể cho bú là một ý tưởng hay. Hãy mua một cái máy theo dõi bé, và bảo đảm phòng của bé ấm áp vừa phải ( khoảng 68oF hoặc 200C ), thông thoáng và yên tĩnh.

AN TOÀN TRÊN HẾT
Bài trí đồ dùng và trang trí cẩn thận sẽ làm cho việc chăm sóc bé an toàn và bớt mệt mỏi hơn. Mọi thứ nên trong tầm tay đối với bố mẹ, nhưng ngoài phạm vi nguy hiểm đối với bé.

TỪNG BƯỚC MỘT
Việc trang trí phòng của bé nên làm từ từ trong suốt thời gian mang thai, chớ không phải để mọi việc đến mấy tuần cuối, khi đó bạn sẽ dễ dàng mệt mỏi.

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 26 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 27 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 28 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 29 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 30 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 31 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 32 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 33 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 34 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 35 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 36 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 37 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 39 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 40 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 41 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 42 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i